Sau hơn 2 tháng Nghị định 64 có hiệu lực, hàng loạt hồ sơ xin cấp phép xây dựng của người dân, doanh nghiệp nộp lên các quận/huyện đều bị “treo”..
Nhà dưới 3 tầng không cần bản vẽ kết cấu
Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực ngày 20/10/2012) quy định, thành phần hồ sơ xin phép xây dựng phải có thêm các bản vẽ kết cấu chịu lực chính. Trong khi trên thực tế, chi phí cho loại bản vẽ này tốn kém hơn nhiều lần so với bản vẽ để cấp giấy phép xây dựng và thời gian kéo dài hơn.
Trước tình hình đó, tại thông tư số 10 do Bộ Xây dựng vừa ban hành hướng dẫn Nghị định 64 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn việc xem xét các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở riêng lẻ.
Theo đó, đối với nhà ở riêng lẻ có quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên chỉ yêu cầu có bản vẽ do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế thực hiện, không yêu cầu phải có báo cáo thẩm định, phê duyệt.
Riêng nhà ở có quy mô dưới 3 tầng, dưới 250 m2 thì hộ gia đình tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn công trình và công trình lân cận. Điều này được hiểu là loại công trình này khi xin phép xây dựng không cần phải có bản vẽ kết cấu.
Cũng theo quy định mới, nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng mới được cấp giấy phép xây dựng. Theo Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng là quy hoạch tỷ lệ 1/500.
Trong khi đó, ngay cả những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc phủ quy hoạch chi tiết xây dựng vẫn còn là chặng đường dài. Tại TPHCM mới chỉ có vài ô phố có quy hoạch 1/500. Cả TP chỉ xấp xỉ một nửa diện tích được phủ kín quy hoạch 1/2.000...
Trước phản ánh của các địa phương, cơ quan quản lý và người dân, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho người dân sau khi NĐ 64/CP có hiệu lực.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản giải trình những vướng mắc này. Theo Bộ trưởng, trường hợp khu vực đô thị đã ổn định chức năng thì không phải lập quy hoạch chi tiết mà chỉ lập thiết kế đô thị để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng. Còn ở nông thôn, việc cấp giấy phép xây dựng chỉ áp dụng đối với những khu vực đã có quy hoạch điểm dân cư hoặc có quy định cụ thể của của UBND cấp huyện. Những khu vực còn lại khi xây dựng nhà ở không phải xin cấp giấy phép xây dựng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 88 cho phép lùi thời điểm áp dụng một điều khoản tại Nghị định 64/2012 về cấp phép xây dựng đến ngày 1/7/2013.
Đó là quy định: “Công trình xây dựng ở trong khu vực tuyến phố tại đô thị nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
Hạn chế sách nhiễu trong cấp GPXD
Nghị định 64 được ban hành ngày ngày 4/9/2012 là Nghị định đầu tiên quy định riêng về giấy phép xây dựng (GPXD) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư khi đi xin GPXD, đẩy nhanh thời gian cấp GPXD …
Một số quy định mới được đề cập trong Nghị định được coi là cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư khi đi xin GPXD như: Đối với công trình cấp 1, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị được xem xét cấp GPXD theo giai đoạn;
Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị được cấp GPXD cho một, nhiều hoặc tất cả công trình thuộc dự án;Nghị định đã quy định cụ thể quy trình cấp GPXD, thời gian cho ý kiến là 10 ngày.
Đặc biệt để tránh tình trạng cơ quan cấp GPXD yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ nhiều lần, Nghị định quy định khi nhận hồ sơ cơ quan cấp phép phải xem xét kỹ để thông báo chỉ một lần bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh.
Quy định cũng được coi là tạo thông thoáng hơn đó là đối với trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài công trình thì không phải xin điều chỉnh GPXD…
Bên cạnh đó Nghị định 64 cũng đưa ra nhiều quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, như đối tượng phải có GPXD được cụ thể hơn, điều kiện để được cấp phép cũng rõ ràng hơn, công trình phải phù hợp với mục tiêu đầu tư, mục đích sử dụng đất, phải phù hợp với thiết kế đô thị. Các công trình được cấp GPXD tạm cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư, bảo đảm an toàn…
Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực ngày 20/10/2012) quy định, thành phần hồ sơ xin phép xây dựng phải có thêm các bản vẽ kết cấu chịu lực chính. Trong khi trên thực tế, chi phí cho loại bản vẽ này tốn kém hơn nhiều lần so với bản vẽ để cấp giấy phép xây dựng và thời gian kéo dài hơn.
