Mặc dù được thiết kế xây dựng tương tự như nhà ở thương mại nhưng các dự án nhà ở xã hội vẫn khó bán ra thị trường khi tâm lý người mua vẫn xem nhà ở xã hội giống như nhà tái định cư, kém chất lượng nên tỏ ra dè dặt.
Thực tế đó được một doanh nghiệp địa ốc ghi nhận khi thực hiện một dự án nhà ở xã hội khá lớn tại TP.HCM và vừa chào bán căn hộ ra thị trường trước Tết Nguyên đán vừa qua.
Đại diện công ty này cho biết tâm lý của người mua nhà xem “của rẻ là của ôi”, giá rẻ thì chất lượng kém đã khiến cho việc bán hàng của công ty gặp khó khăn. Hơn nữa, không giống như nhà ở thương mại cứ xây xong móng là bán, các dự án nhà ở xã hội muốn bán phải trình bày công phu hơn để người mua hiểu rõ, bởi đi kèm với loại hình nhà ở này là những thông tư, nghị định ràng buộc chặt chẽ, liên quan tới điều kiện vay vốn, điều kiện bán lại nhà khi có nhu cầu và khi bán lại phải bán cho ai và nghĩa vụ tài chính như thế nào…
Vị đại diện này cho rằng, nếu hiểu đúng thì loại hình nhà ở xã hội không thua kém nhà ở thương mại, thậm chí còn an toàn hơn do được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về giá bán, thuế giá trị gia tăng, hay lãi suất vay thấp theo gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.
Một điều quan trọng không kém là pháp lý và tiến độ của dự án. Với các nhà án nhà ở thương mại, giá bán được xác định theo kỳ vọng của chủ đầu tư và căn bản pháp lý của dự án có thể chưa đầy đủ, trong khi các dự án nhà ở xã hội do tham gia gói 30.000 tỉ đồng nên bị kiểm tra giám sát chặt chẽ.
Nói cách khác mua nhà ở xã hội có vẻ an toàn hơn khi cơ quan quản lý nhà nước đã thay mặt người mua nhà kiểm tra tính pháp lý cũng như tiến độ của dự án.
Hiện tại, TPHCM mới dự án HQC Plaza tại huyện Bình Chánh của Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân khởi công xây dựng.
Dự án có quy mô hơn 1.700 căn hộ có giá bán từ 11,5-12,5 triệu đồng/mét vuông; người mua nhà sẽ được Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay theo gói 30.000 tỉ đồng. Đây là dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng TPHCM cho biết trong năm 2013 đã có 11 dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với tổng cộng khoảng 9.153 căn hộ, trong đó thành phố đã chấp thuận năm dự án được chuyển đổi với quy mô khoảng 6.700 căn hộ.
Về tình hình giải ngân gói 30.000 tỉ đồng, sở cho biết tính đến hết tháng 12 năm ngoái, thành phố có tất cả 357 khách hàng cá nhân ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại với tổng hạn mức tín dụng khoảng 198,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, hiện đã có bốn dự án đang làm hồ sơ vay với số tiền dự kiến khoảng 1.235 tỉ đồng, trong đó Công ty Hoàng Quân đã giải ngân được 100 trong tổng số 540 tỉ đồng, ba hồ sơ còn lại gồm Công ty Thủ Thiêm với số tiền 55 tỉ đồng, Hợp tác xã Gia Phú khoảng 40 tỉ đồng và Công ty Tấn Hưng khoảng 600 tỉ đồng đang được các ngân hàng thẩm định hồ sơ.
Đại diện công ty này cho biết tâm lý của người mua nhà xem “của rẻ là của ôi”, giá rẻ thì chất lượng kém đã khiến cho việc bán hàng của công ty gặp khó khăn. Hơn nữa, không giống như nhà ở thương mại cứ xây xong móng là bán, các dự án nhà ở xã hội muốn bán phải trình bày công phu hơn để người mua hiểu rõ, bởi đi kèm với loại hình nhà ở này là những thông tư, nghị định ràng buộc chặt chẽ, liên quan tới điều kiện vay vốn, điều kiện bán lại nhà khi có nhu cầu và khi bán lại phải bán cho ai và nghĩa vụ tài chính như thế nào…
Vị đại diện này cho rằng, nếu hiểu đúng thì loại hình nhà ở xã hội không thua kém nhà ở thương mại, thậm chí còn an toàn hơn do được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về giá bán, thuế giá trị gia tăng, hay lãi suất vay thấp theo gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.
Một điều quan trọng không kém là pháp lý và tiến độ của dự án. Với các nhà án nhà ở thương mại, giá bán được xác định theo kỳ vọng của chủ đầu tư và căn bản pháp lý của dự án có thể chưa đầy đủ, trong khi các dự án nhà ở xã hội do tham gia gói 30.000 tỉ đồng nên bị kiểm tra giám sát chặt chẽ.
Nói cách khác mua nhà ở xã hội có vẻ an toàn hơn khi cơ quan quản lý nhà nước đã thay mặt người mua nhà kiểm tra tính pháp lý cũng như tiến độ của dự án.
Hiện tại, TPHCM mới dự án HQC Plaza tại huyện Bình Chánh của Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân khởi công xây dựng.
Dự án có quy mô hơn 1.700 căn hộ có giá bán từ 11,5-12,5 triệu đồng/mét vuông; người mua nhà sẽ được Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay theo gói 30.000 tỉ đồng. Đây là dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng TPHCM cho biết trong năm 2013 đã có 11 dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với tổng cộng khoảng 9.153 căn hộ, trong đó thành phố đã chấp thuận năm dự án được chuyển đổi với quy mô khoảng 6.700 căn hộ.
Về tình hình giải ngân gói 30.000 tỉ đồng, sở cho biết tính đến hết tháng 12 năm ngoái, thành phố có tất cả 357 khách hàng cá nhân ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại với tổng hạn mức tín dụng khoảng 198,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, hiện đã có bốn dự án đang làm hồ sơ vay với số tiền dự kiến khoảng 1.235 tỉ đồng, trong đó Công ty Hoàng Quân đã giải ngân được 100 trong tổng số 540 tỉ đồng, ba hồ sơ còn lại gồm Công ty Thủ Thiêm với số tiền 55 tỉ đồng, Hợp tác xã Gia Phú khoảng 40 tỉ đồng và Công ty Tấn Hưng khoảng 600 tỉ đồng đang được các ngân hàng thẩm định hồ sơ.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn