Dù bất động sản rớt giá mạnh, nhưng với số tiền hơn 1 tỷ đồng, để kiếm được nhà ở Hà Nội vào lúc này là không dễ.
Thị trường bất động sản (thứ cấp) quý II/2013 tiếp tục ghi nhận mức giảm giá trong vòng 2 năm liên tiếp. Giá tại nhiều dự án đã giảm sâu (30 - 40%) so với mức đỉnh (quý IV/2010).
Theo các chủ đầu tư dự án bất động sản, đây là thời điểm thích hợp để người có nhu cầu thực mua nhà để ở.
Nhưng thực tế, với số tiền trên dưới 1 tỷ đồng, để tìm nhà ở ngay tại Hà Nội vào thời điểm này là không dễ.
Với số tiền 1,3 tỷ đồng, anh Hà Đức Thanh công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau nhiều ngày lăn lộn khắp các “ngõ nhỏ, phố nhỏ” của Hà Nội vẫn phải về tay không.
Sau nhiều lần mặc cả một căn chung cư diện tích 48 m2 tại Khu tập thể Vĩnh Phúc (phường Cống Vị, quận Ba Đình), chủ nhà vẫn nhất quyết đòi mức giá 1,650 tỷ đồng mới bán, vượt rất xa với số tiền mà vợ chồng anh có thể chi trả.
Anh Nguyễn Văn Chương, công tác tại Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cho biết, với số tiền 2 vợ chồng tích cóp sau gần 10 năm đi làm (khoảng 700 triệu đồng), gia đình anh chỉ có thể tìm được một căn nhà xã hội đang trong quá trình xây dựng tại Thanh Trì, Hoàng Mai hoặc Hà Đông.
Những căn hộ dạng này, tối thiểu cũng phải đến năm 2015 mới có thể ở được. Những căn hộ có thể vào ở ngay (cuối 2013) như các dự án Phúc Thịnh Tower (Hoài Đức, Hà Nội), Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), thì lại quá xa nơi 2 vợ chồng công tác, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, việc học hành của các cháu nhỏ rất khó khăn.
Mặt khác, việc trả góp căn hộ trong thời gian xây dựng cũng mang nhiều rủi ro khi mà thời gian gần đây, số lượng dự án bị chủ đầu tư bỏ dở việc thi công ngày một nhiều, mà phần thiệt thường rơi vào khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.
Với thực tế đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ đang chấp nhận mạo hiểm với số tiền trên dưới 1 tỷ đồng để có nhà ở ngay khi tìm mua các ngôi nhà 2 - 3 tầng, diện tích đất 35 - 40 m2 tại các khu vực “vùng sâu, vùng xa” của Thành phố. Đó là các căn nhà do người dân xây dựng trên các khu đất xen kẹt, hoặc đất thổ canh (thường không có sổ đỏ). Với những ngôi nhà dạng này, người mua có thể dễ dàng tìm thấy tại các khu vực như Kiều Mai (huyện Từ Liêm), An Khánh, An Thượng, Lại Dụ (huyện Hoài Đức), Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm)…
Các giao dịch mua - bán nhà ở dạng này, thường chỉ có giấy viết tay giữa người bán và người mua, chứng nhận của chính quyền địa phương dưới dạng giao dịch dân sự. Về mặt lý thuyết, rủi ro pháp lý với dạng nhà ở này là hoàn toàn có khả năng xảy ra, nhưng trên thực tế, nó lại là lựa chọn “bất đắc dĩ” của nhiều người khi xác định chỉ cần một chỗ để ở (không phải là tài sản đầu tư, sinh lời).
Số giao dịch nhà ở trên thị trường bất động sản đang ngày càng ít đi, khi các chủ đầu tư cho rằng, đã nỗ lực hết sức để giảm giá bán; trong khi những người có nhu cầu thực sau nhiều năm tích cóp vẫn không thể mua được nhà; với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, thì chưa có nhiều khách hàng cá nhân tiếp cận được.
Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2013 của CBRE cũng ghi nhận, trong quý này, thị trường căn hộ bán ghi nhận số căn chào bán mới chỉ tăng khoảng 7% so với quý trước. Số căn chào bán trong nửa đầu năm 2013 chỉ bằng 36% so với năm 2012 và bằng 14% so với năm 2011. Những con số này hoàn toàn tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản trong thời gian gần đây.
Dự báo về thị trường nhà ở những tháng còn lại của năm 2013, CBRE cho rằng, nhu cầu hiện nay chủ yếu thuộc về người mua có nhu cầu để ở và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm tiềm năng cho thuê, hơn là tìm kiếm cơ hội tăng giá như thời gian trước.