Việc cấp phép xây dựng đã bị "treo" suốt hơn 2 tháng vì chờ... thông tư (ảnh minh họa)
Trước tình hình đó, tại thông tư số 10 do Bộ Xây dựng vừa ban hành hướng dẫn Nghị định 64 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn việc xem xét các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở riêng lẻ.
Theo đó, đối với nhà ở riêng lẻ có quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên chỉ yêu cầu có bản vẽ do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế thực hiện, không yêu cầu phải có báo cáo thẩm định, phê duyệt.
Riêng nhà ở có quy mô dưới 3 tầng, dưới 250 m2 thì hộ gia đình tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn công trình và công trình lân cận. Điều này được hiểu là loại công trình này khi xin phép xây dựng không cần phải có bản vẽ kết cấu.
Cũng theo quy định mới, nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng mới được cấp giấy phép xây dựng. Theo Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng là quy hoạch tỷ lệ 1/500.
Trong khi đó, ngay cả những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc phủ quy hoạch chi tiết xây dựng vẫn còn là chặng đường dài. Tại TPHCM mới chỉ có vài ô phố có quy hoạch 1/500. Cả TP chỉ xấp xỉ một nửa diện tích được phủ kín quy hoạch 1/2.000...
Trước phản ánh của các địa phương, cơ quan quản lý và người dân, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho người dân sau khi NĐ 64/CP có hiệu lực.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản giải trình những vướng mắc này. Theo Bộ trưởng, trường hợp khu vực đô thị đã ổn định chức năng thì không phải lập quy hoạch chi tiết mà chỉ lập thiết kế đô thị để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng. Còn ở nông thôn, việc cấp giấy phép xây dựng chỉ áp dụng đối với những khu vực đã có quy hoạch điểm dân cư hoặc có quy định cụ thể của của UBND cấp huyện. Những khu vực còn lại khi xây dựng nhà ở không phải xin cấp giấy phép xây dựng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 88 cho phép lùi thời điểm áp dụng một điều khoản tại Nghị định 64/2012 về cấp phép xây dựng đến ngày 1/7/2013.
Đó là quy định: “Công trình xây dựng ở trong khu vực tuyến phố tại đô thị nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
Hạn chế sách nhiễu trong cấp GPXD
Nghị định 64 được ban hành ngày ngày 4/9/2012 là Nghị định đầu tiên quy định riêng về giấy phép xây dựng (GPXD) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư khi đi xin GPXD, đẩy nhanh thời gian cấp GPXD …
Một số quy định mới được đề cập trong Nghị định được coi là cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư khi đi xin GPXD như: Đối với công trình cấp 1, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị được xem xét cấp GPXD theo giai đoạn;
Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị được cấp GPXD cho một, nhiều hoặc tất cả công trình thuộc dự án;Nghị định đã quy định cụ thể quy trình cấp GPXD, thời gian cho ý kiến là 10 ngày.
Đặc biệt để tránh tình trạng cơ quan cấp GPXD yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ nhiều lần, Nghị định quy định khi nhận hồ sơ cơ quan cấp phép phải xem xét kỹ để thông báo chỉ một lần bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh.
Quy định cũng được coi là tạo thông thoáng hơn đó là đối với trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài công trình thì không phải xin điều chỉnh GPXD…
Bên cạnh đó Nghị định 64 cũng đưa ra nhiều quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, như đối tượng phải có GPXD được cụ thể hơn, điều kiện để được cấp phép cũng rõ ràng hơn, công trình phải phù hợp với mục tiêu đầu tư, mục đích sử dụng đất, phải phù hợp với thiết kế đô thị. Các công trình được cấp GPXD tạm cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư, bảo đảm an toàn…
Theo Dân trí