Quy hoạch phương hướng tổ chức không gian phát triển TP.HCM là một phần quan trọng trong Quyết định số 2631/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng ban hành về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến 2020, tầm nhìn đến 2025.
Theo đó, TP.HCM sẽ mở rộng và phát triển theo các 4 hướng. Hướng chính phía Đông có hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và phát triển đô thị dọc tuyến xa lộ Hà Nội. Hướng chính phía Nam có hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp. Hướng phụ phía Tây Bắc phát triển theo tuyến quốc lộ 22 và hướng phụ phía Tây, Tây Nam lấy hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh.
Quy hoạch phân thành phố ra 6 vùng phát triển, gồm vùng phát triển đô thị (13 quận nội thành hiện hữu, 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển); vùng phát triển công nghiệp (các quận mới, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Cánh, Nhà Bè); vùng sinh thái, du lịch (dọc sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái ngập mặn Cần Giờ); vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ); khu dân cư nông thôn (phát triển tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) và vùng bảo tồn thiên nhiên ( rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại Củ Chi, Bình Chánh).
Không gian thành phố cũng được phân thành 4 khu chức năng. Trong đó, khu nội thành hiện hữu gồm 13 quận nội thành, tổng diện tích khoảng 14.200ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 4,5 triệu người đến 2025. Khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới, tổng diện tích 35.200ha. Các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại địa bàn ngoại thành gồm 5 huyện ngoại thành, có diện tích khoảng 160.200ha. Ngoài ra, các khu,cụm công nghiệp tập trung gồm 1 khu công nghệ cao, 20 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và các cụm công nghiệp địa phương với tổng diện tích là 8.792ha.
Mô hình phát triển thành phố theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15km, gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh và mở rộng trung tâm tổng hợp chính sang khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2.
Bên cạnh đó, các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng gồm phường Long Trường, Quận 9 về phía Đông; Khu A đô thị mới Nam thành phố về phía Nam, khu đô thị mới Tây Bắc về phía Bắc và phía Tây là khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, Bình Chánh.
Đồng thời, tại khu vực nông thôn, Chính phủ cũng yêu cầu phát triển khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị Tây – Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn (6.000ha) và khu đô thị - cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (3.900ha) đồng thời bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp (quy mô 86.322ha) tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp đất nông nghiệp.
Quy hoạch phân thành phố ra 6 vùng phát triển, gồm vùng phát triển đô thị (13 quận nội thành hiện hữu, 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển); vùng phát triển công nghiệp (các quận mới, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Cánh, Nhà Bè); vùng sinh thái, du lịch (dọc sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái ngập mặn Cần Giờ); vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ); khu dân cư nông thôn (phát triển tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) và vùng bảo tồn thiên nhiên ( rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ tại Củ Chi, Bình Chánh).
Không gian thành phố cũng được phân thành 4 khu chức năng. Trong đó, khu nội thành hiện hữu gồm 13 quận nội thành, tổng diện tích khoảng 14.200ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 4,5 triệu người đến 2025. Khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới, tổng diện tích 35.200ha. Các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại địa bàn ngoại thành gồm 5 huyện ngoại thành, có diện tích khoảng 160.200ha. Ngoài ra, các khu,cụm công nghiệp tập trung gồm 1 khu công nghệ cao, 20 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và các cụm công nghiệp địa phương với tổng diện tích là 8.792ha.
Mô hình phát triển thành phố theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15km, gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh và mở rộng trung tâm tổng hợp chính sang khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2.
Bên cạnh đó, các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng gồm phường Long Trường, Quận 9 về phía Đông; Khu A đô thị mới Nam thành phố về phía Nam, khu đô thị mới Tây Bắc về phía Bắc và phía Tây là khu vực giáp quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, Bình Chánh.
Đồng thời, tại khu vực nông thôn, Chính phủ cũng yêu cầu phát triển khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị Tây – Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn (6.000ha) và khu đô thị - cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (3.900ha) đồng thời bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp (quy mô 86.322ha) tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp đất nông nghiệp.
Theo Bizlive