Suất ngoại giao như một món quà cho đối tác nhưng đến lúc thị trường BĐS đóng băng, các chủ đầu tư đang đau đầu vì đã trót dại những lời hứa “ngọt ngào”.
Tự mình ăn trái đắng
Một trong những nguyên nhân các chủ đầu tư tự làm khó mình do một thời đã "nổ" quá mức về lợi nhuận từ các suất ngoại giao và tới khi thị trường không được như kỳ vọng. Để giữ mối quan hệ, họ buộc lòng phải "cắn răng chịu đựng" những thiệt hại về mình.
Cách đây ba năm, khi dự án mới chỉ hình hài trên bản vẽ, ông Trung, giám đốc một công ty BĐS đã liên hệ với mấy sếp lớn mời suất ngoại giao với ưu đãi giá mềm để lấy chỗ quan hệ. Theo phân tích tiền khả thi dự án, ông Trung đã kỳ vọng rất nhiều vào dự án này. Chỉ cần đăng ký 1 suất mua sau đó bán ra thị trường, mỗi lô đất đã có thể thu về hàng trăm triệu đồng. Món lời béo bở này chỉ dành cho nội bộ lãnh đạo cũng như các đối tác thân thiết.
Qua lời giới thiệu hấp dẫn của ông Trung, không ai có thể bỏ qua cách đầu tư hiệu quả này, không hề tốn công, chỉ cần đóng tiền gửi, tất cả đều do chủ đầu tư thực hiện. Từ lúc bản vẽ tới khi chào bán ra thị trường, ông Trung đã tặng gần hết các suất ưu đãi cho đối tác, các sếp lớn.
Cũng chính là các sếp lớn nên mọi việc từ làm hợp đồng, thu tiền và bán cho khách hàng, tất cả công việc này ông Trung đều bị "nhờ vả". Nhiều nhân viên trong công ty bị giao những công việc không công này và hoa hồng lại không có đồng nào. Áp lực hơn, các suất các sếp ký gửi luôn phải ưu tiên bán trước. Thị trường "nóng", những lô đất ngoại giao bán vèo vèo, các sếp lớn đút túi vài trăm triệu đồng. Cả chủ đầu tư và sếp lớn cũng phấn khởi.
Nhưng chẳng mấy chốc, giá nhà đất sụt giảm mạnh, nhà đầu tư quay mặt với thị trường. Cũng là lúc gánh nặng trên vai các chủ đầu tư rất lớn. Trong khi phải lo bán dự án, họ còn trọng trách nặng nề trên vai là các suất ngoại giao của cấp trên ký gửi.
Anh Trung buồn rầu: "Thị trường BĐS đóng băng, bán đi đã khó nói gì kiếm được lời. Trong khi đó đã trót hứa với các sếp lớn rồi, giờ không thể bảo họ mất một nửa. Một số sếp phải lấy lòng, mình đành bỏ tiền ra mua lại. Còn các suất khác cũng chỉ còn cách là an ủi và mong họ thông cảm, chờ thời."
Theo chia sẻ của anh Trung, anh đã phải bỏ tiền túi hơn mấy tỷ đồng để mua lại các suất ngoại giao cho các sếp đã đăng ký mua, một số lô khác thì nhờ anh em trong công ty gánh đỡ. Chính vì thế, số tiền chôn vốn trong đất ngày càng nhiều và chưa có tia hy vọng vớt vát trong nay mai.
Khó chiều các sếp VIP
Nói về các suất ngoại giao, anh Trung chia sẻ: "Mỗi sếp một kiểu, nên rất khó chiều. Không phải ai cũng làm về đất đai nên nhiều khi không hiểu được thị trường. Có người vừa đóng tiền nhận đất đã đòi bán luôn nhưng phải lãi vài trăm triệu, có người lại muốn chờ lâu để lợi nhuận được cao hơn. Tất cả đều đặt gánh nặng lên cho chủ đầu tư, đúng là vừa mất tiền mà còn bị làm phiền."
Hiện, anh Trung đang đau đầu vì còn vài suất ngoại giao của các sếp gửi chưa bán được. Trong khi đó, suất ngày các sếp này gọi hỏi thăm tình hình và mong muốn thu hồi vốn sớm.
