“Lãi vay ngân hàng chính là sợi dây đang siết cổ các DN BĐS. Hàng tồn kho quá lớn gây nợ xấu là bởi giá cao không tiếp cận được người mua”.
Bong bóng BĐS từ đâu ra?
Hàng loạt những kế hoạch cứu nguy cho thị trường BĐS được đưa ra trong đó có các ngân hàng cũng sẵn sàng “xắn tay” giúp sức. Nhìn vào tình hình BĐS hiện nay, nợ xấu vẫn là “cục máu đông gây tắc” trong thị trường. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS, gồm cho vay để kinh doanh BĐS, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng BĐS thì con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng.
Khi câu hỏi “Liệu ngân hàng có thể cứu thị trường BĐS” vẫn đang còn phải chờ thời gian “ngấm” thì nhiều độc giả cũng đặt vấn đề: Bong bóng BĐS từ đâu ra? Và tạo ra bong bóng BĐS liệu ngân hàng vô can?
Trao đổi về vấn đề này, độc giả Đỗ Tuấn nêu ý kiến: “Lãi vay ngân hàng chính là sợi dây đang siết cổ các DN BĐS . Bất kể thời nào dù sốt hay đóng băng BĐS , các tập đoàn tài chính - ngân hàng mới thực sự là các doanh nghiệp kiếm lời khủng. Bong bóng BĐS , nợ xấu ... cũng là do cách làm ăn liều lĩnh , tham lam của các doanh nghiệp này gián tiếp gây nên . Hàng tồn kho quá lớn gây nợ xấu là bởi giá cao không tiếp cận được người mua”.
Bong bóng BĐS từ đâu ra?
Bàn về những khuyến mãi khủng được nhiều ngân hàng đưa ra theo gói kích cầu của doanh nghiệp BĐS hỗ trợ cho khách hàng mua nhà được tung ra trong thời gian qua, bạn Thành Minh phân tích: “Với những khoản vay vốn rồi ưu đãi lãi suất khủng được ngân hàng đưa ra trong thời gian qua vẫn chưa thể gọi là hỗ trợ đắc lực cho người muốn vay vốn mua nhà. Khung tính lãi suất chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn từ 6 – 12 tháng. Nếu không chủ động được về nguồn vốn thì khách hàng vẫn gặp khó để xoay vốn khi hết thời gian hưởng chế độ. Chưa kể người vay cũng gặp không ít những rào cản trong vấn đề hoàn thiện quy trình để xin vay vốn thành ra việc vay tưởng dễ mà lại khó. Vì vậy nếu ngân hàng muốn thật sự giúp sức kích cầu thì còn cần hành động nhiều hơn thế”.
Còn bạn T.Long lại cho rằng: “Bong bóng giá BĐS vỡ tung và khủng hoảng thừa mứa BĐS như hiện nay lỗi là do vấn đề quản lý, ngân hàng và doanh nghiệp gây ra vì thế các bên đều phải chịu tránh nhiệm! Giải pháp để phá bằng BĐS hiện nay là dư nợ thế chấp BĐS ở ngân hàng phải được bán lại cho công ty mua bán nợ (CTMBN) với giá chỉ 75% giá trị (ngân hàng thiệt hại 25%) sau đó CTMBN chịu thiệt thêm 25% và chủ đầu tư cũng phải chịu thiệt 25% nữa để cuối cùng bắt buộc giá BĐS mà chủ đầu tư đưa ra phải giảm tổng cộng là 75% khi đến tay người tiêu dùng. BĐS phải giảm còn 25% mới là giá trị thật của BĐS hiện nay, hãy trả lại giá trị thật cho BĐS!”.
Trong khi đó, bạn Quang Huy lại cho rằng: “Nói thực là Ngân hàng giờ lo tự cứu mình chưa chắc đã xong. Nợ nần, hao hụt vốn , thất thoát còn ngổn ngang. Tự cứu mình chưa xong, vậy ngân hàng còn đòi cứu ai? Cứu bất động sản ư? Làm ơn lo cho bản thân mình đi đã”.
Còn ỷ lại còn chết
Đặt vấn đề từ bỏ siêu lợi nhuận, tự chủ để cứu doanh nghiệp bạn đọc Đỗ Tuấn trao đổi: “Muốn giải quyết nhanh lượng hàng tồn này để làm nóng thị trường chỉ có cách hạ giá . Các ngân hàng cho dự án nào vay thì trích lại số lãi đã thu tài trợ cho DA đó , cộng với chủ đầu tư chịu lỗ một lần hạ giá xuống 10-12 tr./m² như có người đã làm thì vấn đề sẽ được giải quyết . Nếu còn tham lam , ỷ lại chờ nhà nước mang tiền ra cứu thì còn chết”.
