Dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, theo kế hoạch sẽ chạy thử vào tháng 9-2015 và đi vào hoạt động sau 3 tháng. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ vừa yêu cầu TP Hà Nội tăng tốc công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và hoàn thành dứt điểm trong quý I-2014. Bộ GTVT, chủ đầu tư tích cực phối hợp với địa phương bố trí nguồn vốn phục vụ GPMB, di chuyển công trình ngầm, nổi và tăng cường lực lượng thi công, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được gấp rút xây dựng.
Nhiều gói thầu bị chậm tiến độ
Tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dài trên 13km, đi qua địa bàn quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông. Đây là một trong 8 tuyến ĐSĐT của TP Hà Nội, có năng lực vận chuyển trên 1 triệu người/ngày, tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/h, thời gian 24 phút/chiều. Đại diện Cục Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư cho biết, dự án thi công từ tháng 4-2010, thời gian thực hiện 65 tháng. Theo kế hoạch ban đầu sẽ chạy thử từ tháng 9-2015 và khai thác từ tháng 12-2015. Tuy nhiên đến nay, do các hạng mục GPMB bị chậm từ 3 đến 8 tháng, nên tiến độ tổng thể chung của dự án sẽ phải kéo dài tương ứng. Hà Nội mới bàn giao được khoảng 70% khối lượng GPMB, tương đương 9 trên tổng số 13km chính tuyến và 0,9km trên 1,7km đường nhánh ra vào khu đề pô (trạm sửa chữa, bảo dưỡng); riêng 23ha khu trung tâm đề pô tại phường Phú Lương (quận Hà Đông) đã cơ bản hoàn thành. Các đoạn tuyến còn vướng mặt bằng gồm nhà ga Cát Linh, đoạn tuyến La Thành - Thái Hà - đường Láng - Đại học Quốc gia Hà Nội vướng đường điện 110kV, khu dân cư thuộc phường Thịnh Quang, chợ tạm Ngã Tư Sở và khu dân cư thuộc phường Thượng Đình quận Thanh Xuân; đoạn Ba La - bến xe Yên Nghĩa vướng đường ống cấp nước đường kính 500mm và đất đai, nhà ở của các hộ dân thuộc phường Phú La, Yên Nghĩa (quận Hà Đông); 0,8km cuối tuyến nhánh ra vào khu đề pô vướng đất đai, nhà ở của các hộ dân và nghĩa trang Vân Nội thuộc phường Phú Lương (quận Hà Đông). Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là khu vực nhà ga Cát Linh.
Tới nay, nhà thầu đã hoàn thành 279/434 trụ cầu khu gian và 70/112 trụ của nhà ga. Chủ đầu tư đang chờ kết quả đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp đoàn tàu. Tiến độ dự án không chỉ chậm trong khâu GPMB mà công tác đào tạo, chuẩn bị nhân lực quản lý, vận hành cũng khó khăn khi Hà Nội chưa thành lập được Công ty ĐSĐT.
