Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, để chủ trương của Bộ Xây dựng phát huy hiệu quả, bên cạnh hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện để người có nhu cầu có tiền mua nhà.
Liên quan đến chủ trương này, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, ông Liêm cho rằng: "Hiện nay, cả người có nhu cầu mua nhà và doanh nghiệp có nhà bán đều rất lớn. Tuy nhiên, người bán nhà thì vẫn ở trong tình trạng ế ẩm, còn người có nhu cầu nhà ở thì không thể mua vì giá quá cao.
Nguyên nhân nằm ở chỗ, nhà ở có diện tích nhỏ nhưng giá quá cao hoặc nhà có giá thấp nhưng diện tích lại lớn. Chính vì vậy, giải pháp cho tình trạng này là phải hạ giá tiền mỗi diện tích đất và giảm diện tích các căn hộ lớn. Đặc biệt, cần giảm diện tích bằng cách chia đôi, chia ba đối với những căn hộ cao cấp".
Khi được hỏi về chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở giá rẻ, ông Phạm Sĩ Liêm tỏ ra rất đồng tình. "Nếu cân đối được lợi ích để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được thì đây quả thực là một phương án có tính khả thi cao. Có thể đây sẽ là lời giải để cứu thị trường bất động sản trong thời điểm hiện nay", ông Liêm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Liêm, nếu chỉ miễn tiền sử dụng đất cho phần dự án được điều chỉnh thành nhà ở xã hội thì cũng chưa đủ thuyết phục và đảm bảo hiệu quả để các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia. Thực tế, tiền sử dụng đất không chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Điều quan trọng nhất là phải có nguồn tiền để các nhà đầu tư tiếp tục thi công. Bởi muốn chia đôi căn hộ cũng cần có tiền, muốn hoàn thiện các phần trong và ngoài nhà thì cũng cần có tiền. Ngoài ra còn cần tính đến lãi suất khi các doanh nghiệp được vay để có tiền thực hiện chủ trương trên.
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng, để chủ trương của Bộ Xây dựng phát huy hiệu quả, bên cạnh hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện để người có nhu cầu có tiền mua nhà.
Bàn về đối tượng được mua nhà giá rẻ, ông Liêm cho rằng, nên khuyến khích tất cả các đối tượng người mua, miễn là người có nhu cầu. Chúng ta không nên chỉ bó khung vào những người có thu nhập thấp… Bởi nếu chỉ cho các đối tượng được mua nhà xã hội hoặc các đối tượng thu nhập thấp tham gia thì sẽ còn mất rất nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thu nhập… Đó là chưa kể việc xét duyệt đó có đảm bảo hay không.
Trong thời buổi khó khăn này mà còn phải giải quyết những vấn đề đó thì chẳng biết khi nào mới thực hiện được giao dịch. "Theo tôi, Nhà nước nên cho doanh nghiệp tự làm nhà ở theo diện tích nhà ở xã hội, nhưng bán theo thương mại và nên gọi loại nhà đó là nhà ở bình dân. Nếu làm được như thế thì chắc chắn người dân sẽ ào ào mua nhà. Tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản theo đó mà dần dần sẽ được tháo gỡ", TS. Liêm cho biết.
Nguyên nhân nằm ở chỗ, nhà ở có diện tích nhỏ nhưng giá quá cao hoặc nhà có giá thấp nhưng diện tích lại lớn. Chính vì vậy, giải pháp cho tình trạng này là phải hạ giá tiền mỗi diện tích đất và giảm diện tích các căn hộ lớn. Đặc biệt, cần giảm diện tích bằng cách chia đôi, chia ba đối với những căn hộ cao cấp".
TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng
Khi được hỏi về chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở giá rẻ, ông Phạm Sĩ Liêm tỏ ra rất đồng tình. "Nếu cân đối được lợi ích để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được thì đây quả thực là một phương án có tính khả thi cao. Có thể đây sẽ là lời giải để cứu thị trường bất động sản trong thời điểm hiện nay", ông Liêm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Liêm, nếu chỉ miễn tiền sử dụng đất cho phần dự án được điều chỉnh thành nhà ở xã hội thì cũng chưa đủ thuyết phục và đảm bảo hiệu quả để các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia. Thực tế, tiền sử dụng đất không chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Điều quan trọng nhất là phải có nguồn tiền để các nhà đầu tư tiếp tục thi công. Bởi muốn chia đôi căn hộ cũng cần có tiền, muốn hoàn thiện các phần trong và ngoài nhà thì cũng cần có tiền. Ngoài ra còn cần tính đến lãi suất khi các doanh nghiệp được vay để có tiền thực hiện chủ trương trên.
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng, để chủ trương của Bộ Xây dựng phát huy hiệu quả, bên cạnh hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện để người có nhu cầu có tiền mua nhà.
Bàn về đối tượng được mua nhà giá rẻ, ông Liêm cho rằng, nên khuyến khích tất cả các đối tượng người mua, miễn là người có nhu cầu. Chúng ta không nên chỉ bó khung vào những người có thu nhập thấp… Bởi nếu chỉ cho các đối tượng được mua nhà xã hội hoặc các đối tượng thu nhập thấp tham gia thì sẽ còn mất rất nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thu nhập… Đó là chưa kể việc xét duyệt đó có đảm bảo hay không.
Trong thời buổi khó khăn này mà còn phải giải quyết những vấn đề đó thì chẳng biết khi nào mới thực hiện được giao dịch. "Theo tôi, Nhà nước nên cho doanh nghiệp tự làm nhà ở theo diện tích nhà ở xã hội, nhưng bán theo thương mại và nên gọi loại nhà đó là nhà ở bình dân. Nếu làm được như thế thì chắc chắn người dân sẽ ào ào mua nhà. Tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản theo đó mà dần dần sẽ được tháo gỡ", TS. Liêm cho biết.
Theo Người đưa tin