Bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 2012 và kế hoạch phát triển 2013 đã được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội...
Bộ Xây dựng đánh giá, việc phát triển nhà ở chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp
Từ giảm sút và gặp rất nhiều khó khăn của năm 2011, thị trường bất động sản năm 2012, vẫn theo đánh giá của Chính phủ là đình trệ chưa có khả năng phục hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vừa hoàn thành ngày 19/10, sau một ngày, bản báo cáo 52 trang về tình hình kinh tế - xã hội 2012 và kế hoạch phát triển 2013 đã được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã tiếp tục phát huy hiệu quả, Chính phủ đánh giá.
Một số điểm sáng được nêu tại báo cáo là sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ, chỉ số tồn kho giảm dần, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển…
Trong số các hạn chế, bên cạnh 5/15 chỉ tiêu nhiều khả năng không đạt kế hoạch, báo cáo kể đến, tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết.
"Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011, hầu hết các nhà máy đều không phát huy hết công suất."
Bên cạnh đó là khu vực doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng, sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm. Việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp....
Trước khi kể đến thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro như một hạn chế, báo cáo đánh giá thị trường bất động sản nhà ở hoạt động trầm lắng, giá cả sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch. Cơ cấu hàng hoá bất động sản nhà ở vẫn còn mất cân đối, thiếu hàng hoá có quy mô vừa và nhỏ, có giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê.
Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011, hầu hết các nhà máy đều không phát huy hết công suất, báo cáo viết.
Cũng liên quan đến thị trường bất động sản, ở bản báo cáo được phát hành mới đây, Bộ Xây dựng đánh giá, việc phát triển nhà ở chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Cũng theo bộ này, thị trường nhà ở phi hàng hóa có sự can thiệp của nhà nước, để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại các khu vực đô thị chưa được đáp ứng, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị, đồng thời ảnh hưởng tới chủ trương và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
Hạn chế tiếp theo được đưa ra tại đây là hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tạo lập nhà ở.
"Cả báo cáo của Bộ Xây dựng và Chính phủ đều không có con số về tồn kho bất động sản hiện nay, tuy nhiên đây lại là quan ngại lớn, đặt trong sự chậm trễ của giải quyết nợ xấu."
Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, kể cả nguồn vốn vay từ quỹ phát triển nhà ở, Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Số lượng dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi còn thấp so với nhu cầu. Đáng chú ý, một số địa phương chưa thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với năm 2013, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hình thành hành lang pháp lý để phát triển nhà ở cho thuê. Con số phấn đấu là đạt khoảng 100 triệu m2 sàn nhà ở, nhà ở xã hội khoảng 2,5 triệu m2 sàn, hỗ trợ cho khoảng 150 nghìn hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện chỗ ở.
Cả báo cáo của Bộ Xây dựng và Chính phủ đều không có con số về tồn kho bất động sản hiện nay, tuy nhiên đây lại là quan ngại lớn, đặt trong sự chậm trễ của giải quyết nợ xấu, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp vừa qua. Khi Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết thông tin dư nợ bất động sản có thể đã lên đến 1 triệu tỷ đồng.
Ở các giải pháp cho năm 2013, Chính phủ cũng “hứa” sẽ có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Vừa hoàn thành ngày 19/10, sau một ngày, bản báo cáo 52 trang về tình hình kinh tế - xã hội 2012 và kế hoạch phát triển 2013 đã được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã tiếp tục phát huy hiệu quả, Chính phủ đánh giá.
Một số điểm sáng được nêu tại báo cáo là sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ, chỉ số tồn kho giảm dần, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển…
Trong số các hạn chế, bên cạnh 5/15 chỉ tiêu nhiều khả năng không đạt kế hoạch, báo cáo kể đến, tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết.
"Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011, hầu hết các nhà máy đều không phát huy hết công suất."
Bên cạnh đó là khu vực doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng, sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm. Việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp....
Trước khi kể đến thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro như một hạn chế, báo cáo đánh giá thị trường bất động sản nhà ở hoạt động trầm lắng, giá cả sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch. Cơ cấu hàng hoá bất động sản nhà ở vẫn còn mất cân đối, thiếu hàng hoá có quy mô vừa và nhỏ, có giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê.
Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011, hầu hết các nhà máy đều không phát huy hết công suất, báo cáo viết.
Cũng liên quan đến thị trường bất động sản, ở bản báo cáo được phát hành mới đây, Bộ Xây dựng đánh giá, việc phát triển nhà ở chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Cũng theo bộ này, thị trường nhà ở phi hàng hóa có sự can thiệp của nhà nước, để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại các khu vực đô thị chưa được đáp ứng, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị, đồng thời ảnh hưởng tới chủ trương và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
Hạn chế tiếp theo được đưa ra tại đây là hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tạo lập nhà ở.
"Cả báo cáo của Bộ Xây dựng và Chính phủ đều không có con số về tồn kho bất động sản hiện nay, tuy nhiên đây lại là quan ngại lớn, đặt trong sự chậm trễ của giải quyết nợ xấu."
Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, kể cả nguồn vốn vay từ quỹ phát triển nhà ở, Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Số lượng dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi còn thấp so với nhu cầu. Đáng chú ý, một số địa phương chưa thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với năm 2013, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hình thành hành lang pháp lý để phát triển nhà ở cho thuê. Con số phấn đấu là đạt khoảng 100 triệu m2 sàn nhà ở, nhà ở xã hội khoảng 2,5 triệu m2 sàn, hỗ trợ cho khoảng 150 nghìn hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện chỗ ở.
Cả báo cáo của Bộ Xây dựng và Chính phủ đều không có con số về tồn kho bất động sản hiện nay, tuy nhiên đây lại là quan ngại lớn, đặt trong sự chậm trễ của giải quyết nợ xấu, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp vừa qua. Khi Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết thông tin dư nợ bất động sản có thể đã lên đến 1 triệu tỷ đồng.
Ở các giải pháp cho năm 2013, Chính phủ cũng “hứa” sẽ có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo VnEconomy