Đưa ra nhìn nhận và đề ra cách giải cứu nhìn từ thực tế thị trường với sự liên kết của các chủ thể trên thị trường BĐS hiện nay, độc giả Phan Tử Long đề xuất:
"(1). Nhà nước không nên bơm thêm tiền vào lãnh vực BDS. Việc đáo hạn nợ, giảm lãi suất cho các con nợ, giảm lãi suất cho người mượn tiền mua bất động sản chỉ làm cho các nhà kinh doanh BDS vốn đã chết trong nợ nần nay lại kéo dài thêm thời gian giãy chết; nợ xấu có thể trở nên xấu hơn khi các nhà KD BDS cuối cùng tháo chạy, bỏ lại các tài sản thế chấp "giá cao" cho các ngân hàng tự giải ngân
(2). Sự can thiệp của nhà nước cần chấm dứt. Cần có một chế tài buộc các ngân hàng thu hồi nợ. Theo đó, các nhà kinh doanh BDS phải bán tài sản đúng với giá trị thực của nó. Người dân thu nhập thấp sẽ có cơ hội có đất, có nhà ở hợp với túi tiền của chính mình. Các ngân hàng buộc phải năng động, tự lực trong kinh doanh để tự cứu chính mình.
(3) Nhà nước nên tập trung nguồn lực để đẩy nhanh xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực khác như du lịch, hàng hóa xuất khẩu, nông nghiệp.. Người dân thực sự thoát nghèo, thị trường BDS lập tức được tháo gỡ. "Phát triển bền vững" vẫn là vấn đề then chốt của toàn XH".
“Vấn đề là giá trên một m² nhà là bao nhiêu thôi. Nếu mà tầm 10 triệu là bảo đảm nhà sẽ có người mua. Nếu với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, quản lý hiệu quả thì giá này là hoàn toàn đạt được. Trước đây tôi có đọc một bài báo của vị tiến sĩ ở Viện gì về xây dựng nói là doanh nghiệp Đức và Malaysia nói cho họ xây chỉ 5 triệu thôi. Như thế 10 triệu là đã quá cao rồi mà doanh nghiệp Việt còn không làm được thì cứu bằng cách nào. Cứu có thể sẽ lại càng khiến doanh nghiệp BĐS Việt Nam ỷ lại”.
Hàng loạt những kế hoạch cứu nguy cho thị trường BĐS được đưa ra trong đó có các ngân hàng cũng sẵn sàng “xắn tay” giúp sức. Nhìn vào tình hình BĐS hiện nay, nợ xấu vẫn là “cục máu đông gây tắc” trong thị trường. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS, gồm cho vay để kinh doanh BĐS, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng BĐS thì con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng.
Khi câu hỏi “Liệu ngân hàng có thể cứu thị trường BĐS” vẫn đang còn phải chờ thời gian “ngấm” thì nhiều độc giả cũng đặt vấn đề: Bong bóng BĐS từ đâu ra? Và tạo ra bong bóng BĐS liệu ngân hàng vô can?
Trao đổi về vấn đề này, độc giả Đỗ Tuấn nêu ý kiến: “Lãi vay ngân hàng chính là sợi dây đang siết cổ các DN BĐS . Bất kể thời nào dù sốt hay đóng băng BĐS , các tập đoàn tài chính - ngân hàng mới thực sự là các doanh nghiệp kiếm lời khủng. Bong bóng BĐS , nợ xấu ... cũng là do cách làm ăn liều lĩnh , tham lam của các doanh nghiệp này gián tiếp gây nên . Hàng tồn kho quá lớn gây nợ xấu là bởi giá cao không tiếp cận được người mua”.
Bong bóng BĐS từ đâu ra?
Bàn về những khuyến mãi khủng được nhiều ngân hàng đưa ra theo gói kích cầu của doanh nghiệp BĐS hỗ trợ cho khách hàng mua nhà được tung ra trong thời gian qua, bạn Thành Minh phân tích: “Với những khoản vay vốn rồi ưu đãi lãi suất khủng được ngân hàng đưa ra trong thời gian qua vẫn chưa thể gọi là hỗ trợ đắc lực cho người muốn vay vốn mua nhà. Khung tính lãi suất chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn từ 6 – 12 tháng. Nếu không chủ động được về nguồn vốn thì khách hàng vẫn gặp khó để xoay vốn khi hết thời gian hưởng chế độ. Chưa kể người vay cũng gặp không ít những rào cản trong vấn đề hoàn thiện quy trình để xin vay vốn thành ra việc vay tưởng dễ mà lại khó. Vì vậy nếu ngân hàng muốn thật sự giúp sức kích cầu thì còn cần hành động nhiều hơn thế”.
