PGS-TS Đặng Hùng Võ đồng tình với phương án bắt buộc công chứng trong mọi giao dịch nhà đất.
“Gần 800.000 ý kiến đề nghị bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất, chuyển thành cơ chế trưng mua nhưng Bộ TN&MT không tiếp thu” - đó là nội dung trong báo cáo tổng kết chính thức về việc góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Bộ TN&MT trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung của báo cáo này được PGS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, giới thiệu trong Hội thảo tập huấn về các nội dung quản lý và sử dụng đất đai dành cho báo chí, tổ chức ngày 12-5.
Dự án chậm triển khai: Thu hồi không bồi hoàn
Theo TS Võ, trong báo cáo tổng kết, Bộ TN&MT cũng không tiếp thu kiến nghị “không giao thẩm quyền quyết định về đất đai cho chủ tịch UBND” như dự thảo. Tại các cuộc họp góp ý dự thảo tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng việc giao quyền quyết định cho chủ tịch UBND sẽ dẫn đến ùn tắc nếu cá nhân đó quá bận rộn, chưa kể khả năng lạm quyền do một cá nhân được giao quyền quá lớn. Tuy nhiên, Bộ vẫn giữ nguyên quan điểm như dự thảo. Cùng đó, kiến nghị “không quy định hạn điền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp được giao lâu dài hoặc giao 90 năm” cũng không được Bộ tiếp thu.
Một nội dung mới trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Bộ thống nhất bảo vệ: Các dự án chậm triển khai sẽ bị thu hồi mà không được bồi hoàn các giá trị đã đầu tư trên đất.
Theo giám đốc một doanh nghiệp bất động sản, nếu nội dung này được thông qua chắc chắn sẽ gặp nhiều phản ứng trong khối doanh nghiệp. “Phải phân biệt nguồn gốc đất của dự án, không thể đánh đồng như nhau. Nếu đất do Nhà nước lấy từ quỹ đất công giao cho mà doanh nghiệp không thực hiện hoặc có vi phạm thì thu hồi không bồi hoàn là đúng. Nhưng nếu đất này do doanh nghiệp tự thỏa thuận, đã được cấp giấy chứng nhận, tức đã là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp mà thu hồi là không thỏa đáng. Nếu doanh nghiệp bỏ hoang đất gây lãng phí thì Nhà nước cứ đánh thuế chứ không thể thu hồi không bồi hoàn” - ông bày tỏ.
Giao dịch nhà đất: Công chứng bắt buộc
Bộ TN&MT cũng bảo lưu quan điểm không bắt buộc công chứng trong các giao dịch nhà đất mà công chứng theo nhu cầu. Vấn đề này bấy lâu nay nhận được hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng cần phải bỏ vì đã có thủ tục đăng ký đất đai thì dư thừa thủ tục công chứng. Một bên phân tích đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau, mỗi thủ tục có một giá trị riêng. Thủ tục công chứng rất cần thiết và chưa thể bỏ trong tình hình hiện nay nhằm ngăn chặn giấy tờ giả, xác định nội dung giao dịch là hợp pháp, kiểm tra năng lực hành vi dân sự và ý chí của người tham gia giao dịch vì đây là loại tài sản có giá trị rất lớn.
TS Đặng Hùng Võ cho rằng bãi bỏ thủ tục để đơn giản cho dân là cần thiết. “Nhưng nếu bỏ công chứng thì cơ quan đăng ký phải kiêm nhiệm luôn công việc này chứ nếu không ai sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giao dịch, về người giao dịch… mà cơ quan công chứng đang làm? Bộ TN&MT quy định công chứng theo nhu cầu, tức ai thích thì công chứng, ai không thích thì khỏi là không đúng” - ông góp ý.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đồng ý với một số kiến nghị. Chẳng hạn phải có quy định cụ thể về trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất; hoặc sẽ quy định cụ thể về việc lấy ý kiến người dân khi lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, Bộ cho hay chỉ tiếp thu về nguyên tắc, còn cụ thể hơn nữa thì phải chờ nghị định. “Trong khi đó, tôi cho rằng tỉ lệ đồng thuận bao nhiêu thì quy hoạch mới được thông qua là rất quan trọng, phải cần đến luật. Do đó tiếp thu này cũng chưa thật sự thỏa đáng” - ông Võ bình luận.
