Một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào ngưng trệ là do tình trạng mất cân đối cung - cầu.
Hàng tồn chất đống
Theo kết quả khảo sát của Sở Xây dựng, hiện thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM còn tồn 20.000 căn hộ; trong số hơn 45.000 căn hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tỷ lệ căn hộ bình dân chỉ chiếm 40%, còn lại là căn hộ cao cấp và trung cấp. Trong khi đó, các giao dịch thành công thời gian qua chủ yếu thuộc phân khúc có giá 11-15 triệu đồng/m2.
Ông Dư Phước Tân, Trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển đô thị (Viện Nghiên cứu phát triển) nhận xét, thị trường BĐS TP.HCM đang tồn tại nghịch lý, trong khi doanh nghiệp (DN) tìm đủ mọi cách, nhưng không bán được hàng, còn người dân vẫn luôn thiếu nhà để ở.
Đại diện Sở Xây dựng cho rằng, sự mất cân đối cung - cầu về nhà ở xuất phát từ thực tế, lâu nay các DN đổ xô tập trung đầu tư vào các dự án căn hộ cao cấp, ngược lại rất ít DN đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân. Lý do là vì đầu tư vào phân khúc này, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận không cao...
Ở một góc độ khác, hiện thị trường BĐS có nhiều dự án xây dựng dở dang, chậm tiến độ là do các DN không tự lượng được sức mình, lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay. Theo kết quả khảo sát, phần lớn DN chỉ có vốn chủ sở hữu từ 15 đến 20% tổng mức đầu tư dự án, phần còn lại là vốn vay ngân hàng. Vì vậy, khi cơ chế tín dụng bị siết lại, các DN gặp khó khăn lớn về nguồn vốn. Cứu bằng cách nào?
Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Việt Nam, kiêm Chủ tịch Mạng liên sàn BĐS TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát sơ bộ trong 3 tháng gần đây, các sàn giao dịch BĐS đã thực hiện thành công hơn 1.000 giao dịch và gần như toàn bộ giao dịch thành công này là từ các dự án căn hộ có mức giá dưới 1,5 tỷ đồng. “Như vậy, thị trường không hoàn toàn “đóng băng”, ngược lại phân khúc nhà ở trung bình và nhà ở xã hội đang được giao dịch khá tốt”, ông Thành nhận định.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, cái gốc khó khăn của các DN BĐS là nguồn vốn đầu tư và thanh khoản của thị trường. Về vốn, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, DN khó có thể trông chờ vào nguồn vốn vay giá rẻ từ ngân hàng, mà muốn thoát khỏi khó khăn, DN phải tự tìm lối ra cho mình. “Cách tốt nhất lúc này là phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh diện tích căn hộ cho phù hợp với nhu cầu thị trường để tạo tính thanh khoản cho dự án”, ông Đực nói.
Tại Hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS tổ chức mới đây tại TP.HCM, ngoài các đề xuất chung, như kiến nghị Nhà nước xem xét chính sách tín dụng để DN được vay vốn với lãi suất 12 đến 13%/năm, gia hạn nộp tiền sử dụng đất, giãn thời gian nộp thuế…, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, giải pháp cấp bách và thiết thực nhất hiện nay là cho phép DN được điều chỉnh thiết kế, chia nhỏ căn hộ.
Theo quy định hiện nay, trong một dự án, cứ một căn hộ nhỏ (diện tích 50-70 m2), thì phải có hai căn hộ vừa (80-90 m2) và một căn hộ lớn (diện tích hơn 100 m2). Đây là quy định gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc cho phép doanh nghiệp điều chỉnh, chia nhỏ diện tích căn hộ từ 80 đến 100 m2 xuống còn 45-55 m2 để giá bán phù hợp với túi tiền của người dân là giải pháp cần được xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết, gần đây, Sở đã tiếp nhận nhiều hồ sơ của DN xin điều chỉnh dự án cao tầng xuống thấp tầng để đảm bảo thanh khoản. Một số chủ đầu tư dự án xin điều chỉnh diện tích căn hộ lớn xuống kích cỡ trung bình để phù hợp với giá thành thị trường và nhu cầu thực.
“Theo tôi, hãy để DN tự quyết định cho dự án của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà nước chỉ nên tập trung kiểm soát hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của dự án. Việc cho phép DN điều chỉnh thiết kế, diện tích căn hộ là giải pháp quan trọng để cứu DN lúc này”, ông Toàn nói.