Còn bạn T.Long lại cho rằng: “Bong bóng giá BĐS vỡ tung và khủng hoảng thừa mứa BĐS như hiện nay lỗi là do vấn đề quản lý, ngân hàng và doanh nghiệp gây ra vì thế các bên đều phải chịu tránh nhiệm! Giải pháp để phá bằng BĐS hiện nay là dư nợ thế chấp BĐS ở ngân hàng phải được bán lại cho công ty mua bán nợ (CTMBN) với giá chỉ 75% giá trị (ngân hàng thiệt hại 25%) sau đó CTMBN chịu thiệt thêm 25% và chủ đầu tư cũng phải chịu thiệt 25% nữa để cuối cùng bắt buộc giá BĐS mà chủ đầu tư đưa ra phải giảm tổng cộng là 75% khi đến tay người tiêu dùng. BĐS phải giảm còn 25% mới là giá trị thật của BĐS hiện nay, hãy trả lại giá trị thật cho BĐS!”.
Trong khi đó, bạn Quang Huy lại cho rằng: “Nói thực là Ngân hàng giờ lo tự cứu mình chưa chắc đã xong. Nợ nần, hao hụt vốn , thất thoát còn ngổn ngang. Tự cứu mình chưa xong, vậy ngân hàng còn đòi cứu ai? Cứu bất động sản ư? Làm ơn lo cho bản thân mình đi đã”.
Còn ỷ lại còn chết
Đặt vấn đề từ bỏ siêu lợi nhuận, tự chủ để cứu doanh nghiệp bạn đọc Đỗ Tuấn trao đổi: “Muốn giải quyết nhanh lượng hàng tồn này để làm nóng thị trường chỉ có cách hạ giá . Các ngân hàng cho dự án nào vay thì trích lại số lãi đã thu tài trợ cho DA đó , cộng với chủ đầu tư chịu lỗ một lần hạ giá xuống 10-12 tr./m² như có người đã làm thì vấn đề sẽ được giải quyết . Nếu còn tham lam , ỷ lại chờ nhà nước mang tiền ra cứu thì còn chết”.
"Nếu còn tham lam , ỷ lại chờ nhà nước mang tiền ra cứu thì còn chết"
Đưa ra nhìn nhận và đề ra cách giải cứu nhìn từ thực tế thị trường với sự liên kết của các chủ thể trên thị trường BĐS hiện nay, độc giả Phan Tử Long đề xuất:
"(1). Nhà nước không nên bơm thêm tiền vào lãnh vực BDS. Việc đáo hạn nợ, giảm lãi suất cho các con nợ, giảm lãi suất cho người mượn tiền mua bất động sản chỉ làm cho các nhà kinh doanh BDS vốn đã chết trong nợ nần nay lại kéo dài thêm thời gian giãy chết; nợ xấu có thể trở nên xấu hơn khi các nhà KD BDS cuối cùng tháo chạy, bỏ lại các tài sản thế chấp "giá cao" cho các ngân hàng tự giải ngân
(2). Sự can thiệp của nhà nước cần chấm dứt. Cần có một chế tài buộc các ngân hàng thu hồi nợ. Theo đó, các nhà kinh doanh BDS phải bán tài sản đúng với giá trị thực của nó. Người dân thu nhập thấp sẽ có cơ hội có đất, có nhà ở hợp với túi tiền của chính mình. Các ngân hàng buộc phải năng động, tự lực trong kinh doanh để tự cứu chính mình.
(3) Nhà nước nên tập trung nguồn lực để đẩy nhanh xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực khác như du lịch, hàng hóa xuất khẩu, nông nghiệp.. Người dân thực sự thoát nghèo, thị trường BDS lập tức được tháo gỡ. "Phát triển bền vững" vẫn là vấn đề then chốt của toàn XH".
“Vấn đề là giá trên một m² nhà là bao nhiêu thôi. Nếu mà tầm 10 triệu là bảo đảm nhà sẽ có người mua. Nếu với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, quản lý hiệu quả thì giá này là hoàn toàn đạt được. Trước đây tôi có đọc một bài báo của vị tiến sĩ ở Viện gì về xây dựng nói là doanh nghiệp Đức và Malaysia nói cho họ xây chỉ 5 triệu thôi. Như thế 10 triệu là đã quá cao rồi mà doanh nghiệp Việt còn không làm được thì cứu bằng cách nào. Cứu có thể sẽ lại càng khiến doanh nghiệp BĐS Việt Nam ỷ lại”.
Theo Vietnamnet