Cùng cảnh như ông Trung, một chủ đầu tư dự án căn hộ ở Từ Liêm, Hà Nội cũng đang vất vả với 10 suất ngoại giao của một sếp lớn trả lại. Thực chất, các suất ngày cũng được sếp nhận mua nhưng không hề đóng tiền cho chủ đầu tư mà chỉ "đặt gạch nhận chỗ", sau đó nhờ sàn của chủ đầu tư bán lại để hưởng chênh lệch. Tính lợi nhuận thời điểm mở bán cũng lên tới tiền tỷ.
"Hiện nay, chủ đầu tư đã giảm giá căn hộ xuống còn 25 triệu đồng/m2. Bản thân chúng tôi cũng đang lo khách không tới nhận nhà, nói gì tới bán hộ suất ngoại giao với giá từ hồi mới chào bán", vị chủ đầu tư phân trần. Chủ đầu tư này cũng đang ế hơn 40% căn hộ.
Còn anh Quỳnh, giám đốc một sàn BĐS ở Trung Hòa Nhân Chính cũng đang trong tình trạng bị các sếp nhớn "truy tìm" vì đã trót gánh hộ mấy suất ngoại giao. Qua quen biết chủ đầu tư, ông Quỳnh có kết nối mấy suất mua nhà dự án và đứng ra nhận trách nhiệm đàu tư hộ.
Làm ăn không suôn sẻ còn 1/3 số suất ngoại giao gửi gắm chưa bán được. Gần đây, thị trường lao dốc thê thảm, điện thoại của ông Quỳnh cũng dồn dập nhận được những cuộc gọi của sếp lớn hỏi về việc đẩy hàng đi sớm để thu hồi vốn.
"Thời điểm này có giảm một nửa cũng khó bán nói gì các sếp cứ muốn có lời. Trước đây, suất ngoại giao sàn và cả các sếp đều có lợi nhưng giờ thì chỉ mình chịu thiệt. Mình đã tìm đủ mọi cách giải thích nhưng không phải ai cũng thông cảm", ông Quỳnh rầu rĩ. Trước áp lực từ nhiều phía, ông Quỳnh chỉ còn cách tắt điện thoại.
Một thời, suất ngoại giao "ngọt ngào" ai cũng thích, nay thì trở thành cơn ác mộng không người được nhận mà cả chủ đầu tư. "Không thể đổ lý do tại ai, tất cả đều do thị trường và đành chờ thị trường quyết định số phận", ông Quỳnh nghẹn ngào.
Một trong những nguyên nhân các chủ đầu tư tự làm khó mình do một thời đã "nổ" quá mức về lợi nhuận từ các suất ngoại giao và tới khi thị trường không được như kỳ vọng. Để giữ mối quan hệ, họ buộc lòng phải "cắn răng chịu đựng" những thiệt hại về mình.
Cách đây ba năm, khi dự án mới chỉ hình hài trên bản vẽ, ông Trung, giám đốc một công ty BĐS đã liên hệ với mấy sếp lớn mời suất ngoại giao với ưu đãi giá mềm để lấy chỗ quan hệ. Theo phân tích tiền khả thi dự án, ông Trung đã kỳ vọng rất nhiều vào dự án này. Chỉ cần đăng ký 1 suất mua sau đó bán ra thị trường, mỗi lô đất đã có thể thu về hàng trăm triệu đồng. Món lời béo bở này chỉ dành cho nội bộ lãnh đạo cũng như các đối tác thân thiết.
Qua lời giới thiệu hấp dẫn của ông Trung, không ai có thể bỏ qua cách đầu tư hiệu quả này, không hề tốn công, chỉ cần đóng tiền gửi, tất cả đều do chủ đầu tư thực hiện. Từ lúc bản vẽ tới khi chào bán ra thị trường, ông Trung đã tặng gần hết các suất ưu đãi cho đối tác, các sếp lớn.
Cũng chính là các sếp lớn nên mọi việc từ làm hợp đồng, thu tiền và bán cho khách hàng, tất cả công việc này ông Trung đều bị "nhờ vả". Nhiều nhân viên trong công ty bị giao những công việc không công này và hoa hồng lại không có đồng nào. Áp lực hơn, các suất các sếp ký gửi luôn phải ưu tiên bán trước. Thị trường "nóng", những lô đất ngoại giao bán vèo vèo, các sếp lớn đút túi vài trăm triệu đồng. Cả chủ đầu tư và sếp lớn cũng phấn khởi.