Theo kết quả khảo sát của Sở Xây dựng, hiện thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM còn tồn 20.000 căn hộ; trong số hơn 45.000 căn hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tỷ lệ căn hộ bình dân chỉ chiếm 40%, còn lại là căn hộ cao cấp và trung cấp. Trong khi đó, các giao dịch thành công thời gian qua chủ yếu thuộc phân khúc có giá 11-15 triệu đồng/m2.
Ông Dư Phước Tân, Trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển đô thị (Viện Nghiên cứu phát triển) nhận xét, thị trường BĐS TP.HCM đang tồn tại nghịch lý, trong khi doanh nghiệp (DN) tìm đủ mọi cách, nhưng không bán được hàng, còn người dân vẫn luôn thiếu nhà để ở.
Đại diện Sở Xây dựng cho rằng, sự mất cân đối cung - cầu về nhà ở xuất phát từ thực tế, lâu nay các DN đổ xô tập trung đầu tư vào các dự án căn hộ cao cấp, ngược lại rất ít DN đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân. Lý do là vì đầu tư vào phân khúc này, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận không cao...
Ở một góc độ khác, hiện thị trường BĐS có nhiều dự án xây dựng dở dang, chậm tiến độ là do các DN không tự lượng được sức mình, lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay. Theo kết quả khảo sát, phần lớn DN chỉ có vốn chủ sở hữu từ 15 đến 20% tổng mức đầu tư dự án, phần còn lại là vốn vay ngân hàng. Vì vậy, khi cơ chế tín dụng bị siết lại, các DN gặp khó khăn lớn về nguồn vốn. Cứu bằng cách nào?
Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhà Việt Nam, kiêm Chủ tịch Mạng liên sàn BĐS TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát sơ bộ trong 3 tháng gần đây, các sàn giao dịch BĐS đã thực hiện thành công hơn 1.000 giao dịch và gần như toàn bộ giao dịch thành công này là từ các dự án căn hộ có mức giá dưới 1,5 tỷ đồng. “Như vậy, thị trường không hoàn toàn “đóng băng”, ngược lại phân khúc nhà ở trung bình và nhà ở xã hội đang được giao dịch khá tốt”, ông Thành nhận định.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, cái gốc khó khăn của các DN BĐS là nguồn vốn đầu tư và thanh khoản của thị trường. Về vốn, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, DN khó có thể trông chờ vào nguồn vốn vay giá rẻ từ ngân hàng, mà muốn thoát khỏi khó khăn, DN phải tự tìm lối ra cho mình. “Cách tốt nhất lúc này là phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh diện tích căn hộ cho phù hợp với nhu cầu thị trường để tạo tính thanh khoản cho dự án”, ông Đực nói.
Tại Hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN BĐS tổ chức mới đây tại TP.HCM, ngoài các đề xuất chung, như kiến nghị Nhà nước xem xét chính sách tín dụng để DN được vay vốn với lãi suất 12 đến 13%/năm, gia hạn nộp tiền sử dụng đất, giãn thời gian nộp thuế…, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, giải pháp cấp bách và thiết thực nhất hiện nay là cho phép DN được điều chỉnh thiết kế, chia nhỏ căn hộ.
Theo quy định hiện nay, trong một dự án, cứ một căn hộ nhỏ (diện tích 50-70 m2), thì phải có hai căn hộ vừa (80-90 m2) và một căn hộ lớn (diện tích hơn 100 m2). Đây là quy định gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc cho phép doanh nghiệp điều chỉnh, chia nhỏ diện tích căn hộ từ 80 đến 100 m2 xuống còn 45-55 m2 để giá bán phù hợp với túi tiền của người dân là giải pháp cần được xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết, gần đây, Sở đã tiếp nhận nhiều hồ sơ của DN xin điều chỉnh dự án cao tầng xuống thấp tầng để đảm bảo thanh khoản. Một số chủ đầu tư dự án xin điều chỉnh diện tích căn hộ lớn xuống kích cỡ trung bình để phù hợp với giá thành thị trường và nhu cầu thực.
“Theo tôi, hãy để DN tự quyết định cho dự án của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà nước chỉ nên tập trung kiểm soát hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của dự án. Việc cho phép DN điều chỉnh thiết kế, diện tích căn hộ là giải pháp quan trọng để cứu DN lúc này”, ông Toàn nói.
Theo Báo Đầu tư