Trong buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM ngày 20-10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết sẽ xem xét cho một số dự án nhà ở kinh doanh chuyển thành nhà ở xã hội để tránh lãng phí, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra tổng thể các dự án nhà ở đã được duyệt trên địa bàn TP.HCM để nắm được số dự án đã bồi thường giải phóng mặt bằng xong, dự án dở dang và dự án chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời sẽ vận động chủ đầu tư các dự án chưa bồi thường giải phóng mặt bằng dừng dự án.
2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội
Mục tiêu chiến lược nhà ở giai đoạn 2012-2015 của TP.HCM: phấn đấu xây dựng được tối thiểu 2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đáp ứng chỗ ở cho 100.000 sinh viên, 17.500 căn hộ cho người thu nhập thấp và 93.000 chỗ ở cho công nhân. Di dời dân, tháo dỡ 25 chung cư cũ xuống cấp hư hỏng nặng và xây dựng mới 6.500 căn hộ... Đối với những dự án đã đầu tư sẽ thống kê tổng số căn hộ, số căn hộ tồn đọng và cân đối với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số của từng địa phương, sau đó sẽ quyết định cho điều chỉnh công năng thành nhà ở xã hội một số dự án để tránh lãng phí. Doanh nghiệp sẽ được miễn tiền sử dụng đất cho phần dự án được điều chỉnh thành nhà ở xã hội.
Ông Dũng cho rằng việc chuyển dự án nhà ở có diện tích lớn thành nhà ở xã hội (diện tích nhỏ) để đáp ứng nhu cầu của những người thu nhập thấp, không đủ tiền mua nhà theo giá thị trường là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. “Giá nhà càng rẻ càng tốt, nhưng phải ở mức vừa phải để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được. Điều kiện là chất lượng nhà ở phải an toàn, bảo đảm sinh hoạt tối thiểu của người dân, diện tích hợp lý, không quá chật chội. Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để đề xuất quy mô phù hợp với khả năng thanh toán của người dân” - ông Dũng nói. Số liệu thống kê cho thấy tại TP.HCM hiện có khoảng 20.000 căn hộ tồn đọng, chưa có người mua.
Sáng cùng ngày đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 giữa Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM. Tại buổi lễ, ông Dũng khẳng định ưu tiên chương trình nhà ở trong những năm tới là giải quyết chỗ ở cho người thu nhập thấp. Bộ Xây dựng sẽ đề xuất Chính phủ cho hỗ trợ trực tiếp người mua nhà bằng cách cho dân vay trả chậm nhiều năm với lãi suất thấp.
Ông Dũng cũng nhắc đến loại nhà ở do người dân tự xây dựng và cho biết người dân sẽ được hỗ trợ xây nhà trọ với điều kiện phù hợp quy hoạch, chất lượng công trình bảo đảm, giá cho thuê phù hợp với quy định cũng sẽ được miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ vay tiền và thuế. Theo ông Dũng, hiện loại nhà này chiếm 70% nhà ở đô thị. Phần lớn sinh viên, công nhân ở trọ trong nhà do dân tự xây dựng nhưng đa số không đủ điều kiện quy định.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết hiện khoảng 50% trong số 2 triệu hộ gia đình của TP đang sống trong những căn nhà không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Vì vậy, việc ký kết chương trình hành động nhà ở trên có ý nghĩa rất lớn đối với TP.
2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội
Mục tiêu chiến lược nhà ở giai đoạn 2012-2015 của TP.HCM: phấn đấu xây dựng được tối thiểu 2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đáp ứng chỗ ở cho 100.000 sinh viên, 17.500 căn hộ cho người thu nhập thấp và 93.000 chỗ ở cho công nhân. Di dời dân, tháo dỡ 25 chung cư cũ xuống cấp hư hỏng nặng và xây dựng mới 6.500 căn hộ... Đối với những dự án đã đầu tư sẽ thống kê tổng số căn hộ, số căn hộ tồn đọng và cân đối với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số của từng địa phương, sau đó sẽ quyết định cho điều chỉnh công năng thành nhà ở xã hội một số dự án để tránh lãng phí. Doanh nghiệp sẽ được miễn tiền sử dụng đất cho phần dự án được điều chỉnh thành nhà ở xã hội.
Ông Dũng cho rằng việc chuyển dự án nhà ở có diện tích lớn thành nhà ở xã hội (diện tích nhỏ) để đáp ứng nhu cầu của những người thu nhập thấp, không đủ tiền mua nhà theo giá thị trường là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. “Giá nhà càng rẻ càng tốt, nhưng phải ở mức vừa phải để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được. Điều kiện là chất lượng nhà ở phải an toàn, bảo đảm sinh hoạt tối thiểu của người dân, diện tích hợp lý, không quá chật chội. Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để đề xuất quy mô phù hợp với khả năng thanh toán của người dân” - ông Dũng nói. Số liệu thống kê cho thấy tại TP.HCM hiện có khoảng 20.000 căn hộ tồn đọng, chưa có người mua.
Sáng cùng ngày đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 giữa Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM. Tại buổi lễ, ông Dũng khẳng định ưu tiên chương trình nhà ở trong những năm tới là giải quyết chỗ ở cho người thu nhập thấp. Bộ Xây dựng sẽ đề xuất Chính phủ cho hỗ trợ trực tiếp người mua nhà bằng cách cho dân vay trả chậm nhiều năm với lãi suất thấp.
Ông Dũng cũng nhắc đến loại nhà ở do người dân tự xây dựng và cho biết người dân sẽ được hỗ trợ xây nhà trọ với điều kiện phù hợp quy hoạch, chất lượng công trình bảo đảm, giá cho thuê phù hợp với quy định cũng sẽ được miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ vay tiền và thuế. Theo ông Dũng, hiện loại nhà này chiếm 70% nhà ở đô thị. Phần lớn sinh viên, công nhân ở trọ trong nhà do dân tự xây dựng nhưng đa số không đủ điều kiện quy định.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết hiện khoảng 50% trong số 2 triệu hộ gia đình của TP đang sống trong những căn nhà không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Vì vậy, việc ký kết chương trình hành động nhà ở trên có ý nghĩa rất lớn đối với TP.
2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội Mục tiêu chiến lược nhà ở giai đoạn 2012-2015 của TP.HCM: phấn đấu xây dựng được tối thiểu 2,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đáp ứng chỗ ở cho 100.000 sinh viên, 17.500 căn hộ cho người thu nhập thấp và 93.000 chỗ ở cho công nhân. Di dời dân, tháo dỡ 25 chung cư cũ xuống cấp hư hỏng nặng và xây dựng mới 6.500 căn hộ... |
Theo Địa Ốc TTO