Từng là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao nhất của Hà Nội 5 năm trước nhưng nay, khu vực phía Tây đang phải “nhường” chỗ cho dòng tiền đầu tư đổ về khu vực phía Đông thành phố.
Thừa dự án, thiếu đồng bộ: Tây mất thế
Vài năm trước, xu hướng mở rộng và phát triển Hà Nội về phía Tây đã khiến cho giá đất ở khu vực này tăng đột biến, kéo theo làn sóng đổ xô mua bất động sản, bất chấp yếu tố hạ tầng và giá bị đẩy giá nóng. Giai đoạn 2011 khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hàng loạt dự án BĐS ở khu vực phát triển “nóng” ở phía Tây dường như “án binh bất động”, xây dựng dở dang vì chủ đầu tư thiếu vốn.
Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, trong thời gian gần đây, chung cư phía Tây Hà Nội, đặc biệt là khu Trung Hòa - Nhân Chính không còn được ưa chuộng, giới nhà giàu đang rời bỏ khu này để tìm chốn an cư mới. Với mức giá căn hộ từ 30 – 40 triệu đồng/m2 nhưng khu vực này đang ngày càng mất điểm bởi sự xuống cấp nhanh chóng và thiếu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tiện ích.
Kiến trúc sư Nguyễn Sỹ Triệu cho rằng, quy hoạch còn hạn chế nên xảy ra hiện tượng quá tải. Nguyên nhân chính là các nhà quy hoạch chưa đánh giá được hết mức độ phát triển, một phần khác do sự phát triển quá nóng của thị trường dẫn tới các chủ đầu tư ồ ạt xây dựng.
“Ở nước ta, số dân ở chung cư vẫn còn thấp nên việc xây dựng một không gian sống hợp lý để người mua nhà không quay lưng lại với chung cư là điều cần phải làm”, ông Triệu nói.
Lý giải về việc chung cư khu vực Trung Hoà Nhân Chính mất điểm, ông Nguyễn Văn Quang, giám đốc một sàn BĐS ở Nguyễn Thị Định phân tích, nguồn cung căn hộ hiện nay nhiều, các dự án mới được chủ đầu tư chú trọng hơn trong hạ tầng, cây xanh và điều quan trọng là giá cả cũng khá hợp lý nên không ít gia đình đã chuyển đi.
“Thời gian gần đây, tình trạng thừa cung cục bộ tại khu phía Tây cũng như việc khó xây dựng thêm các dự án tại khu vực trung tâm khiến khu vực nam Hà Nội sẽ được chú ý nhiều hơn” – vị chuyên gia này bật mí.
Thời của Đông - Nam
Đại diện sức hút bất động sản phía Đông Hà Nội
Dự án Vinhomes Riverside - nguồn: internetNếu như cách đây chừng năm, nhà đầu tư hối hả mua đất nền phía Tây ngay khi có cơ hội, thì giờ đây, dường như họ đã bình tĩnh hơn và có nhiều lựa chọn hơn. Theo các chuyên gia nhận định, khu vực Đông Nam đang trở thành địa chỉ tiềm năng cho những nhà đầu tư biết đi trước đón đầu khi hệ thống giao thông tại đây đang ngày càng cải thiện.
Bđs phía Nam, phối cảnh Hòa Bình Green City - nguồn: internetKhông chỉ có lợi thế nhất định về giao thông, hạ tầng, các khu đô thị phía Đông Nam đang hấp dẫn nhờ mặt bằng giá hợp lý song vẫn phải đảm bảo “tạo ra một không gian sống lý tưởng cho cư dân với hạ tầng kĩ thuật hoàn hảo và đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống hiện đại”.
Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, khu vực phía Đông và Tây Bắc thành phố sẽ được coi trọng do đang diễn ra tình trạng thừa cung cục bộ tại khu phía Tây cũng như việc khó xây dựng thêm các dự án tại khu vực trung tâm. Do đó, tất yếu sẽ có xu hướng dịch chuyển các dự án sang phía Đông và Đông Bắc Hà Nội.
Thị trường bđs phía Đông, dự án Berriver Long Biên - nguồn: internetThị trường BĐS phía Đông có thể kể tới các dự án Vinhomes Riverside, Garden City, Berriver Long Bien, khu đô thị mới Việt Hưng (302ha), khu đô thị khoa học Gia Lâm (400ha). Gần đây nhất là việc đại gia Viglacera rầm rộ triển khai dự án khu đô thị mới Đặng Xá, Sài Đồng với hàng chục ngàn căn hộ thu nhập thấp với mức giá cực rẻ chỉ từ 300 triệu đồng/căn đã đi vào hoạt động.
Trong khi đó, khu vực phía Nam cũng đang nổi lên nhiều dự án điển hình như: Times City do Tập đoàn Vingroup đầu tư; Hoà Bình Green; chung cư cao cấp 102 Trường Chinh; Thăng Long Garden 250 Minh Khai hay chung cư Chợ Mơ…
Thị trường bđs phía Nam, dự án Timescity - nguồn: internetCác dự án này đều được đầu tư vào phân khúc trung cao cấp trở lên, với quy hoạch và thiết kế hiện đại làm thay đổi diện mạo khu vực Nam Hà Nội. Với giá hiện tại dao động trong khoảng 31 - 40 triệu đồng/m2, các dự án mới nổi này cũng đang làm thay đổi quan niệm chỉ khu vực phía tây mới có chung cư hạng sang.
