• Cần thu hồi và chia lại đất nông nghiệp đối với ai?

    Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa, đất trồng màu (đỗ, đậu phộng-lạc, vừng, rau, ngô…), đất ruộng, đất cánh đồng, đất bãi sông và cả các ao, hồ, đầm…
    Đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình cá nhân canh tác ổn định, lâu dài 20 năm, trên cơ sở Nghị quyết số 10, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị (bà con nông dân vẫn thường gọi vắn tắt là khoán 10) và Nghị định số 64-CP, ngày 27/9/1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý đất nông nghiệp.

    Một góc cánh đồng trồng màu manh mún, chắp vá cần được quy hoạch canh tác theo cánh đồng mẫu lớn

    Nếu lấy mốc thời gian Nghị định 64 (từ năm 1993), đến năm 2013 tới vừa tròn 20 năm. Có người không hiểu Luật đất đai, lại lầm tưởng đến năm 2013 hết hạn 20 năm, sẽ thu hồi, chia lại ruộng. Song, sự thật theo đúng Luật đất đai hiện hành, khi hết hạn thì gia hạn thời gian sử dụng đất, chứ chưa có chuyện thu hồi để chia lại ruộng nông nghiệp.

    Tuy nhiên trên thực tế có tỉnh, huyện, xã, địa phương đang tồn tại các trường hợp lợi dụng khoán 10, các hộ gia đình cán bộ nông dân (từ trưởng thôn đến cán bộ địa chính xã trở lên), được chia nhiều ruộng đất hơn những hộ gia đình nông dân thường (nhưng rất “tinh vi”, vì diện tích ghi trong sổ sách chia đất vẫn nhỏ hơn diện tích ngoài thực địa, hoặc diện tích đất được chia nhiều hơn này, trong sổ sách vẫn núp dưới danh nghĩa là đất “dự trữ” chung của địa phương…). Thậm chí cả họ hàng nhà cán bộ nông dân cũng được chia thêm ruộng đất. Trong khi đó đối với những hộ nông dân khác, đẻ con (thuộc diện sinh đẻ có kế hoạch) sau năm 1993, cũng không được bổ sung ruộng đất. Thật là bất công, mất công bằng. Và tình trạng này cũng là một hình thức tham nhũng lớn về đất nông nghiệp, đang hoành hành ở nông thôn nước ta. Người viết bài này được biết, có thành phố chỉ trong 1 xã, thuộc 1 huyện ngoại thành (không tiện nêu tên cụ thể) hiện nay, đang tích trữ, “dự trữ” chung tới 60 ha đất nông nghiệp, theo sổ sách 60 ha đất này chưa chia cho ai?

    Nhằm khắc phục tình trạng bất công bằng, tham nhũng ruộng đất “tinh vi” nêu trên, nhân cơ hội sửa Luật đất đai lần này, cộng với cuộc vận động bà con nông dân tích tụ ruộng đất, liên kết với nhau, tổ chức canh tác thành những cánh đồng mẫu lớn (CĐML), rộng 50 ha trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về diện tích CĐML, để đáp ứng yêu cầu canh tác hiện đại, hội nhập kinh tế thương mại WTO); kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp bách chỉ đạo, thành lập những Đội đo ruộng đất (có thành phần của Sở Nông nghiệp địa phương, đại diện Chi bộ Đảng, Ban mặt trận Tổ quốc, nông dân sở tại, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia) thực hiện kiểm kê, đo đạc lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện tại (thuộc từng địa bàn, lãnh thổ).

    Đồng thời, tiến hành cắm-đóng cọc mốc giới quy hoạch những CĐML trên thực địa, thuộc quy hoạch tổng thể bất di bất dịch-ổn định lâu dài trong 3,8 triệu ha đất trồng lúa, trong phạm vi cả nước. Và những CĐML trồng màu (ngoài 3,8 triệu ha đất trồng lúa). Kèm theo bản đồ và lập sổ sách mới (để đối chiếu với sổ sách cũ của xã), phát tờ khai (cho các hộ gia đình nông dân tự kê khai) chi tiết, cụ thể diện tích từng thửa ruộng, thuộc từng người chủ thửa... nằm trong mốc giới quy hoạch các CĐML.

    Đặc biệt ngoài phần tờ khai, sổ sách ra, trong đợt kiểm kê đất lần này đề nghị cần phải cắm biển đề tên từng chủ thửa (kèm theo diện tích cụ thể), trên từng thửa đất (khoanh theo bờ, vùng) tại thực địa-hiện trường (làm giống như hồi cải cách ruộng đất năm xưa). Để biết chủ hộ cá nhân nào nhiều đất? Chủ hộ cá nhân nào ít đất? Chủ hộ nào đã chết? Thửa đất nào thuộc diện đất “dự chữ” chung của địa phương? Thửa đất nào vô chủ?...

    Trên cơ sở đó, kiến nghị sửa Luật đất đai theo nguyên tắc tuyệt đối không thu hồi, mà chỉ gia hạn sử dụng đất trồng lúa, đất nông nghiệp thuần tuý, ổn định lâu dài (không nằm trong quy hoạch chuyển đổi sang đất thổ cư, đất phi nông nghiệp)-đối với những hộ gia đình nông dân chân chính.

    Riêng đối với những thửa đất “dự trữ” chung và nhân khẩu các hộ gia đình cán bộ nông dân nào (kể cả các hộ họ hàng), đang có nhiều ruộng đất so với các hộ nông dân khác (tính tương ứng với thực tế, điều kiện diện tích đất nông nghiệp hiện tại của từng tỉnh, từng địa phương cụ thể), thì cần phải trưng dụng (những thửa đất dự trữ) và quyết định thu hồi bớt (của những hộ nhiều đất), để chia thêm cho những hộ nông dân khác, nhất là những hộ gia đình liệt sỹ, thương binh, những hộ sinh thêm con (thuộc diện sinh đẻ có kế hoạch) sau năm 1993.

    Đối với những chủ hộ đã chết, nhưng tồn tại ruộng, mà trong gia đình không có người làm nông nghiệp thừa kế, thì cũng nên thu hồi lại ruộng đất. Còn, nhất định sẽ phát sinh những thửa ruộng đất vô chủ-vô thừa nhận (do có chủ đất mà không dám nhận, vì sợ mang tai mang tiếng là “ăn” nhiều đất…) thì đương nhiên phải thu hồi để cập nhật, bổ sung thêm vào quỹ đất nông nghiệp hiện nay.
    Theo Tầm nhìn
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê