Tổng Thanh tra Chính phủ mới ký kết luận thanh tra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở.
Theo bản kết luận này thì còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách nhà ở thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng như việc chậm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án phát triển và quản lý quỹ nhà ở xã hội, chưa quản lý và thống kê được quỹ đất dành cho phát triển nhà xã hội trên phạm vi cả nước...
Đáng chú ý là các dự án về nhà ở cho sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp, chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ so với quy hoạch, không đạt được mục tiêu đáp ứng chỗ ở cho 200.000 sinh viên vào quý II/2011.
Theo số liệu tổng hợp của 8 chủ đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên đến 30.11.2011 tại Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An... nguồn vốn trái phiếu chính phủ đã cấp 2.405 tỉ đồng nhưng các dự án này đang xây dựng dở dang chưa đưa được sinh viên vào ở theo kế hoạch được phê duyệt. Nguyên nhân của tồn tại này được xác định là do đầu tư dàn trải.
Về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp có 27 dự án đã được khởi công xây dựng với quy mô đáp ứng khoảng 139.800 lao động, diện tích sàn khoảng 866.600m2 với tổng mức đầu tư khoảng 3.015 tỉ đồng đạt 54% so với dự kiến. Tuy nhiên mới chỉ có 9 dự án đưa vào sử dụng đáp ứng chỗ ở cho 27.800 người lao động.
Về nhà ở cho người thu nhập thấp cũng ở trong tình trạng tương tự, đã có 42 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng, tổng diện tích sàn 907.000m2... được khởi công, tuy nhiên tỉ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 1%.
Về đối tượng được thuê, mua nhà ở thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đã có thông tư hướng dẫn cụ thể nhưng UBND TP. Hà Nội lại ban hành quyết định quy định đối tượng được mua “thành phần gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại các quận, phường” là chưa hợp lý vì điều kiện để nhập hộ khẩu Hà Nội phải có nhà ở, phần lớn các đối tượng có nhu cầu mua nhà chỉ có hộ khẩu tạm trú.
Ngoài ra theo TTCP, Bộ Xây dựng chậm thẩm định quy hoạch các cụm, tuyến dân cư, nhà ở của UBND các tỉnh theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chậm hướng dẫn một số cơ chế chính sách, cơ chế tài chính của chương trình cho các địa phương và tiến độ thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chậm thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra, kết luận những tồn tại trong việc thực hiện các chương trình, dự án trên...
Từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, tồn tại trên. Đồng thời có ý kiến với UBND TP. Hà Nội sửa quy định về đối tượng được mua nhà ở thu nhập thấp như nêu trên.
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định đối với các dự án nhà ở sinh viên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vốn đầu tư để hoàn thiện các dự án dở dang, giải quyết chỗ ở cho 200.000 sinh viên theo quyết định của Thủ tướng.
Đáng chú ý là các dự án về nhà ở cho sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp, chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ so với quy hoạch, không đạt được mục tiêu đáp ứng chỗ ở cho 200.000 sinh viên vào quý II/2011.
Gia đình công nhân ở trọ tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Theo số liệu tổng hợp của 8 chủ đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên đến 30.11.2011 tại Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An... nguồn vốn trái phiếu chính phủ đã cấp 2.405 tỉ đồng nhưng các dự án này đang xây dựng dở dang chưa đưa được sinh viên vào ở theo kế hoạch được phê duyệt. Nguyên nhân của tồn tại này được xác định là do đầu tư dàn trải.
Về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp có 27 dự án đã được khởi công xây dựng với quy mô đáp ứng khoảng 139.800 lao động, diện tích sàn khoảng 866.600m2 với tổng mức đầu tư khoảng 3.015 tỉ đồng đạt 54% so với dự kiến. Tuy nhiên mới chỉ có 9 dự án đưa vào sử dụng đáp ứng chỗ ở cho 27.800 người lao động.
Về nhà ở cho người thu nhập thấp cũng ở trong tình trạng tương tự, đã có 42 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng, tổng diện tích sàn 907.000m2... được khởi công, tuy nhiên tỉ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 1%.
Về đối tượng được thuê, mua nhà ở thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đã có thông tư hướng dẫn cụ thể nhưng UBND TP. Hà Nội lại ban hành quyết định quy định đối tượng được mua “thành phần gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại các quận, phường” là chưa hợp lý vì điều kiện để nhập hộ khẩu Hà Nội phải có nhà ở, phần lớn các đối tượng có nhu cầu mua nhà chỉ có hộ khẩu tạm trú.
Ngoài ra theo TTCP, Bộ Xây dựng chậm thẩm định quy hoạch các cụm, tuyến dân cư, nhà ở của UBND các tỉnh theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chậm hướng dẫn một số cơ chế chính sách, cơ chế tài chính của chương trình cho các địa phương và tiến độ thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chậm thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra, kết luận những tồn tại trong việc thực hiện các chương trình, dự án trên...
Từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, tồn tại trên. Đồng thời có ý kiến với UBND TP. Hà Nội sửa quy định về đối tượng được mua nhà ở thu nhập thấp như nêu trên.
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định đối với các dự án nhà ở sinh viên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vốn đầu tư để hoàn thiện các dự án dở dang, giải quyết chỗ ở cho 200.000 sinh viên theo quyết định của Thủ tướng.
Theo Lao động