Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ban quản lý Khu công nghiệp Dung Quất… đã nhanh tay gửi danh sách dự án kêu gọi đầu tư tới Hội nghị Kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013, diễn ra hôm nay (23/9), tại Hà Nội.
Hà Nội đang hướng các nhà đầu tư Nhật Bản tới cả phân khúc thị trường cải tạo khu chung cư cũ. Nguồn: internet
Trong số các dự án được gửi tới chào mời các nhà đầu tư Nhật Bản, tỷ lệ lớn thuộc về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị. Tiềm năng và thế mạnh của nhà đầu tư Nhật Bản đang được các địa phương nỗ lực thu hút, nhằm cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của địa phương.
Có thể kể tới một số dự án quy mô lớn, như Cảng hàng không Quảng Ninh (Vân đồn) với tổng mức đầu tư 250 triệu USD, Tuyến đường sắt nội đô LRT của Vĩnh Phúc trị giá 200 triệu USD...
Với quy mô không lớn, nhưng Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang kỳ vọng tìm được nhà đầu tư Nhật Bản cho một số dự án hạ tầng giao thông, như tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, nhằm kết nối Tuyên Quang với các địa phương trong vùng...
Ngay cả Khu kinh tế Dung Quất, vốn được hình thành từ đề xuất ý tưởng của Công ty Tư vấn Sanyu của Nhật Bản cách đây 17 năm hiện vẫn nhận được mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực sản xuất thép, bột giấy, điện khí, điện tử, Ban quản lý cũng đang tranh thủ nguồn vốn và kinh nghiệm từ các nhà đầu tư này cho các dự án giao thông trục chính và đầu tư hạ tầng cảng biển.
“Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Nhật Bản và dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang quay lại với Khu kinh tế Dung Quất, chúng tôi rất mong được đón tiếp các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, bất động sản”, ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất nói.
Đặc biệt, trong danh sách dự án gửi tới các nhà đầu tư Nhật Bản, ngoài một số dự án bất động sản, như 5 khu đô thị vệ tinh tại Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc đang được Hà Nội kỳ vọng vào sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông kết nối với đô thị trung tâm, Hà Nội đang hướng các nhà đầu tư Nhật Bản tới cả phân khúc thị trường cải tạo khu chung cư cũ.
“Trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 1.155 chung cư 4 - 6 tầng, chủ yếu tập trung tại 4 quận nội thành cũ cần được cải tạo xây dựng. Cùng với đó, Hà Nội đang có chính sách ưu tiên đầu tư nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp với hình thức thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Đây là các lĩnh vực Hà Nội mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đầu tư”, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.
Cũng phải nói thêm, trong Đề án Đẩy mạnh thu hút đầu tư Nhật Bản trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh, như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện, điện tử viễn thông…
Tuy nhiên, phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm thương mại, logistics và công trình hạ tầng khác… cũng là các lĩnh vực được xác định là trọng tâm.
“Với một số dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, Hà Nội định hướng thu hút nhà đầu tư Nhật Bản theo hình thức PPP”, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết.
Có thể kể tới một số dự án quy mô lớn, như Cảng hàng không Quảng Ninh (Vân đồn) với tổng mức đầu tư 250 triệu USD, Tuyến đường sắt nội đô LRT của Vĩnh Phúc trị giá 200 triệu USD...
Với quy mô không lớn, nhưng Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang kỳ vọng tìm được nhà đầu tư Nhật Bản cho một số dự án hạ tầng giao thông, như tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, nhằm kết nối Tuyên Quang với các địa phương trong vùng...
Ngay cả Khu kinh tế Dung Quất, vốn được hình thành từ đề xuất ý tưởng của Công ty Tư vấn Sanyu của Nhật Bản cách đây 17 năm hiện vẫn nhận được mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực sản xuất thép, bột giấy, điện khí, điện tử, Ban quản lý cũng đang tranh thủ nguồn vốn và kinh nghiệm từ các nhà đầu tư này cho các dự án giao thông trục chính và đầu tư hạ tầng cảng biển.
“Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Nhật Bản và dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang quay lại với Khu kinh tế Dung Quất, chúng tôi rất mong được đón tiếp các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, bất động sản”, ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất nói.
Đặc biệt, trong danh sách dự án gửi tới các nhà đầu tư Nhật Bản, ngoài một số dự án bất động sản, như 5 khu đô thị vệ tinh tại Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc đang được Hà Nội kỳ vọng vào sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông kết nối với đô thị trung tâm, Hà Nội đang hướng các nhà đầu tư Nhật Bản tới cả phân khúc thị trường cải tạo khu chung cư cũ.
“Trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 1.155 chung cư 4 - 6 tầng, chủ yếu tập trung tại 4 quận nội thành cũ cần được cải tạo xây dựng. Cùng với đó, Hà Nội đang có chính sách ưu tiên đầu tư nhà ở cho các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp với hình thức thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Đây là các lĩnh vực Hà Nội mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đầu tư”, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.
Cũng phải nói thêm, trong Đề án Đẩy mạnh thu hút đầu tư Nhật Bản trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh, như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện, điện tử viễn thông…
Tuy nhiên, phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm thương mại, logistics và công trình hạ tầng khác… cũng là các lĩnh vực được xác định là trọng tâm.
“Với một số dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, Hà Nội định hướng thu hút nhà đầu tư Nhật Bản theo hình thức PPP”, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết.
Theo Báo Đầu tư