Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, Bộ Xây dựng không có chủ trương làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại như đề xuất của một số DN.
Theo ông Nam, mô hình nhà ở xã hội nhận được rất nhiều ưu đãi từ Nhà nước như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giảm thuế… Vì vậy, Nhà nước phải kiểm soát chủ đầu tư chứ không thể ưu tiên cho mọi nhà đầu tư.
“Nếu các DN đủ điều kiện làm nhà ở xã hội thì Nhà nước ủng hộ, nhưng trên thực tế có nhiều nhà đầu tư không đủ năng lực để thực hiện”, ông Nam nói.
Với quan điểm như trên, nhiều khả năng làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại như đề xuất một số DN sẽ không có trong dự thảo Nghị định Quản lý và phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng, trên thực tế, nhiều DN chưa cần cơ chế ưu đãi đã triển khai sản phẩm nhà giá rẻ. Nếu Nhà nước cho xây dựng nhà ở xã hội theo phương thức thương mại thì nhiều dự án có cơ hội chuyển đổi để biến nhà giá trung bình thành nhà giá rẻ. Như vậy, Nhà nước, DN và người mua cùng có lợi.
Tại Hà Nội, thời gian vừa qua, thị trường xôn xao với mức giá 10 triệu đồng/m2 của Dự án Đại Thanh do Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Mức giá này còn thấp hơn giá của các dự án nhà ở xã hội đang được triển khai tại Hà Nội. Tuy nhiên, với thông điệp mà 2 tổng công ty Vinaconex và Viglacera vừa đưa ra, ước mơ nhà ở giá dưới 10 triệu đồng/m2 không còn quá xa vời.
Theo 2 tổng công ty này, với quỹ đất sẵn có và kinh nghiệm trong đầu tư và thi công xây dựng, họ hoàn toàn có thể xây nhà ở xã hội có giá thành dưới 8 triệu đồng/m2. Trong đó, theo kế hoạch 2013, Vinaconex sẽ liên doanh với Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) để đầu tư Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội Bắc An Khánh với diện tích 18,55 héc-ta, quy mô hơn 5.000 căn hộ.
Tại khu vực phía Nam, trong khi đa số DN đầu tư bất động sản còn loay hoay với chiến lược kinh doanh sắp tới của mình, thì 2 đơn vị của Bộ Xây dựng là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) đã lên kế hoạch thực hiện dự án nhà ở cho công nhân trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch I (Đồng Nai).
Ông Nguyễn Văn Đạt, Tổng giám đốc IDICO cho biết, Tổng công ty đang nghiên cứu mức giá và hình thức xây dựng phù hợp với nhu cầu của công nhân, tuy nhiên, căn hộ có giá trên 100 triệu đồng/căn là hoàn toàn khả thi.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận định, nếu HUD và IDICO bung căn hộ giá rẻ ra thị trường sẽ ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư kinh doanh đất nền dự án tại các khu vực lân cận.
Tại TP. HCM, việc chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng đang được nhiều DN cân nhắc. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi không đơn giản khiến nhiều DN nản lòng, chỉ những dự án chưa triển khai và không thể bán được hàng, chủ đầu tư mới tính đến nước chuyển đổi. Hơn nữa, khi Nhà nước chủ trương xây dựng nhà giá rẻ, một số DN tại TP. HCM đã kịp tung ra thị trường sản phẩm căn hộ giá thấp ở mức 450 - 700 triệu đồng/căn, sát nhu cầu của người mua với phương thức thanh toán linh hoạt và lại không bị gò vào khung 5 năm mới được bán như nhà ở xã hội.
Theo ông Đực, tại thị trường phía Bắc, các DN nhà nước hoặc có gốc Nhà nước giữ vai trò chi phối thị trường, vì vậy, ưu tiên cho các DN này xây dựng nhà ở xã hội sẽ khơi thông được thị trường, trong khi thị trường phía Nam lại có đặc thù khác. Thị trường bất động sản phía Nam được khơi thông hay không lại phụ thuộc vào việc đẩy hàng tồn kho, chứ không phải xây mới.
