Theo một số chuyên gia BĐS thì chừng nào giới đầu cơ còn sức mua, còn tiền để ôm hàng thì chừng đó người ít tiền vẫn chưa thể tiếp cận và sở hữu được nhà ở. Tuy nhiên, theo nhận định của các DN BĐS, lượng đầu cơ đang ít đi và giá BĐS đi xuống cũng là chuyện bình thường.
Khu căn hộ Hoàng Anh Gia Lai được chào bán giảm 50%.
Bán giá gốc vẫn ế ẩm
Việc nhân viên bán hàng của các sàn giao dịch BĐS dốc sức mời gọi cộng tác viên để đẩy được hàng đi với giá gốc không còn là chuyện lạ nữa. Nếu như trước đây muốn mua được một căn hộ, khách phải qua dăm bảy cầu với tiền chênh lệch cao có khi tương đương một căn hộ, thì nay việc bán hàng giá gốc đến tận tay khách hàng, dịch vụ tận tình. Muốn đi xem căn hộ là có người đến đón ngay, bất kể nắng mưa. Lạ là dù chăm sóc và mời gọi kỹ nhưng các dự án vẫn chịu cảnh mãi lực chậm, đặc biệt là dự án cao cấp. Anh Trần Văn Mẫn - một cộng tác viên bán hàng của nhiều Cty khác nhau than thở: “Hồi xưa bán hàng giá nào khách cũng mua và mua theo giá trên trời, có khi họ còn xếp hàng và chen lấn nhau cả đêm để mua. Bây giờ bán hàng giá gốc cũng cực khó. Nhiều khách hàng đi xem dự án xong phán một câu: Giá này của bên em đưa ra chưa phải là giá gốc. Khi nào đúng giá gốc thì gọi chị!”. Vì thế, nhiều Cty muốn “xả hàng” nhưng khách không chịu “xả tiền”, báo hại nhân viên chạy vòng vòng đưa đón khách.
Một trong những lý do khiến BĐS kém hấp dẫn là vì trên thị trường thời gian gần đây các giao dịch thành công khá ít. Nhiều dự án thậm chí các nhà đầu tư đòi rút vốn về mua vàng nên cảnh ế ẩm lại càng ế ẩm hơn. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là giảm giá BĐS có phải là giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của thị trường và của DN hay không?
Sẽ tiếp tục hạ giá?
Chị Mai Ngọc Linh một DN kinh doanh BĐS lý giải về sự sẽ tiếp tục có một đợt giảm giá căn hộ mới ở TP.HCM: “Trước đây, thị trường BĐS và thị trường vàng gắn kết với nhau. Nhiều DN vay vàng để mua đất sau đó bán căn hộ theo kiểu lúa non. Hầu hết các DN đều bán lúa non chứ mấy ai đợi hoàn thiện xong mới bán đâu. Khi bắt đầu bán lúa non, tiến hành thu tiền từng đợt của khách hàng, là DN đã có nguồn để trả nợ ngân hàng. Bây giờ vàng tăng giá nhưng căn hộ, đất nền không tăng giá nên DN không có vốn thực mà dùng vốn vay sẽ “chết” là cầm chắc. Khi trước một mét vuông đất biệt thự 40 triệu đồng, tương đương 2 cây vàng; bây giờ cũng 40 triệu thì chưa được 1 cây vàng. Nếu cộng lãi suất, giá trị vàng sẽ là một món nợ lớn. Vì thế, dù có lỗ nhiều DN cũng phải bán rẻ, bán sớm vì càng để lâu càng “chết”.
Còn khách hàng tìm mua chung cư đều cho rằng những người có đủ 2 - 3 tỷ đồng để mua chung cư không còn nhiều, trong khi số dự án đang xây dựng và hoàn thành của phân khúc căn hộ giá trung bình và cao cấp còn rất lớn. Bây giờ khách mua nhà để ở là thật. Vì vậy, đa số họ chọn các dự án đã hoàn thành, giá cả phải chăng và thuận tiện mới chịu chi tiền”.
Theo nghiên cứu thị trường của Cty Jones Lang LaSalle Vietnam, TP.HCM có khoảng 85 nghìn căn hộ đã chào bán ra thị trường, trong đó số lượng căn hộ đã hoàn thành khoảng 46 nghìn căn, phần còn lại đang trong quá trình xây dựng. Trong số đã chào bán, lượng căn hộ chưa bán được chiếm hơn 34%, khoảng 29 nghìn căn. Dự báo sẽ có khoảng 16.300 căn hộ nữa sẽ hoàn thành trong năm nay. Như vậy, sức ép trên thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục tăng lên khi lượng cung căn hộ ở phân khúc này ngày càng nhiều từ nay đến cuối năm.
