Hai sự kiện quan trọng liên quan đến công tác công chứng vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua. Một là, phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012”. Hai là, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
Đây là hai sự kiện góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của các tổ chức hành nghề công chứng cũng như chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
Chỉ lập Phòng công chứng ở địa bàn còn khó khăn
Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bố hợp lý gắn với địa bàn dân cư trên toàn quốc, đáp ứng đầy đủ như cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch, bảo đảm các hợp đồng, giao dịch liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đều phải được công chứng.
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu phát triển hoạt động công chứng theo hướng dịch vụ công, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Quy hoạch này, đến năm 2020, tổng số quy hoạch phát triển khoảng 1.700 tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước, trong đó chủ yếu phát triển Văn phòng công chứng, củng cố các Phòng công chứng hiện có, tính toán lộ trình cổ phần hóa các Phòng công chứng đủ điều kiện, chuyển đổi các Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng Công chứng đối với những địa bàn còn khó khăn, chưa có điều kiện xã hội hóa công chứng để giảm gánh nặng cho biên chế và ngân sách Nhà nước.
Lộ trình Quy hoạch theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011 – 2015: Quy hoạch phát triển khoảng 1.000 tổ chức hành nghề công chứng. Giai đoạn 2016 – 2020: Quy hoạch phát triển khoảng 700 tổ chức hành nghề công chứng. Việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tuân thủ Quy hoạch đã được phê duyệt.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà có thể điều chỉnh quy hoạch số lượng tổ chức hành nghề công chứng nhưng tỷ lệ điều chỉnh quy hoạch không vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt.
Trong trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng đã phê duyệt thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải gửi Bộ Tư pháp đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch để Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với các địa bàn cấp huyện được thành lập mói thì quy hoạch bổ sung tối đa 2 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn này. Trường hợp địa bàn huyện mới có diện tích rộng, dân số đông, nhu cầu công chứng lớn, không thuận tiền cho nhân dân trong việc công chứng thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Với việc “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012” được ban hành, ngành Tư pháp kỳ vọng Quy hoạch sẽ là căn cứ quan trọng cho việc phát triển bền vững các tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách
Tiếp theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 7/1.
Với Nghị định này, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp khác như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác.
Công chứng viên đang hành nghề công chứng có nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hành năm. Thời gian bồi dưỡng tối thiểu là ba ngày.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm việc cập nhật mới các quy định của pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan và kỹ năng công chứng các loại hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên của Phòng Công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm thì vẫn được giữ chức danh công chứng viên và có thể thành lập Văn phòng công chứng hoặc tham gia Văn phòng công chứng đang hoạt động. Công chứng viên nghỉ hưu hoặc thôi việc quá một năm nếu có nguyện vọng hành nghề công chứng thì phải làm thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên.
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng phải có xác nhận của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn Luật sư và giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề luật sư.
Nghị định cũng đưa ra các quy định chi tiết về miễn nhiệm công chứng viên, thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng, chuyển đổi loại hình văn phòng công chứng....
Với Nghị định này, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng sẽ được “siết” lại theo hướng chuyên nghiệp, lành mạnh hơn.
Chỉ lập Phòng công chứng ở địa bàn còn khó khăn
Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bố hợp lý gắn với địa bàn dân cư trên toàn quốc, đáp ứng đầy đủ như cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch, bảo đảm các hợp đồng, giao dịch liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đều phải được công chứng.
Hình minh họa
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu phát triển hoạt động công chứng theo hướng dịch vụ công, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Quy hoạch này, đến năm 2020, tổng số quy hoạch phát triển khoảng 1.700 tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước, trong đó chủ yếu phát triển Văn phòng công chứng, củng cố các Phòng công chứng hiện có, tính toán lộ trình cổ phần hóa các Phòng công chứng đủ điều kiện, chuyển đổi các Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng Công chứng đối với những địa bàn còn khó khăn, chưa có điều kiện xã hội hóa công chứng để giảm gánh nặng cho biên chế và ngân sách Nhà nước.
Lộ trình Quy hoạch theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011 – 2015: Quy hoạch phát triển khoảng 1.000 tổ chức hành nghề công chứng. Giai đoạn 2016 – 2020: Quy hoạch phát triển khoảng 700 tổ chức hành nghề công chứng. Việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tuân thủ Quy hoạch đã được phê duyệt.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà có thể điều chỉnh quy hoạch số lượng tổ chức hành nghề công chứng nhưng tỷ lệ điều chỉnh quy hoạch không vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt.
Trong trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng đã phê duyệt thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải gửi Bộ Tư pháp đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch để Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với các địa bàn cấp huyện được thành lập mói thì quy hoạch bổ sung tối đa 2 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn này. Trường hợp địa bàn huyện mới có diện tích rộng, dân số đông, nhu cầu công chứng lớn, không thuận tiền cho nhân dân trong việc công chứng thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Với việc “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012” được ban hành, ngành Tư pháp kỳ vọng Quy hoạch sẽ là căn cứ quan trọng cho việc phát triển bền vững các tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách
Tiếp theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2012, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 7/1.
Với Nghị định này, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp khác như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác.
Công chứng viên đang hành nghề công chứng có nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hành năm. Thời gian bồi dưỡng tối thiểu là ba ngày.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm việc cập nhật mới các quy định của pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan và kỹ năng công chứng các loại hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên của Phòng Công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm thì vẫn được giữ chức danh công chứng viên và có thể thành lập Văn phòng công chứng hoặc tham gia Văn phòng công chứng đang hoạt động. Công chứng viên nghỉ hưu hoặc thôi việc quá một năm nếu có nguyện vọng hành nghề công chứng thì phải làm thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên.
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng phải có xác nhận của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn Luật sư và giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề luật sư.
Nghị định cũng đưa ra các quy định chi tiết về miễn nhiệm công chứng viên, thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng, điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng, chuyển đổi loại hình văn phòng công chứng....
Với Nghị định này, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng sẽ được “siết” lại theo hướng chuyên nghiệp, lành mạnh hơn.
Theo Pháp luật VN