Công trình Cao ốc quốc tế Hồ Tây do Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây làm chủ đầu tư xây dựng, trong quá trình triển khai đã gây ảnh hưởng tới an toàn về kết cấu của khu tập thể P16A liền kề.
Sự việc này khiến cư dân trong khu tập thể P16A gửi đơn phản ánh tới các cơ quan chức năng đề nghị cần làm rõ phương án bồi thường và khắc phục hậu quả
Theo tìm hiểu, được biết, các hộ dân sinh sống tại khu tập thể P16A, thuộc phường Thụy Khuê đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và nhà ở. Từ tháng 7/2012 dự án Cao ốc Quốc tế Hồ Tây tại 18 Thụy Khuê (liền kề phía sau tập thể P16A) triển khai thi công theo Giấy phép xây dựng số 18/GPXD của Sở Xây dựng Hà Nội, công trình có 17 tầng nổi và 3 tầng hầm. Việc triển khai dự án này đã khiến khu tập thể P16A chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với hiện tượng lún, nứt và nghiêng gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống. Hầu hết các căn hộ trong khu tập thể này đều bị nứt tường, các thanh dầm cũng xuất hiện vết nứt. Không những vậy, từ tháng 7/2012 đến tháng 9/2012, Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây còn khoan cọc nhồi bằng các thiết bị thi công hạng nặng, dùng loa phóng thanh điều khiển xe khiến người dân sống trong khu tập thể P16A phải chịu cảnh ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng, mất ngủ dài ngày làm đảo lộn sinh hoạt. Công trình chỉ bị đình chỉ từ cuối tháng 9/2012, khi cư dân chặn xe, ngăn cản chủ đầu tư đưa một số thiết bị máy móc vào thi công.
Theo người dân phản ánh, Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây đã không thực hiện nghiêm túc thỏa thuận với tập thể P16A về việc khắc phục hậu quả, nhưng vẫn lén lút thi công trong thời gian bị đình chỉ. Cụ thể, đêm 14/7/2013, Công ty này cho xe tải vận chuyển trang thiết bị máy móc vào công trường 18 Thụy Khuê, gồm 1 máy nén khí, 2 máy bàn, 1 bộ ống đổ bê tông, 1 máy sàng cát, 1 máy bơm.
Trước sự việc trên, UBND quận Tây Hồ đã có ý kiến về việc di dời người và tài sản ra khỏi khu nhà P16A Thụy Phuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ và bố trí quỹ nhà tạm cư cho các hộ dân. Ngày 24/7/2013, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã ký và ban hành văn bản số 4460/QĐ - UBND về việc tổ chức di chuyển các hộ gia đình, cá nhân tại khu tập thể P16A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ (áp dụng đối với nhà nguy hiểm có nguy cơ sập đổ). Theo đó, UBND quận Tây Hồ xây dựng phương án và thực hiện việc di chuyển các hộ gia đình. Văn bản nêu rõ, do chất lượng hiện trạng công trình khu nhà P16A Thụy Phuê được Công ty CP Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng đánh giá, kết luận mức độ nguy hiểm cấp D, việc di chuyển là để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người sử dụng. Chấp thuận việc sử dụng 29 căn hộ tại quỹ nhà X2 phường Phú Thượng, quận Tây Hồ để tạm cư cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện di chuyển.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Đỗ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, UBND quận đang tiến hành các bước để di chuyển các hộ gia đình theo quyết định của UBND TP. "Tuy nhiên, hiện nay, các hộ dân chưa đồng thuận, do vậy, chúng tôi đang tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và thực hiện việc di chuyển đến nơi tạm cư" - ông Tuấn nói.
Được biết, người dân chưa đồng tình di chuyển vì Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây chưa đạt được thỏa thuận với các hộ dân về phương án bồi thường. Hơn nữa, đơn vị này cũng chưa tiến hành thảo luận phương án khắc phục hậu quả... Đề nghị UBND quận Tây Hồ khẩn trương xử lý vụ việc một cách thấu đáo để vừa đảm bảo an toàn tính mạng, quyền lợi chính đáng của người dân cũng như tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp.
Khu tập thể P16A Thụy Khuê được kết luận mức độ nguy hiểm cấp D.
Theo tìm hiểu, được biết, các hộ dân sinh sống tại khu tập thể P16A, thuộc phường Thụy Khuê đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và nhà ở. Từ tháng 7/2012 dự án Cao ốc Quốc tế Hồ Tây tại 18 Thụy Khuê (liền kề phía sau tập thể P16A) triển khai thi công theo Giấy phép xây dựng số 18/GPXD của Sở Xây dựng Hà Nội, công trình có 17 tầng nổi và 3 tầng hầm. Việc triển khai dự án này đã khiến khu tập thể P16A chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với hiện tượng lún, nứt và nghiêng gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống. Hầu hết các căn hộ trong khu tập thể này đều bị nứt tường, các thanh dầm cũng xuất hiện vết nứt. Không những vậy, từ tháng 7/2012 đến tháng 9/2012, Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây còn khoan cọc nhồi bằng các thiết bị thi công hạng nặng, dùng loa phóng thanh điều khiển xe khiến người dân sống trong khu tập thể P16A phải chịu cảnh ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng, mất ngủ dài ngày làm đảo lộn sinh hoạt. Công trình chỉ bị đình chỉ từ cuối tháng 9/2012, khi cư dân chặn xe, ngăn cản chủ đầu tư đưa một số thiết bị máy móc vào thi công.
Theo người dân phản ánh, Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây đã không thực hiện nghiêm túc thỏa thuận với tập thể P16A về việc khắc phục hậu quả, nhưng vẫn lén lút thi công trong thời gian bị đình chỉ. Cụ thể, đêm 14/7/2013, Công ty này cho xe tải vận chuyển trang thiết bị máy móc vào công trường 18 Thụy Khuê, gồm 1 máy nén khí, 2 máy bàn, 1 bộ ống đổ bê tông, 1 máy sàng cát, 1 máy bơm.
Trước sự việc trên, UBND quận Tây Hồ đã có ý kiến về việc di dời người và tài sản ra khỏi khu nhà P16A Thụy Phuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ và bố trí quỹ nhà tạm cư cho các hộ dân. Ngày 24/7/2013, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã ký và ban hành văn bản số 4460/QĐ - UBND về việc tổ chức di chuyển các hộ gia đình, cá nhân tại khu tập thể P16A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ (áp dụng đối với nhà nguy hiểm có nguy cơ sập đổ). Theo đó, UBND quận Tây Hồ xây dựng phương án và thực hiện việc di chuyển các hộ gia đình. Văn bản nêu rõ, do chất lượng hiện trạng công trình khu nhà P16A Thụy Phuê được Công ty CP Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng đánh giá, kết luận mức độ nguy hiểm cấp D, việc di chuyển là để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người sử dụng. Chấp thuận việc sử dụng 29 căn hộ tại quỹ nhà X2 phường Phú Thượng, quận Tây Hồ để tạm cư cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện di chuyển.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Đỗ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, UBND quận đang tiến hành các bước để di chuyển các hộ gia đình theo quyết định của UBND TP. "Tuy nhiên, hiện nay, các hộ dân chưa đồng thuận, do vậy, chúng tôi đang tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và thực hiện việc di chuyển đến nơi tạm cư" - ông Tuấn nói.
Được biết, người dân chưa đồng tình di chuyển vì Công ty Cao ốc Quốc tế Hồ Tây chưa đạt được thỏa thuận với các hộ dân về phương án bồi thường. Hơn nữa, đơn vị này cũng chưa tiến hành thảo luận phương án khắc phục hậu quả... Đề nghị UBND quận Tây Hồ khẩn trương xử lý vụ việc một cách thấu đáo để vừa đảm bảo an toàn tính mạng, quyền lợi chính đáng của người dân cũng như tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp.
Theo KTĐT