Nhưng chẳng mấy chốc, giá nhà đất sụt giảm mạnh, nhà đầu tư quay mặt với thị trường. Cũng là lúc gánh nặng trên vai các chủ đầu tư rất lớn. Trong khi phải lo bán dự án, họ còn trọng trách nặng nề trên vai là các suất ngoại giao của cấp trên ký gửi.
Anh Trung buồn rầu: "Thị trường BĐS đóng băng, bán đi đã khó nói gì kiếm được lời. Trong khi đó đã trót hứa với các sếp lớn rồi, giờ không thể bảo họ mất một nửa. Một số sếp phải lấy lòng, mình đành bỏ tiền ra mua lại. Còn các suất khác cũng chỉ còn cách là an ủi và mong họ thông cảm, chờ thời."
Theo chia sẻ của anh Trung, anh đã phải bỏ tiền túi hơn mấy tỷ đồng để mua lại các suất ngoại giao cho các sếp đã đăng ký mua, một số lô khác thì nhờ anh em trong công ty gánh đỡ. Chính vì thế, số tiền chôn vốn trong đất ngày càng nhiều và chưa có tia hy vọng vớt vát trong nay mai.
Khó chiều các sếp VIP
Nói về các suất ngoại giao, anh Trung chia sẻ: "Mỗi sếp một kiểu, nên rất khó chiều. Không phải ai cũng làm về đất đai nên nhiều khi không hiểu được thị trường. Có người vừa đóng tiền nhận đất đã đòi bán luôn nhưng phải lãi vài trăm triệu, có người lại muốn chờ lâu để lợi nhuận được cao hơn. Tất cả đều đặt gánh nặng lên cho chủ đầu tư, đúng là vừa mất tiền mà còn bị làm phiền."
Hiện, anh Trung đang đau đầu vì còn vài suất ngoại giao của các sếp gửi chưa bán được. Trong khi đó, suất ngày các sếp này gọi hỏi thăm tình hình và mong muốn thu hồi vốn sớm.
Cùng cảnh như ông Trung, một chủ đầu tư dự án căn hộ ở Từ Liêm, Hà Nội cũng đang vất vả với 10 suất ngoại giao của một sếp lớn trả lại. Thực chất, các suất ngày cũng được sếp nhận mua nhưng không hề đóng tiền cho chủ đầu tư mà chỉ "đặt gạch nhận chỗ", sau đó nhờ sàn của chủ đầu tư bán lại để hưởng chênh lệch. Tính lợi nhuận thời điểm mở bán cũng lên tới tiền tỷ.
"Hiện nay, chủ đầu tư đã giảm giá căn hộ xuống còn 25 triệu đồng/m2. Bản thân chúng tôi cũng đang lo khách không tới nhận nhà, nói gì tới bán hộ suất ngoại giao với giá từ hồi mới chào bán", vị chủ đầu tư phân trần. Chủ đầu tư này cũng đang ế hơn 40% căn hộ.
Còn anh Quỳnh, giám đốc một sàn BĐS ở Trung Hòa Nhân Chính cũng đang trong tình trạng bị các sếp nhớn "truy tìm" vì đã trót gánh hộ mấy suất ngoại giao. Qua quen biết chủ đầu tư, ông Quỳnh có kết nối mấy suất mua nhà dự án và đứng ra nhận trách nhiệm đàu tư hộ.
Làm ăn không suôn sẻ còn 1/3 số suất ngoại giao gửi gắm chưa bán được. Gần đây, thị trường lao dốc thê thảm, điện thoại của ông Quỳnh cũng dồn dập nhận được những cuộc gọi của sếp lớn hỏi về việc đẩy hàng đi sớm để thu hồi vốn.
"Thời điểm này có giảm một nửa cũng khó bán nói gì các sếp cứ muốn có lời. Trước đây, suất ngoại giao sàn và cả các sếp đều có lợi nhưng giờ thì chỉ mình chịu thiệt. Mình đã tìm đủ mọi cách giải thích nhưng không phải ai cũng thông cảm", ông Quỳnh rầu rĩ. Trước áp lực từ nhiều phía, ông Quỳnh chỉ còn cách tắt điện thoại.
Một thời, suất ngoại giao "ngọt ngào" ai cũng thích, nay thì trở thành cơn ác mộng không người được nhận mà cả chủ đầu tư. "Không thể đổ lý do tại ai, tất cả đều do thị trường và đành chờ thị trường quyết định số phận", ông Quỳnh nghẹn ngào.
Theo VEF