Đó là nhận định của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) trong bản kiến nghị gửi lên Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng nhằm đóng góp ý kiến dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Cụ thể, khoản 6 điều 16 và khoản 2 điều 32 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định nghĩa vụ chủ đầu tư dự án nhà ở “có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên có trách nhiệm dành 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các dự án này để xây dựng nhà ở xã hội”.
Nhận xét về quy định này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng quy định này quá cứng nhắc vì không phải dự án nào cũng có thể bố trí nhà ở xã hội phù hợp.
Theo ông Lê Hoàng Châu, quy định này cũng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở lớn hơn 10ha, và cũng không công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp phát triển bất động sản bởi lẽ dự án ở khu trung tâm TPHCM chỉ vài nghìn mét vuông nhưng có giá trị đầu tư và có thể đạt hiệu quả cao hơn dự án trên 10ha ở huyện Bình Chánh hoặc Củ Chi.
“Do vậy kiến nghị sửa Luật Nhà ở theo hướng quy định nghĩa vụ của các doanh nghiệp phát triển bất động sản không phân biệt quy mô dự án đều phải đóng góp vào chương trình phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, để khắc phục được tình trạng trên, có thể bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội ngay tại dự án. Có thể áp dụng cho các dự án nhà ở có diện tích lớn hơn 10ha; Hoặc hoán đổi quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khác có giá trị tương đương; Hoặc trị giá bằng tiền để chủ đầu tư nộp vào quỹ phát triển nhà ở của địa phương”, ông Châu cho biết.
Không phân biệt với Việt kiều
Theo HoREA, hiện nay, có hơn 4 triệu người Việt ở hầu hết các nước trên thế giới, tập trung đông nhất ở Hoa Kỳ. Hàng năm lượng kiều hối gửi về nước trên 10 tỷ USD. Hơn nữa, thực hiện quan điểm đường lối của Đảng coi Việt kiều là một bộ phận không tách rời của dân tộc, do đó đề nghị cho Việt kiều được sở hữu nhà như người trong nước là hợp lý và góp phần hướng bà con Việt kiều gắn bó với quê hương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì thế, nên tạo điều kiện tốt hơn nữa để người Việt kiều dễ dàng mua nhà tại Việt Nam thay vì làm khó họ.
Với đối tượng người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam, HoREA cho rằng, việc cho phép người nước ngoài mua nhà hạng sang tại Việt Nam theo các khu vực được cho phép là thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng tổng tài sản quốc gia, phát triển các ngành sản xuất dịch vụ có liên quan, tạo công ăn việc làm và không cạnh tranh với người thu nhập thấp trong nước về nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho ở phân khúc nhà ở hạng sang hiện nay.
Nhận xét về quy định này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng quy định này quá cứng nhắc vì không phải dự án nào cũng có thể bố trí nhà ở xã hội phù hợp.
Theo ông Lê Hoàng Châu, quy định này cũng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở lớn hơn 10ha, và cũng không công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp phát triển bất động sản bởi lẽ dự án ở khu trung tâm TPHCM chỉ vài nghìn mét vuông nhưng có giá trị đầu tư và có thể đạt hiệu quả cao hơn dự án trên 10ha ở huyện Bình Chánh hoặc Củ Chi.
Theo HoREA, quy định "tạo quỹ đất xây nhà ở xã hội" trong Luật Nhà ở sửa đổi khó khả thi
“Do vậy kiến nghị sửa Luật Nhà ở theo hướng quy định nghĩa vụ của các doanh nghiệp phát triển bất động sản không phân biệt quy mô dự án đều phải đóng góp vào chương trình phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, để khắc phục được tình trạng trên, có thể bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội ngay tại dự án. Có thể áp dụng cho các dự án nhà ở có diện tích lớn hơn 10ha; Hoặc hoán đổi quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khác có giá trị tương đương; Hoặc trị giá bằng tiền để chủ đầu tư nộp vào quỹ phát triển nhà ở của địa phương”, ông Châu cho biết.
Không phân biệt với Việt kiều
Theo HoREA, hiện nay, có hơn 4 triệu người Việt ở hầu hết các nước trên thế giới, tập trung đông nhất ở Hoa Kỳ. Hàng năm lượng kiều hối gửi về nước trên 10 tỷ USD. Hơn nữa, thực hiện quan điểm đường lối của Đảng coi Việt kiều là một bộ phận không tách rời của dân tộc, do đó đề nghị cho Việt kiều được sở hữu nhà như người trong nước là hợp lý và góp phần hướng bà con Việt kiều gắn bó với quê hương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì thế, nên tạo điều kiện tốt hơn nữa để người Việt kiều dễ dàng mua nhà tại Việt Nam thay vì làm khó họ.
Với đối tượng người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam, HoREA cho rằng, việc cho phép người nước ngoài mua nhà hạng sang tại Việt Nam theo các khu vực được cho phép là thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng tổng tài sản quốc gia, phát triển các ngành sản xuất dịch vụ có liên quan, tạo công ăn việc làm và không cạnh tranh với người thu nhập thấp trong nước về nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho ở phân khúc nhà ở hạng sang hiện nay.
Theo NĐH