Diễn biến trên thị trường cho thấy, giá bất động sản (BĐS) giảm từ 10% đến 30% so với cuối năm 2012, trong khi số lượng giao dịch những tháng cuối năm 2013 tăng gấp đôi so với đầu năm.
Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu "ấm" lên trong những tháng gần đây.
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, thậm chí nhiều dự án giảm tới 50%, trở về mức tương đương thời điểm năm 2006. Hầu hết các dự án căn hộ cao cấp, nhà thấp tầng, đất nền, giảm từ 10% đến 30% giá bán. Trong khi đó, lượng giao dịch thành công trên thị trường tăng dần vào những tháng cuối năm. Giao dịch trong quý IV-2013 tăng gấp đôi quý I và II, nhất là phân khúc căn hộ chung cư diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, giá bán hợp lý. Tại thị trường Hà Nội, cả năm 2013 có 6.650 giao dịch, thì quý I chỉ có 800 giao dịch, quý II là 1.050 giao dịch, quý III là 1.600 giao dịch và quý IV tăng lên 3.000 giao dịch. Tương tự, thị trường TP Hồ Chí Minh cả năm có 9.360 giao dịch thì quý I chỉ có 1.300 giao dịch, nhưng quý IV tăng lên 3.650 giao dịch.
Theo báo cáo chưa đầy đủ, cả nước có 4.015 dự án nhà ở, khu đô thị; trong đó 3.258 dự án tiếp tục triển khai (tỷ lệ 81%), 455 dự án phải điều chỉnh cơ cấu, 287 dự án phải tạm dừng. Trong số dự án tạm dừng, diện tích chiếm đất 14.819ha, diện tích xây dựng nhà ở 4.395ha, chủ yếu chủ đầu tư không huy động được thêm nguồn vốn.
Một thông tin tích cực nữa là giá trị BĐS tồn kho đã bắt đầu giảm dần ở những tháng cuối năm 2013. Tính trên phạm vi toàn quốc, tổng giá trị tồn kho BĐS khoảng 94.458 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thời điểm đầu năm. Giá trị tồn kho giảm chủ yếu ở phân khúc chung cư diện tích vừa và nhỏ. Căn hộ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho. Tính theo phân khúc sản phẩm, giá trị tồn kho căn hộ chung cư là 29.230 tỷ đồng (khoảng 20.000 căn hộ); nhà thấp tầng 24.000 tỷ đồng (khoảng 13.500 căn); tồn kho đất nền 34.800 tỷ đồng (khoảng 10,8 triệu mét vuông); đất nền thương mại 6.199 tỷ đồng (khoảng 2 triệu mét vuông)… Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn là hai thị trường có lượng tồn kho lớn, trong đó Hà Nội tồn kho hơn 6.500 căn hộ chung cư và nhà thấp tầng, giá trị 12.900 tỷ đồng; TP Hồ Chí Minh tồn kho 7.800 căn chung cư, 0,26 triệu mét vuông đất nền giá trị 17.480 tỷ đồng… Với việc triển khai cơ cấu lại căn hộ, chuyển đổi công năng từ nhà thương mại sang nhà xã hội… chắc chắn xu hướng tăng giao dịch, giảm dần giá trị BĐS tồn kho tiếp tục diễn ra trong năm 2014.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, bước đầu có thể thấy các giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS mà Chính phủ thực hiện đã có hiệu quả. Thị trường đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu, niềm tin vào thị trường BĐS dần phục hồi. Phân khúc nhà ở xã hội, căn hộ diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước. Xu hướng "ấm lên" cũng thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng BĐS cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung; các dự án dang dở tiếp tục được triển khai, mở bán.
Năm 2014, chủ trương điều hành chung vẫn là tập trung gỡ khó cho thị trường BĐS gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục rà soát các dự án phát triển đô thị, nhà ở; phân loại dự án tạm dừng, dự án cần điều chỉnh cơ cấu, dự án tiếp tục triển khai và kiên quyết dừng những dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Riêng gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng tiếp tục tổng hợp, đánh giá việc triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc, giải pháp khắc phục, báo cáo Chính phủ trong tháng 3-2014.
Báo cáo của một đơn vị quản lý, tư vấn BĐS - Công ty TNHH Savills Việt Nam nhận định, giá bán căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng giảm 4-7% trong quý IV so với quý III-2013 (giảm sâu nhất là hạng C 7%, hạng B 6% và hạng A 4%). Trong khi tỷ lệ hấp thụ của thị trường tăng khoảng 2% nhờ đà giảm giá, tốc độ hoàn thiện được đẩy nhanh; tỷ lệ bán hàng cao nhất được ghi nhận ở phân khúc hạng C khoảng 14%; tiếp đến là hạng B khoảng 8% và hạng A 7%... Ở thị trường thứ cấp, giá chào bán cũng giảm 6-7% và đà giảm giá được ghi nhận ở tất cả các quận, huyện. Cao nhất là khu vực Ba Đình, giảm tới 7%, tiếp đến là khu vực Gia Lâm, Hà Đông, Đống Đa… giảm 6%. Với nhà biệt thự, liền kề, không chỉ giảm giá, giao dịch cũng hết sức dè dặt. Giá chào bình quân toàn thị trường Hà Nội giảm 3% với biệt thự, 1% với nhà liền kề so với quý III-2013. Tuy nhiên, giá chào bán ở thị trường thứ cấp giảm mạnh 5-10%. Khu vực Hà Tây cũ, huyện Mê Linh gần như "đóng băng" không có giao dịch.
