Thị trường bất động sản lao dốc, dự án chậm triển khai theo đúng cam kết khiến nhiều nhà đầu tư không thể kiên nhẫn hơn. Vì vậy, tình trạng xin rút vốn xuất hiện ngày càng nhiều.
Giao tiền cho chủ đầu tư cả vài năm nhưng tiến độ dự án vẫn tiếp tục ì ạch, cộng với tình trạng sụt giảm mạnh về giá trên các phân khúc đã khiến nhiều khách hàng tìm mọi cách để xin rút vốn khỏi dự án với nhiều cách thức khác nhau.
Đơn cử như tại Dự án Hanoi Times Tower (Hà Đông, Hà Nội), hàng trăm khách hàng đã âm ỉ đòi tiền chủ đầu tư từ nhiều tháng nay. Nguyên nhân chính là khách hàng đã nộp tiền góp vốn từ năm 2010 nhưng cho đến 9/2012 dự án vẫn chưa xây dựng xong tầng hầm.
Tại dự án 52 Lĩnh Nam, hàng chục nhà đầu tư tập trung tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Nhiều khách hàng tỏ ý muốn rút tiền khi nhận thấy dự án đáng lẽ đến nay đã bàn giao nhà nhưng hiện vẫn chưa xây thô xong. Theo chủ đầu tư, phải đến cuối 2013 mới có thể bàn giao được.
Dự án Mekong Plaza nằm tại khu đô thị Geleximco do Mekong Land làm chủ đầu tư, hiện cũng đang gặp phải hiện tượng nhiều khách hàng đòi rút tiền. Nhiều khách hàng đã tới sàn giao dịch BĐS thuộc CEN Group để xin rút vốn và thanh lý hợp đồng do dự án này đã chậm tiến độ quá lâu so với hợp đồng ký kết.
Có thể thấy, việc khách hàng xin rút vốn tại các dự án đều xuất phát từ một nguyên nhân đó là dự án chậm tiến độ. Điều này là vi phạm các điều khoản cam kết trong hợp đồng. Song phần lớn việc xin được rút vốn khỏi dự án là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư dự án bất động sản hiện giờ đều không có đủ tài chính để đáp ứng các đòi hỏi của khách hàng.
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản quá khó khăn, giá nhà xuống sâu, bên cạnh đó hiện lượng cung nhà có thể ở ngay được cũng khá nhiều lại có giá phù hợp. Do đó, nhiều khách hàng chấp nhận rút tiền về, một phần lo sợ giá nhà sẽ xuống tiếp sẽ bị lỗ, hoặc dùng tiền để đầu tư vào dự án khác an toàn hơn.
Trước thực trạng rút vốn ngày càng leo thang tại hầu hết các dự án bất động sản đang còn dở dang, tiến độ không đảm bảo. Cùng với bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn về đầu ra, dòng tiền mặt cạn kiệt khiến nhiều dự án đã tạm dừng khá lâu, đến nay sẽ có nguy cơ dừng triển khai tiếp.
Đại diện công ty tư vấn bất động sản Coldwell Banker Việt Nam cho rằng, hiện khách hàng đang mất niềm tin vào thị trường, chủ đầu tư. Khi niềm tin đối với thị trường không có thì sẽ khó tìm được người mua.
Theo ông Nguyễn Thế Lữ - Louis Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM), việc khách hàng mất lòng tin vào các chủ đầu tư là có thật. Khi uy tín của chủ đầu tư bị mất đi, khách hàng sẽ không quay trở lại. Chủ đầu tư vì thế cũng khó lấy lại uy tín.
Đây là bài học mà thị trường đang phát triển cần rút kinh nghiệm cho mình. Bởi trên thực tế, các dự án bất động sản lớn của nước ngoài khi họ muốn làm ăn lâu dài thì đều phải gây dựng niềm tin cho khách hàng trước tiên.
Đơn cử như tại Dự án Hanoi Times Tower (Hà Đông, Hà Nội), hàng trăm khách hàng đã âm ỉ đòi tiền chủ đầu tư từ nhiều tháng nay. Nguyên nhân chính là khách hàng đã nộp tiền góp vốn từ năm 2010 nhưng cho đến 9/2012 dự án vẫn chưa xây dựng xong tầng hầm.
Tại dự án 52 Lĩnh Nam, hàng chục nhà đầu tư tập trung tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Nhiều khách hàng tỏ ý muốn rút tiền khi nhận thấy dự án đáng lẽ đến nay đã bàn giao nhà nhưng hiện vẫn chưa xây thô xong. Theo chủ đầu tư, phải đến cuối 2013 mới có thể bàn giao được.
Dự án Mekong Plaza nằm tại khu đô thị Geleximco do Mekong Land làm chủ đầu tư, hiện cũng đang gặp phải hiện tượng nhiều khách hàng đòi rút tiền. Nhiều khách hàng đã tới sàn giao dịch BĐS thuộc CEN Group để xin rút vốn và thanh lý hợp đồng do dự án này đã chậm tiến độ quá lâu so với hợp đồng ký kết.
Có thể thấy, việc khách hàng xin rút vốn tại các dự án đều xuất phát từ một nguyên nhân đó là dự án chậm tiến độ. Điều này là vi phạm các điều khoản cam kết trong hợp đồng. Song phần lớn việc xin được rút vốn khỏi dự án là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư dự án bất động sản hiện giờ đều không có đủ tài chính để đáp ứng các đòi hỏi của khách hàng.
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản quá khó khăn, giá nhà xuống sâu, bên cạnh đó hiện lượng cung nhà có thể ở ngay được cũng khá nhiều lại có giá phù hợp. Do đó, nhiều khách hàng chấp nhận rút tiền về, một phần lo sợ giá nhà sẽ xuống tiếp sẽ bị lỗ, hoặc dùng tiền để đầu tư vào dự án khác an toàn hơn.
Trước thực trạng rút vốn ngày càng leo thang tại hầu hết các dự án bất động sản đang còn dở dang, tiến độ không đảm bảo. Cùng với bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn về đầu ra, dòng tiền mặt cạn kiệt khiến nhiều dự án đã tạm dừng khá lâu, đến nay sẽ có nguy cơ dừng triển khai tiếp.
Đại diện công ty tư vấn bất động sản Coldwell Banker Việt Nam cho rằng, hiện khách hàng đang mất niềm tin vào thị trường, chủ đầu tư. Khi niềm tin đối với thị trường không có thì sẽ khó tìm được người mua.
Theo ông Nguyễn Thế Lữ - Louis Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM), việc khách hàng mất lòng tin vào các chủ đầu tư là có thật. Khi uy tín của chủ đầu tư bị mất đi, khách hàng sẽ không quay trở lại. Chủ đầu tư vì thế cũng khó lấy lại uy tín.
Đây là bài học mà thị trường đang phát triển cần rút kinh nghiệm cho mình. Bởi trên thực tế, các dự án bất động sản lớn của nước ngoài khi họ muốn làm ăn lâu dài thì đều phải gây dựng niềm tin cho khách hàng trước tiên.
Theo VnMedia