Tháng 9-2015, tiến hành chạy thử
Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho dự án, vừa qua Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra hiện trường. Báo cáo về vướng mắc GPMB khu vực nhà ga Cát Linh, đại diện UBND quận Đống Đa cho biết, khu vực này liên quan đến 80 hộ dân thuộc hai phường Cát Linh và Ô Chợ Dừa. Địa phương đang điều tra, lên phương án. Đợt 1 đã được bàn giao cho chủ đầu tư, đang triển khai đợt 2, song hết sức khó khăn. Với 5ha còn vướng liên quan đến khu vực đường dẫn khu đề pô, UBND quận Hà Đông cam kết sẽ tập trung giải quyết để trong tháng 2-2014 bàn giao toàn bộ mặt bằng. Đối với việc di chuyển các công trình ngầm, nổi, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định đến ngày 20-1 sẽ hoàn thành việc đấu tạm đường dây điện 110kV, việc chặt hạ cây xanh phụ thuộc vào bàn giao mốc giới của chủ đầu tư. Riêng đường ống cấp nước đường kính 500mm, có thể hoàn thành sau 1 tháng kể từ khi chủ đầu tư triển khai xây dựng tuyến đường tránh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, tiến độ của dự án đã chậm gần 1 năm so với dự tính ban đầu, không thể để chậm thêm nữa; đồng thời yêu cầu đến tháng 9-2015, đưa dự án vào chạy thử và tháng 12-2015, đưa vào khai thác. Để đạt mục tiêu này, các cơ quan liên quan của Hà Nội phải linh hoạt, tập trung cho công tác vận động, đền bù hỗ trợ, bố trí tạm cư, tái định cư cho người dân. UBND thành phố tổ chức giao ban thường xuyên với chủ đầu tư, chính quyền cơ sở để kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Một số điểm tồn tại phải quyết liệt tháo gỡ như khu vực nhà ga Cát Linh, cuối tháng 3-2014 phải xong GPMB; các điểm khác hoàn thành trong tháng 1 và 2-2014. Chủ đầu tư cần chỉ đạo nhà thầu tăng cường lực lượng thi công, bảo đảm chất lượng, kể cả mặt bằng bàn giao "xôi đỗ" vẫn phải tận dụng triển khai. Đặc biệt, với những khu vực quyết định tiến độ của dự án như ga Cát Linh, phải xác định không có thời gian nghỉ Tết. Về vốn phục vụ công tác GPMB, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm đề xuất với Chính phủ cho phép sử dụng trong gói 20.000 tỷ đồng mới được Quốc hội bổ sung vừa qua. Việc sớm thành lập cơ quan quản lý và vận hành hệ thống này là cần thiết, Phó Thủ tướng lưu ý cân nhắc khả năng tận dụng nguồn lao động và tay nghề sẵn có của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và Đường sắt Việt Nam để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ nhằm giảm chi phí.
Tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dài trên 13km, đi qua địa bàn quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông. Đây là một trong 8 tuyến ĐSĐT của TP Hà Nội, có năng lực vận chuyển trên 1 triệu người/ngày, tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/h, thời gian 24 phút/chiều. Đại diện Cục Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư cho biết, dự án thi công từ tháng 4-2010, thời gian thực hiện 65 tháng. Theo kế hoạch ban đầu sẽ chạy thử từ tháng 9-2015 và khai thác từ tháng 12-2015. Tuy nhiên đến nay, do các hạng mục GPMB bị chậm từ 3 đến 8 tháng, nên tiến độ tổng thể chung của dự án sẽ phải kéo dài tương ứng. Hà Nội mới bàn giao được khoảng 70% khối lượng GPMB, tương đương 9 trên tổng số 13km chính tuyến và 0,9km trên 1,7km đường nhánh ra vào khu đề pô (trạm sửa chữa, bảo dưỡng); riêng 23ha khu trung tâm đề pô tại phường Phú Lương (quận Hà Đông) đã cơ bản hoàn thành. Các đoạn tuyến còn vướng mặt bằng gồm nhà ga Cát Linh, đoạn tuyến La Thành - Thái Hà - đường Láng - Đại học Quốc gia Hà Nội vướng đường điện 110kV, khu dân cư thuộc phường Thịnh Quang, chợ tạm Ngã Tư Sở và khu dân cư thuộc phường Thượng Đình quận Thanh Xuân; đoạn Ba La - bến xe Yên Nghĩa vướng đường ống cấp nước đường kính 500mm và đất đai, nhà ở của các hộ dân thuộc phường Phú La, Yên Nghĩa (quận Hà Đông); 0,8km cuối tuyến nhánh ra vào khu đề pô vướng đất đai, nhà ở của các hộ dân và nghĩa trang Vân Nội thuộc phường Phú Lương (quận Hà Đông). Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là khu vực nhà ga Cát Linh.