Hầu hết người mua vẫn đang rất thận trọng, mặc dù một số khảo sát thị trường tiêu dùng gần đây cho thấy, niềm tin vào thị trường đang có dấu hiệu bắt đầu hồi phục, khi số lượng người quan tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán, cũng như thị trường bất động sản bắt đầu tăng lên.
Theo các chủ đầu tư dự án bất động sản, đây là thời điểm thích hợp để người có nhu cầu thực mua nhà để ở.
Nhưng thực tế, với số tiền trên dưới 1 tỷ đồng, để tìm nhà ở ngay tại Hà Nội vào thời điểm này là không dễ.
Với số tiền 1,3 tỷ đồng, anh Hà Đức Thanh công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau nhiều ngày lăn lộn khắp các “ngõ nhỏ, phố nhỏ” của Hà Nội vẫn phải về tay không.
Sau nhiều lần mặc cả một căn chung cư diện tích 48 m2 tại Khu tập thể Vĩnh Phúc (phường Cống Vị, quận Ba Đình), chủ nhà vẫn nhất quyết đòi mức giá 1,650 tỷ đồng mới bán, vượt rất xa với số tiền mà vợ chồng anh có thể chi trả.
Anh Nguyễn Văn Chương, công tác tại Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cho biết, với số tiền 2 vợ chồng tích cóp sau gần 10 năm đi làm (khoảng 700 triệu đồng), gia đình anh chỉ có thể tìm được một căn nhà xã hội đang trong quá trình xây dựng tại Thanh Trì, Hoàng Mai hoặc Hà Đông.
Những căn hộ dạng này, tối thiểu cũng phải đến năm 2015 mới có thể ở được. Những căn hộ có thể vào ở ngay (cuối 2013) như các dự án Phúc Thịnh Tower (Hoài Đức, Hà Nội), Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), thì lại quá xa nơi 2 vợ chồng công tác, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, việc học hành của các cháu nhỏ rất khó khăn.
Mặt khác, việc trả góp căn hộ trong thời gian xây dựng cũng mang nhiều rủi ro khi mà thời gian gần đây, số lượng dự án bị chủ đầu tư bỏ dở việc thi công ngày một nhiều, mà phần thiệt thường rơi vào khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.
Với thực tế đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ đang chấp nhận mạo hiểm với số tiền trên dưới 1 tỷ đồng để có nhà ở ngay khi tìm mua các ngôi nhà 2 - 3 tầng, diện tích đất 35 - 40 m2 tại các khu vực “vùng sâu, vùng xa” của Thành phố. Đó là các căn nhà do người dân xây dựng trên các khu đất xen kẹt, hoặc đất thổ canh (thường không có sổ đỏ). Với những ngôi nhà dạng này, người mua có thể dễ dàng tìm thấy tại các khu vực như Kiều Mai (huyện Từ Liêm), An Khánh, An Thượng, Lại Dụ (huyện Hoài Đức), Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm)…
Các giao dịch mua - bán nhà ở dạng này, thường chỉ có giấy viết tay giữa người bán và người mua, chứng nhận của chính quyền địa phương dưới dạng giao dịch dân sự. Về mặt lý thuyết, rủi ro pháp lý với dạng nhà ở này là hoàn toàn có khả năng xảy ra, nhưng trên thực tế, nó lại là lựa chọn “bất đắc dĩ” của nhiều người khi xác định chỉ cần một chỗ để ở (không phải là tài sản đầu tư, sinh lời).
Số giao dịch nhà ở trên thị trường bất động sản đang ngày càng ít đi, khi các chủ đầu tư cho rằng, đã nỗ lực hết sức để giảm giá bán; trong khi những người có nhu cầu thực sau nhiều năm tích cóp vẫn không thể mua được nhà; với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, thì chưa có nhiều khách hàng cá nhân tiếp cận được.
Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2013 của CBRE cũng ghi nhận, trong quý này, thị trường căn hộ bán ghi nhận số căn chào bán mới chỉ tăng khoảng 7% so với quý trước. Số căn chào bán trong nửa đầu năm 2013 chỉ bằng 36% so với năm 2012 và bằng 14% so với năm 2011. Những con số này hoàn toàn tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản trong thời gian gần đây.
Dự báo về thị trường nhà ở những tháng còn lại của năm 2013, CBRE cho rằng, nhu cầu hiện nay chủ yếu thuộc về người mua có nhu cầu để ở và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm tiềm năng cho thuê, hơn là tìm kiếm cơ hội tăng giá như thời gian trước.
Hầu hết người mua vẫn đang rất thận trọng, mặc dù một số khảo sát thị trường tiêu dùng gần đây cho thấy, niềm tin vào thị trường đang có dấu hiệu bắt đầu hồi phục, khi số lượng người quan tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán, cũng như thị trường bất động sản bắt đầu tăng lên.
Theo Báo Đầu Tư