“Nếu các DN đủ điều kiện làm nhà ở xã hội thì Nhà nước ủng hộ, nhưng trên thực tế có nhiều nhà đầu tư không đủ năng lực để thực hiện”, ông Nam nói.
Với quan điểm như trên, nhiều khả năng làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại như đề xuất một số DN sẽ không có trong dự thảo Nghị định Quản lý và phát triển nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng không đồng ý với đề xuất làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng, trên thực tế, nhiều DN chưa cần cơ chế ưu đãi đã triển khai sản phẩm nhà giá rẻ. Nếu Nhà nước cho xây dựng nhà ở xã hội theo phương thức thương mại thì nhiều dự án có cơ hội chuyển đổi để biến nhà giá trung bình thành nhà giá rẻ. Như vậy, Nhà nước, DN và người mua cùng có lợi.
Tại Hà Nội, thời gian vừa qua, thị trường xôn xao với mức giá 10 triệu đồng/m2 của Dự án Đại Thanh do Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư. Mức giá này còn thấp hơn giá của các dự án nhà ở xã hội đang được triển khai tại Hà Nội. Tuy nhiên, với thông điệp mà 2 tổng công ty Vinaconex và Viglacera vừa đưa ra, ước mơ nhà ở giá dưới 10 triệu đồng/m2 không còn quá xa vời.
Theo 2 tổng công ty này, với quỹ đất sẵn có và kinh nghiệm trong đầu tư và thi công xây dựng, họ hoàn toàn có thể xây nhà ở xã hội có giá thành dưới 8 triệu đồng/m2. Trong đó, theo kế hoạch 2013, Vinaconex sẽ liên doanh với Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) để đầu tư Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội Bắc An Khánh với diện tích 18,55 héc-ta, quy mô hơn 5.000 căn hộ.
Tại khu vực phía Nam, trong khi đa số DN đầu tư bất động sản còn loay hoay với chiến lược kinh doanh sắp tới của mình, thì 2 đơn vị của Bộ Xây dựng là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) đã lên kế hoạch thực hiện dự án nhà ở cho công nhân trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch I (Đồng Nai).
Ông Nguyễn Văn Đạt, Tổng giám đốc IDICO cho biết, Tổng công ty đang nghiên cứu mức giá và hình thức xây dựng phù hợp với nhu cầu của công nhân, tuy nhiên, căn hộ có giá trên 100 triệu đồng/căn là hoàn toàn khả thi.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận định, nếu HUD và IDICO bung căn hộ giá rẻ ra thị trường sẽ ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư kinh doanh đất nền dự án tại các khu vực lân cận.
Tại TP. HCM, việc chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng đang được nhiều DN cân nhắc. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi không đơn giản khiến nhiều DN nản lòng, chỉ những dự án chưa triển khai và không thể bán được hàng, chủ đầu tư mới tính đến nước chuyển đổi. Hơn nữa, khi Nhà nước chủ trương xây dựng nhà giá rẻ, một số DN tại TP. HCM đã kịp tung ra thị trường sản phẩm căn hộ giá thấp ở mức 450 - 700 triệu đồng/căn, sát nhu cầu của người mua với phương thức thanh toán linh hoạt và lại không bị gò vào khung 5 năm mới được bán như nhà ở xã hội.
Theo ông Đực, tại thị trường phía Bắc, các DN nhà nước hoặc có gốc Nhà nước giữ vai trò chi phối thị trường, vì vậy, ưu tiên cho các DN này xây dựng nhà ở xã hội sẽ khơi thông được thị trường, trong khi thị trường phía Nam lại có đặc thù khác. Thị trường bất động sản phía Nam được khơi thông hay không lại phụ thuộc vào việc đẩy hàng tồn kho, chứ không phải xây mới.
Theo ĐTCK