Việc nhân viên bán hàng của các sàn giao dịch BĐS dốc sức mời gọi cộng tác viên để đẩy được hàng đi với giá gốc không còn là chuyện lạ nữa. Nếu như trước đây muốn mua được một căn hộ, khách phải qua dăm bảy cầu với tiền chênh lệch cao có khi tương đương một căn hộ, thì nay việc bán hàng giá gốc đến tận tay khách hàng, dịch vụ tận tình. Muốn đi xem căn hộ là có người đến đón ngay, bất kể nắng mưa. Lạ là dù chăm sóc và mời gọi kỹ nhưng các dự án vẫn chịu cảnh mãi lực chậm, đặc biệt là dự án cao cấp. Anh Trần Văn Mẫn - một cộng tác viên bán hàng của nhiều Cty khác nhau than thở: “Hồi xưa bán hàng giá nào khách cũng mua và mua theo giá trên trời, có khi họ còn xếp hàng và chen lấn nhau cả đêm để mua. Bây giờ bán hàng giá gốc cũng cực khó. Nhiều khách hàng đi xem dự án xong phán một câu: Giá này của bên em đưa ra chưa phải là giá gốc. Khi nào đúng giá gốc thì gọi chị!”. Vì thế, nhiều Cty muốn “xả hàng” nhưng khách không chịu “xả tiền”, báo hại nhân viên chạy vòng vòng đưa đón khách.
Một trong những lý do khiến BĐS kém hấp dẫn là vì trên thị trường thời gian gần đây các giao dịch thành công khá ít. Nhiều dự án thậm chí các nhà đầu tư đòi rút vốn về mua vàng nên cảnh ế ẩm lại càng ế ẩm hơn. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là giảm giá BĐS có phải là giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của thị trường và của DN hay không?
Sẽ tiếp tục hạ giá?
Chị Mai Ngọc Linh một DN kinh doanh BĐS lý giải về sự sẽ tiếp tục có một đợt giảm giá căn hộ mới ở TP.HCM: “Trước đây, thị trường BĐS và thị trường vàng gắn kết với nhau. Nhiều DN vay vàng để mua đất sau đó bán căn hộ theo kiểu lúa non. Hầu hết các DN đều bán lúa non chứ mấy ai đợi hoàn thiện xong mới bán đâu. Khi bắt đầu bán lúa non, tiến hành thu tiền từng đợt của khách hàng, là DN đã có nguồn để trả nợ ngân hàng. Bây giờ vàng tăng giá nhưng căn hộ, đất nền không tăng giá nên DN không có vốn thực mà dùng vốn vay sẽ “chết” là cầm chắc. Khi trước một mét vuông đất biệt thự 40 triệu đồng, tương đương 2 cây vàng; bây giờ cũng 40 triệu thì chưa được 1 cây vàng. Nếu cộng lãi suất, giá trị vàng sẽ là một món nợ lớn. Vì thế, dù có lỗ nhiều DN cũng phải bán rẻ, bán sớm vì càng để lâu càng “chết”.
Còn khách hàng tìm mua chung cư đều cho rằng những người có đủ 2 - 3 tỷ đồng để mua chung cư không còn nhiều, trong khi số dự án đang xây dựng và hoàn thành của phân khúc căn hộ giá trung bình và cao cấp còn rất lớn. Bây giờ khách mua nhà để ở là thật. Vì vậy, đa số họ chọn các dự án đã hoàn thành, giá cả phải chăng và thuận tiện mới chịu chi tiền”.
Theo nghiên cứu thị trường của Cty Jones Lang LaSalle Vietnam, TP.HCM có khoảng 85 nghìn căn hộ đã chào bán ra thị trường, trong đó số lượng căn hộ đã hoàn thành khoảng 46 nghìn căn, phần còn lại đang trong quá trình xây dựng. Trong số đã chào bán, lượng căn hộ chưa bán được chiếm hơn 34%, khoảng 29 nghìn căn. Dự báo sẽ có khoảng 16.300 căn hộ nữa sẽ hoàn thành trong năm nay. Như vậy, sức ép trên thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục tăng lên khi lượng cung căn hộ ở phân khúc này ngày càng nhiều từ nay đến cuối năm.
Theo Báo Xây dựng