Theo báo cáo chưa đầy đủ, cả nước có 4.015 dự án nhà ở, khu đô thị; trong đó 3.258 dự án tiếp tục triển khai (tỷ lệ 81%), 455 dự án phải điều chỉnh cơ cấu, 287 dự án phải tạm dừng. Trong số dự án tạm dừng, diện tích chiếm đất 14.819ha, diện tích xây dựng nhà ở 4.395ha, chủ yếu chủ đầu tư không huy động được thêm nguồn vốn.
Một thông tin tích cực nữa là giá trị BĐS tồn kho đã bắt đầu giảm dần ở những tháng cuối năm 2013. Tính trên phạm vi toàn quốc, tổng giá trị tồn kho BĐS khoảng 94.458 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thời điểm đầu năm. Giá trị tồn kho giảm chủ yếu ở phân khúc chung cư diện tích vừa và nhỏ. Căn hộ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho. Tính theo phân khúc sản phẩm, giá trị tồn kho căn hộ chung cư là 29.230 tỷ đồng (khoảng 20.000 căn hộ); nhà thấp tầng 24.000 tỷ đồng (khoảng 13.500 căn); tồn kho đất nền 34.800 tỷ đồng (khoảng 10,8 triệu mét vuông); đất nền thương mại 6.199 tỷ đồng (khoảng 2 triệu mét vuông)… Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn là hai thị trường có lượng tồn kho lớn, trong đó Hà Nội tồn kho hơn 6.500 căn hộ chung cư và nhà thấp tầng, giá trị 12.900 tỷ đồng; TP Hồ Chí Minh tồn kho 7.800 căn chung cư, 0,26 triệu mét vuông đất nền giá trị 17.480 tỷ đồng… Với việc triển khai cơ cấu lại căn hộ, chuyển đổi công năng từ nhà thương mại sang nhà xã hội… chắc chắn xu hướng tăng giao dịch, giảm dần giá trị BĐS tồn kho tiếp tục diễn ra trong năm 2014.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, bước đầu có thể thấy các giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS mà Chính phủ thực hiện đã có hiệu quả. Thị trường đã có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu, niềm tin vào thị trường BĐS dần phục hồi. Phân khúc nhà ở xã hội, căn hộ diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước. Xu hướng "ấm lên" cũng thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng BĐS cao hơn so với tăng trưởng tín dụng chung; các dự án dang dở tiếp tục được triển khai, mở bán.
Năm 2014, chủ trương điều hành chung vẫn là tập trung gỡ khó cho thị trường BĐS gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mà trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục rà soát các dự án phát triển đô thị, nhà ở; phân loại dự án tạm dừng, dự án cần điều chỉnh cơ cấu, dự án tiếp tục triển khai và kiên quyết dừng những dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Riêng gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng tiếp tục tổng hợp, đánh giá việc triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc, giải pháp khắc phục, báo cáo Chính phủ trong tháng 3-2014.
Báo cáo của một đơn vị quản lý, tư vấn BĐS - Công ty TNHH Savills Việt Nam nhận định, giá bán căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng giảm 4-7% trong quý IV so với quý III-2013 (giảm sâu nhất là hạng C 7%, hạng B 6% và hạng A 4%). Trong khi tỷ lệ hấp thụ của thị trường tăng khoảng 2% nhờ đà giảm giá, tốc độ hoàn thiện được đẩy nhanh; tỷ lệ bán hàng cao nhất được ghi nhận ở phân khúc hạng C khoảng 14%; tiếp đến là hạng B khoảng 8% và hạng A 7%... Ở thị trường thứ cấp, giá chào bán cũng giảm 6-7% và đà giảm giá được ghi nhận ở tất cả các quận, huyện. Cao nhất là khu vực Ba Đình, giảm tới 7%, tiếp đến là khu vực Gia Lâm, Hà Đông, Đống Đa… giảm 6%. Với nhà biệt thự, liền kề, không chỉ giảm giá, giao dịch cũng hết sức dè dặt. Giá chào bình quân toàn thị trường Hà Nội giảm 3% với biệt thự, 1% với nhà liền kề so với quý III-2013. Tuy nhiên, giá chào bán ở thị trường thứ cấp giảm mạnh 5-10%. Khu vực Hà Tây cũ, huyện Mê Linh gần như "đóng băng" không có giao dịch.
Theo Hà Nội Mới