Tại Times City, mức giá dao động chỉ từ 30 triệu đồng/m2 trở lên (chưa bao gồm VAT, bảo trì...) nhưng khách hàng được hưởng hàng loạt tiện ích trong khu đô thị như: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khu trường học chất lượng cao từ mầm non đến hết trung học.
Theo đánh giá của đại diện Savills, trước đây, các nhà đầu tư có “thành kiến” với khu vực phía đông, coi đây là khu vực xa trung tâm vì giao thông khu vực này chưa phát triển. Nhưng trên thực tế, khu vực này chỉ cách trung tâm Hà Nội 2-3km, hạ tầng giao thông phía đông đang phát triển nhanh chóng, nhiều chủ đầu tư bất động sản bỏ vốn đầu tư hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới.
Đặc biệt, Hà Nội liên tiếp cho xây dựng các cây cầu bắc qua sông Hồng với mục tiêu là phát triển về kinh tế, xã hội của cả hai bên bờ sông tạo nên một chuỗi đô thị hiện đại, sầm uất trải dài bên bờ bắc sông Hồng.
Vài năm trước, xu hướng mở rộng và phát triển Hà Nội về phía Tây đã khiến cho giá đất ở khu vực này tăng đột biến, kéo theo làn sóng đổ xô mua bất động sản, bất chấp yếu tố hạ tầng và giá bị đẩy giá nóng. Giai đoạn 2011 khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hàng loạt dự án BĐS ở khu vực phát triển “nóng” ở phía Tây dường như “án binh bất động”, xây dựng dở dang vì chủ đầu tư thiếu vốn.
Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, trong thời gian gần đây, chung cư phía Tây Hà Nội, đặc biệt là khu Trung Hòa - Nhân Chính không còn được ưa chuộng, giới nhà giàu đang rời bỏ khu này để tìm chốn an cư mới. Với mức giá căn hộ từ 30 – 40 triệu đồng/m2 nhưng khu vực này đang ngày càng mất điểm bởi sự xuống cấp nhanh chóng và thiếu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tiện ích.
Kiến trúc sư Nguyễn Sỹ Triệu cho rằng, quy hoạch còn hạn chế nên xảy ra hiện tượng quá tải. Nguyên nhân chính là các nhà quy hoạch chưa đánh giá được hết mức độ phát triển, một phần khác do sự phát triển quá nóng của thị trường dẫn tới các chủ đầu tư ồ ạt xây dựng.
“Ở nước ta, số dân ở chung cư vẫn còn thấp nên việc xây dựng một không gian sống hợp lý để người mua nhà không quay lưng lại với chung cư là điều cần phải làm”, ông Triệu nói.
Lý giải về việc chung cư khu vực Trung Hoà Nhân Chính mất điểm, ông Nguyễn Văn Quang, giám đốc một sàn BĐS ở Nguyễn Thị Định phân tích, nguồn cung căn hộ hiện nay nhiều, các dự án mới được chủ đầu tư chú trọng hơn trong hạ tầng, cây xanh và điều quan trọng là giá cả cũng khá hợp lý nên không ít gia đình đã chuyển đi.
“Thời gian gần đây, tình trạng thừa cung cục bộ tại khu phía Tây cũng như việc khó xây dựng thêm các dự án tại khu vực trung tâm khiến khu vực nam Hà Nội sẽ được chú ý nhiều hơn” – vị chuyên gia này bật mí.
Thời của Đông - Nam
Đại diện sức hút bất động sản phía Đông Hà Nội
Dự án Vinhomes Riverside - nguồn: internet
Bđs phía Nam, phối cảnh Hòa Bình Green City - nguồn: internet
Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, khu vực phía Đông và Tây Bắc thành phố sẽ được coi trọng do đang diễn ra tình trạng thừa cung cục bộ tại khu phía Tây cũng như việc khó xây dựng thêm các dự án tại khu vực trung tâm. Do đó, tất yếu sẽ có xu hướng dịch chuyển các dự án sang phía Đông và Đông Bắc Hà Nội.
Thị trường bđs phía Đông, dự án Berriver Long Biên - nguồn: internet
Trong khi đó, khu vực phía Nam cũng đang nổi lên nhiều dự án điển hình như: Times City do Tập đoàn Vingroup đầu tư; Hoà Bình Green; chung cư cao cấp 102 Trường Chinh; Thăng Long Garden 250 Minh Khai hay chung cư Chợ Mơ…
Thị trường bđs phía Nam, dự án Timescity - nguồn: internet
Tại Times City, mức giá dao động chỉ từ 30 triệu đồng/m2 trở lên (chưa bao gồm VAT, bảo trì...) nhưng khách hàng được hưởng hàng loạt tiện ích trong khu đô thị như: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khu trường học chất lượng cao từ mầm non đến hết trung học.
Theo đánh giá của đại diện Savills, trước đây, các nhà đầu tư có “thành kiến” với khu vực phía đông, coi đây là khu vực xa trung tâm vì giao thông khu vực này chưa phát triển. Nhưng trên thực tế, khu vực này chỉ cách trung tâm Hà Nội 2-3km, hạ tầng giao thông phía đông đang phát triển nhanh chóng, nhiều chủ đầu tư bất động sản bỏ vốn đầu tư hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới.
Đặc biệt, Hà Nội liên tiếp cho xây dựng các cây cầu bắc qua sông Hồng với mục tiêu là phát triển về kinh tế, xã hội của cả hai bên bờ sông tạo nên một chuỗi đô thị hiện đại, sầm uất trải dài bên bờ bắc sông Hồng.
Theo vietnamNet