Trong khi việc sửa đổi Luật Đất đai vẫn còn đặt trên bàn nghị sự với nhiều cân nhắc, trên thị trường đã nhốn nháo thông tin gây nhiễu đồn đoán về những chính sách sẽ thực thi. Chưa biết đúng sai ra sao, chỉ thấy người dân thấp thỏm rồi "ăn" nhầm... "quả đắng".
Người nông dân vùng ven đô, nơi những con đường quốc lộ đang làm dang dở, nơi những con đường, cây cầu đã có quy hoạch luôn được giới đầu cơ hỏi mua đất nông nghiệp. Ngay từ khi chính sách đền bù đất nông nghiệp không rõ ràng, người dân có đất nông nghiệp sát đường Quốc lộ 5 kéo dài đã bán đất cho giới đầu cơ với giá 80 triệu/sào Bắc Bộ (360m2). Nhưng rồi có Nghị định 69, quy định mức giá đền bù đất nông nghiệp là 360 triệu/sào chưa kể đến hỗ trợ học nghề, tìm việc làm... thì đất nông nghiệp vẫn được săn lùng. Không còn đất nông nghiệp xen kẹt cho giới đầu cơ mua đất rồi chuyển sang đất thổ cư, thì họ tìm mua đất 5% (đất chia vĩnh viễn).
TS. Trần Du Lịch
Mặc dù thị trường BĐS hiện nay trầm lắng, nhưng những "cơn sốt" giao dịch ngầm đất nông nghiệp tại các huyện ngoại thành của các thành phố lớn vẫn diễn ra. Giá đất 5% được giới đầu cơ chào mua với giá 720 triệu/sào, gấp đôi với mức giá đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, đặc điểm của loại đất mà giới đầu cơ nhắm tới là gần khu dân cư, có khuynh hướng chuyển đổi thành khu giãn dân.
Một trong những "trùm" đầu cơ đất tại khu vực Quốc lộ 5 kéo dài phải kể đến P.T.H (Đông Anh - Hà Nội). Mua đất nông nghiệp từ khi rẻ như cho, đến nay H. đã có trong tay vài ha đất nông nghiệp, khu thì chuyển đổi thành đất trang trại, đất xen kẹt đã thành đất nhà ở. Để làm được điều này, H. tiết lộ "phải có mối quan hệ thân mật như "anh -em" với một vài cán bộ địa phương. Đến nay, tôi ngỏ ý muốn mua vài sào đất nông nghiệp gần những khu đất của H. tay này khẳng định: "Giờ thì mua khó hơn rồi, nhưng vẫn mua được. Việc chuyển đổi cũng lâu hơn và chi phí cũng "nặng đô" hơn đấy".
Bán đất nông nghiệp, xây nhà là điều thấy nhiều ở các vùng nông thôn. Ngày ấy, người nông dân nghe tin đồn nhảm của một số kẻ đầu cơ đất nói rằng đến năm 2013 Nhà nước sẽ chia lại đất. Tất cả những diện tích đất đã giao cho dân sẽ được lấy lại và chia đều cho từng nhân khẩu (từ đứa trẻ lọt lòng đến người già sống bằng nghề nông). Chính vì lẽ đó, nhiều người đã tin và bán đi những diện tích đất đai màu mỡ của mình cho những kẻ đầu cơ làm trang trại, hay đóng cọc bỏ hoang. Đến nay, khi có thông tin không chia lại đất nông nhiệp thì nông dân mới biết mình... dại.
Nhìn nhận thực tế này, ĐBQH Trần Du Lịch - phó trưởng đoàn QH chuyên trách TP. Hồ Chí Minh cho rằng: "Các chính sách cần phải công khai sớm cho người dân hiểu. Các kênh thông tin cũng phải đưa tin đúng để định hướng có lợi cho người dân tránh tình trạng dân bán đất rẻ gây thiệt thòi, lãng phí. Không có chuyện lấy đất để chia lại, điều này cũng phải thông báo rõ ràng để tránh gây hoang mang cho người dân".
Nói về rủi ro trong việc "ôm" đất nông nghiệp, một chuyên gia cho rằng: "Những người đầu cơ vào đất nông nghiệp trong tình trạng này để chờ chuyển đổi thì rủi ro rất cao. Đừng nghĩ giao đất vĩnh viễn thì đất ấy mình có toàn quyền sử dụng. Nhà nước giao đất luôn đi kèm với quy hoạch sử dụng đất rõ ràng. Thêm vào đó, nếu đất đó thuộc diện quy hoạch, Nhà nước thu hồi phục vụ các công trình xã hội, các dự án giao thông thì những nhà đầu cơ tù mù này sẽ "ngấm đòn" đủ, khả năng mất trắng là rất cao". Cũng theo chuyên gia này, mua đất nông nghiệp để chờ giá lên cao sau đó chuyển đổi lấy chênh lệch, thì chuyện xưa rồi. Thị trường BĐS hiện nay không còn cơ hội cho những kẻ làm ăn "chộp giật" như vậy nữa.