Tới nay, nhà thầu đã hoàn thành 279/434 trụ cầu khu gian và 70/112 trụ của nhà ga. Chủ đầu tư đang chờ kết quả đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp đoàn tàu. Tiến độ dự án không chỉ chậm trong khâu GPMB mà công tác đào tạo, chuẩn bị nhân lực quản lý, vận hành cũng khó khăn khi Hà Nội chưa thành lập được Công ty ĐSĐT.
Tháng 9-2015, tiến hành chạy thử
Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho dự án, vừa qua Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra hiện trường. Báo cáo về vướng mắc GPMB khu vực nhà ga Cát Linh, đại diện UBND quận Đống Đa cho biết, khu vực này liên quan đến 80 hộ dân thuộc hai phường Cát Linh và Ô Chợ Dừa. Địa phương đang điều tra, lên phương án. Đợt 1 đã được bàn giao cho chủ đầu tư, đang triển khai đợt 2, song hết sức khó khăn. Với 5ha còn vướng liên quan đến khu vực đường dẫn khu đề pô, UBND quận Hà Đông cam kết sẽ tập trung giải quyết để trong tháng 2-2014 bàn giao toàn bộ mặt bằng. Đối với việc di chuyển các công trình ngầm, nổi, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định đến ngày 20-1 sẽ hoàn thành việc đấu tạm đường dây điện 110kV, việc chặt hạ cây xanh phụ thuộc vào bàn giao mốc giới của chủ đầu tư. Riêng đường ống cấp nước đường kính 500mm, có thể hoàn thành sau 1 tháng kể từ khi chủ đầu tư triển khai xây dựng tuyến đường tránh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, tiến độ của dự án đã chậm gần 1 năm so với dự tính ban đầu, không thể để chậm thêm nữa; đồng thời yêu cầu đến tháng 9-2015, đưa dự án vào chạy thử và tháng 12-2015, đưa vào khai thác. Để đạt mục tiêu này, các cơ quan liên quan của Hà Nội phải linh hoạt, tập trung cho công tác vận động, đền bù hỗ trợ, bố trí tạm cư, tái định cư cho người dân. UBND thành phố tổ chức giao ban thường xuyên với chủ đầu tư, chính quyền cơ sở để kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Một số điểm tồn tại phải quyết liệt tháo gỡ như khu vực nhà ga Cát Linh, cuối tháng 3-2014 phải xong GPMB; các điểm khác hoàn thành trong tháng 1 và 2-2014. Chủ đầu tư cần chỉ đạo nhà thầu tăng cường lực lượng thi công, bảo đảm chất lượng, kể cả mặt bằng bàn giao "xôi đỗ" vẫn phải tận dụng triển khai. Đặc biệt, với những khu vực quyết định tiến độ của dự án như ga Cát Linh, phải xác định không có thời gian nghỉ Tết. Về vốn phục vụ công tác GPMB, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm đề xuất với Chính phủ cho phép sử dụng trong gói 20.000 tỷ đồng mới được Quốc hội bổ sung vừa qua. Việc sớm thành lập cơ quan quản lý và vận hành hệ thống này là cần thiết, Phó Thủ tướng lưu ý cân nhắc khả năng tận dụng nguồn lao động và tay nghề sẵn có của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và Đường sắt Việt Nam để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ nhằm giảm chi phí.
Đề nghị bố trí đủ vốn phục vụ GPMB trước Tết Giáp Ngọ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết, Hà Nội cam kết với Chính phủ sẽ đôn đốc các sở, ngành và địa phương liên quan bảo đảm tiến độ GPMB điều chỉnh như đã thống nhất với Bộ GTVT. Trong quý I-2014, thành phố hoàn thành việc thành lập Công ty ĐSĐT Hà Nội để có kế hoạch đào tạo nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận và vận hành hệ thống sau này; đồng thời đề nghị Bộ GTVT và chủ đầu tư bố trí đủ nguồn vốn cho địa phương để phục vụ công tác GPMB ngay trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. |
Theo Hà Nội Mới