Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, sắp tới Bộ sẽ ban hành quy định cho phép các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội được phép nhận đặt cọc của người mua nhà dưới hình thức thỏa thuận dân sự.
Quy định này được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội.
Vừa qua, việc chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội 143 – Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) đã nhận tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vốn đã nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước, khách hàng mua nhà đều là người có thu nhập thấp việc phải đặt cọc vài chục triệu đồng để mua nhà sẽ tạo rào cản cho những người muốn tiếp cận loại hình nhà ở này. Hơn nữa, chủ đầu tư nhận cọc nhưng việc xét duyệt và chấm điểm hồ sơ phụ thuộc vào nhiều cơ quan ban ngành khác...
Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay tại nhiều dự án nhà ở xã hội đã diễn ra tình trạng, chủ đầu tư cùng khách hàng đã hoàn tất hồ sơ và trình lên Sở Xây dựng xem xét, phê duyệt. Thế nhưng, đến thời điểm chốt, một số khách hàng lại xin rút hồ sơ. Điều này gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội bởi họ không thể xác định được đâu là khách hàng thực sự.
Ông Nguyễn Văn Anh – Chủ tịch công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Sông Đà – chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội cho biết, dự án này có tổng số 512 căn hộ, sau 2 tháng tiếp nhận, chủ đầu tư đã nhận được hồ sơ đăng ký xin mua của 366 khách hàng. Chủ đầu tư đã tổ chức thẩm định và chấm điểm số hồ sơ này và chuyển lên Sở Xây dựng. Tuy nhiên, lại có một số khách hàng thay đổi ý định, xin rút hồ sơ.
“Để hoàn thành công việc thẩm định, bản thân chủ đầu tư đã phải bỏ rất nhiều công sức để đi xác minh. Thậm chí, công ty còn phải cử người xuống tận tổ dân phố để thuyết phục, giải thích cho cán bộ dân phố hiểu và xác nhận sớm cho người mua nhà. Như vậy, việc khách hàng thay đổi quyết định đã gây khó khăn nhiều cho chủ đầu tư. Chúng tôi muốn có một sự cam kết chắc chắn từ phía khách hàng. Nếu không khi doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, khách hàng không mua nữa sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp” ông Hoàng Văn Anh chia sẻ.
Thêm nữa, ông Hoàng Văn Anh cũng cho biết, dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú đã được ngân hàng phê duyệt cho vay 200 tỷ đồng trong gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để được giải ngân, chủ đầu tư phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện rành buộc trong đó có yêu cầu tiên quyết là phải có danh sách khách hàng cam kết mua nhà. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc.
Việc thỏa thuận đặt cọc đối với việc mua bán nhà ở thương mại là thỏa thuận dân sự bình thường và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đối với nhà ở xã hội do có đặc điểm riêng nên chưa có quy định nào về hình thức đặt cọc. Việc thiếu vắng những quy định nay đang là rào cản cho những dự án nhà ở xã hội.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, việc khách hàng đăng ký mua nhà sau đó lại xin rút hồ sơ sẽ khiến cho doanh nghiệp mất chủ động trong việc lên kế hoạch kinh doanh. Để giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động xác định khách hàng nào sẽ mua nhà, Bộ Xây dựng sẽ có văn bản hướng dẫn cho phép chủ đầu tư nhận đặt cọc tiền mua nhà ở xã hội dưới hình thức thỏa thuận dân sự.
Vừa qua, việc chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội 143 – Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) đã nhận tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vốn đã nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước, khách hàng mua nhà đều là người có thu nhập thấp việc phải đặt cọc vài chục triệu đồng để mua nhà sẽ tạo rào cản cho những người muốn tiếp cận loại hình nhà ở này. Hơn nữa, chủ đầu tư nhận cọc nhưng việc xét duyệt và chấm điểm hồ sơ phụ thuộc vào nhiều cơ quan ban ngành khác...
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay tại nhiều dự án nhà ở xã hội đã diễn ra tình trạng, chủ đầu tư cùng khách hàng đã hoàn tất hồ sơ và trình lên Sở Xây dựng xem xét, phê duyệt. Thế nhưng, đến thời điểm chốt, một số khách hàng lại xin rút hồ sơ. Điều này gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội bởi họ không thể xác định được đâu là khách hàng thực sự.
Ông Nguyễn Văn Anh – Chủ tịch công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Sông Đà – chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội cho biết, dự án này có tổng số 512 căn hộ, sau 2 tháng tiếp nhận, chủ đầu tư đã nhận được hồ sơ đăng ký xin mua của 366 khách hàng. Chủ đầu tư đã tổ chức thẩm định và chấm điểm số hồ sơ này và chuyển lên Sở Xây dựng. Tuy nhiên, lại có một số khách hàng thay đổi ý định, xin rút hồ sơ.
“Để hoàn thành công việc thẩm định, bản thân chủ đầu tư đã phải bỏ rất nhiều công sức để đi xác minh. Thậm chí, công ty còn phải cử người xuống tận tổ dân phố để thuyết phục, giải thích cho cán bộ dân phố hiểu và xác nhận sớm cho người mua nhà. Như vậy, việc khách hàng thay đổi quyết định đã gây khó khăn nhiều cho chủ đầu tư. Chúng tôi muốn có một sự cam kết chắc chắn từ phía khách hàng. Nếu không khi doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, khách hàng không mua nữa sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp” ông Hoàng Văn Anh chia sẻ.
Thêm nữa, ông Hoàng Văn Anh cũng cho biết, dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú đã được ngân hàng phê duyệt cho vay 200 tỷ đồng trong gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để được giải ngân, chủ đầu tư phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện rành buộc trong đó có yêu cầu tiên quyết là phải có danh sách khách hàng cam kết mua nhà. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc.
Việc thỏa thuận đặt cọc đối với việc mua bán nhà ở thương mại là thỏa thuận dân sự bình thường và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đối với nhà ở xã hội do có đặc điểm riêng nên chưa có quy định nào về hình thức đặt cọc. Việc thiếu vắng những quy định nay đang là rào cản cho những dự án nhà ở xã hội.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, việc khách hàng đăng ký mua nhà sau đó lại xin rút hồ sơ sẽ khiến cho doanh nghiệp mất chủ động trong việc lên kế hoạch kinh doanh. Để giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động xác định khách hàng nào sẽ mua nhà, Bộ Xây dựng sẽ có văn bản hướng dẫn cho phép chủ đầu tư nhận đặt cọc tiền mua nhà ở xã hội dưới hình thức thỏa thuận dân sự.
Theo VnMedia