Dự án chậm triển khai: Thu hồi không bồi hoàn
Theo TS Võ, trong báo cáo tổng kết, Bộ TN&MT cũng không tiếp thu kiến nghị “không giao thẩm quyền quyết định về đất đai cho chủ tịch UBND” như dự thảo. Tại các cuộc họp góp ý dự thảo tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng việc giao quyền quyết định cho chủ tịch UBND sẽ dẫn đến ùn tắc nếu cá nhân đó quá bận rộn, chưa kể khả năng lạm quyền do một cá nhân được giao quyền quá lớn. Tuy nhiên, Bộ vẫn giữ nguyên quan điểm như dự thảo. Cùng đó, kiến nghị “không quy định hạn điền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp được giao lâu dài hoặc giao 90 năm” cũng không được Bộ tiếp thu.
Theo quan điểm của Bộ TN&MT, đất nông nghiệp sẽ không bỏ hạn điền.
Một nội dung mới trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Bộ thống nhất bảo vệ: Các dự án chậm triển khai sẽ bị thu hồi mà không được bồi hoàn các giá trị đã đầu tư trên đất.
Theo giám đốc một doanh nghiệp bất động sản, nếu nội dung này được thông qua chắc chắn sẽ gặp nhiều phản ứng trong khối doanh nghiệp. “Phải phân biệt nguồn gốc đất của dự án, không thể đánh đồng như nhau. Nếu đất do Nhà nước lấy từ quỹ đất công giao cho mà doanh nghiệp không thực hiện hoặc có vi phạm thì thu hồi không bồi hoàn là đúng. Nhưng nếu đất này do doanh nghiệp tự thỏa thuận, đã được cấp giấy chứng nhận, tức đã là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp mà thu hồi là không thỏa đáng. Nếu doanh nghiệp bỏ hoang đất gây lãng phí thì Nhà nước cứ đánh thuế chứ không thể thu hồi không bồi hoàn” - ông bày tỏ.
Giao dịch nhà đất: Công chứng bắt buộc
Bộ TN&MT cũng bảo lưu quan điểm không bắt buộc công chứng trong các giao dịch nhà đất mà công chứng theo nhu cầu. Vấn đề này bấy lâu nay nhận được hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng cần phải bỏ vì đã có thủ tục đăng ký đất đai thì dư thừa thủ tục công chứng. Một bên phân tích đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau, mỗi thủ tục có một giá trị riêng. Thủ tục công chứng rất cần thiết và chưa thể bỏ trong tình hình hiện nay nhằm ngăn chặn giấy tờ giả, xác định nội dung giao dịch là hợp pháp, kiểm tra năng lực hành vi dân sự và ý chí của người tham gia giao dịch vì đây là loại tài sản có giá trị rất lớn.
TS Đặng Hùng Võ cho rằng bãi bỏ thủ tục để đơn giản cho dân là cần thiết. “Nhưng nếu bỏ công chứng thì cơ quan đăng ký phải kiêm nhiệm luôn công việc này chứ nếu không ai sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giao dịch, về người giao dịch… mà cơ quan công chứng đang làm? Bộ TN&MT quy định công chứng theo nhu cầu, tức ai thích thì công chứng, ai không thích thì khỏi là không đúng” - ông góp ý.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đồng ý với một số kiến nghị. Chẳng hạn phải có quy định cụ thể về trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất; hoặc sẽ quy định cụ thể về việc lấy ý kiến người dân khi lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, Bộ cho hay chỉ tiếp thu về nguyên tắc, còn cụ thể hơn nữa thì phải chờ nghị định. “Trong khi đó, tôi cho rằng tỉ lệ đồng thuận bao nhiêu thì quy hoạch mới được thông qua là rất quan trọng, phải cần đến luật. Do đó tiếp thu này cũng chưa thật sự thỏa đáng” - ông Võ bình luận.
Theo khuyến nghị của tổ chức Oxfam, quy hoạch cấp huyện cần được lấy ý kiến cộng đồng gồm những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy hoạch bằng hình thức tham vấn trực tiếp. Tỉ lệ đồng thuận để thông qua là 80% người dân được lấy ý kiến. Còn quy hoạch cấp tỉnh trở lên thì lấy ý kiến bằng hình thức tiếp nhận thông tin. |
Theo Pháp luật TP