Trả lời câu hỏi của PV về những trường hợp đã chuyển nhượng đất nông nghiệp tới đây xử lý ra sao, ông Nguyễn Tuấn Khải - cục trưởng Cục Quy hoạch đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) cho rằng: "Cơ bản các hộ chuyển nhượng được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn giao đất tương tự như Luật đang quy định".
TS. Trần Du Lịch
Mặc dù thị trường BĐS hiện nay trầm lắng, nhưng những "cơn sốt" giao dịch ngầm đất nông nghiệp tại các huyện ngoại thành của các thành phố lớn vẫn diễn ra. Giá đất 5% được giới đầu cơ chào mua với giá 720 triệu/sào, gấp đôi với mức giá đền bù của Nhà nước. Tuy nhiên, đặc điểm của loại đất mà giới đầu cơ nhắm tới là gần khu dân cư, có khuynh hướng chuyển đổi thành khu giãn dân.
Một trong những "trùm" đầu cơ đất tại khu vực Quốc lộ 5 kéo dài phải kể đến P.T.H (Đông Anh - Hà Nội). Mua đất nông nghiệp từ khi rẻ như cho, đến nay H. đã có trong tay vài ha đất nông nghiệp, khu thì chuyển đổi thành đất trang trại, đất xen kẹt đã thành đất nhà ở. Để làm được điều này, H. tiết lộ "phải có mối quan hệ thân mật như "anh -em" với một vài cán bộ địa phương. Đến nay, tôi ngỏ ý muốn mua vài sào đất nông nghiệp gần những khu đất của H. tay này khẳng định: "Giờ thì mua khó hơn rồi, nhưng vẫn mua được. Việc chuyển đổi cũng lâu hơn và chi phí cũng "nặng đô" hơn đấy".
Bán đất nông nghiệp, xây nhà là điều thấy nhiều ở các vùng nông thôn. Ngày ấy, người nông dân nghe tin đồn nhảm của một số kẻ đầu cơ đất nói rằng đến năm 2013 Nhà nước sẽ chia lại đất. Tất cả những diện tích đất đã giao cho dân sẽ được lấy lại và chia đều cho từng nhân khẩu (từ đứa trẻ lọt lòng đến người già sống bằng nghề nông). Chính vì lẽ đó, nhiều người đã tin và bán đi những diện tích đất đai màu mỡ của mình cho những kẻ đầu cơ làm trang trại, hay đóng cọc bỏ hoang. Đến nay, khi có thông tin không chia lại đất nông nhiệp thì nông dân mới biết mình... dại.
Nhìn nhận thực tế này, ĐBQH Trần Du Lịch - phó trưởng đoàn QH chuyên trách TP. Hồ Chí Minh cho rằng: "Các chính sách cần phải công khai sớm cho người dân hiểu. Các kênh thông tin cũng phải đưa tin đúng để định hướng có lợi cho người dân tránh tình trạng dân bán đất rẻ gây thiệt thòi, lãng phí. Không có chuyện lấy đất để chia lại, điều này cũng phải thông báo rõ ràng để tránh gây hoang mang cho người dân".
Nói về rủi ro trong việc "ôm" đất nông nghiệp, một chuyên gia cho rằng: "Những người đầu cơ vào đất nông nghiệp trong tình trạng này để chờ chuyển đổi thì rủi ro rất cao. Đừng nghĩ giao đất vĩnh viễn thì đất ấy mình có toàn quyền sử dụng. Nhà nước giao đất luôn đi kèm với quy hoạch sử dụng đất rõ ràng. Thêm vào đó, nếu đất đó thuộc diện quy hoạch, Nhà nước thu hồi phục vụ các công trình xã hội, các dự án giao thông thì những nhà đầu cơ tù mù này sẽ "ngấm đòn" đủ, khả năng mất trắng là rất cao". Cũng theo chuyên gia này, mua đất nông nghiệp để chờ giá lên cao sau đó chuyển đổi lấy chênh lệch, thì chuyện xưa rồi. Thị trường BĐS hiện nay không còn cơ hội cho những kẻ làm ăn "chộp giật" như vậy nữa.
Trả lời câu hỏi của PV về những trường hợp đã chuyển nhượng đất nông nghiệp tới đây xử lý ra sao, ông Nguyễn Tuấn Khải - cục trưởng Cục Quy hoạch đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) cho rằng: "Cơ bản các hộ chuyển nhượng được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn giao đất tương tự như Luật đang quy định".
Theo Người đưa tin