Đánh giá cao giải pháp cứu doanh nghiệp địa ốc trong bối cảnh thị trường ảm đạm, song giới chuyên gia nhìn nhận, việc gia hạn nộp thuế sử dụng đất thêm một năm chỉ là giải pháp tạm thời và chưa đủ sức vực thị trường đi lên.
Để cứu doanh nghiệp, đầu tháng 5, Chính phủ đã ra Nghị quyết 13, giảm 50% tiền thuê đất của năm 2012 đối với tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các chủ đầu tư dự án khó khăn về tài chính cũng được gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất.
Trong bối cảnh nhiều ông lớn địa ốc nợ thuế đất hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng thì gói phải pháp này được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.
Một nguồn tin từ Công ty TNHH Berjay-Handico12, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Thạch Bàn chia sẻ, doanh nghiệp đã lên kế hoạch trả nợ trong năm nay. Mặc dù chưa biết có nằm trong danh sách được gia hạn hay không, song bản thân công ty này đang rất háo hức chờ văn bản hướng dẫn giãn nộp thuế. “Trong bối cảnh khó khăn thì giải pháp tháo gỡ nào cũng đáng được trân trọng", bà chia sẻ.
Là một trong những đơn vị từng "đau đầu" với thuế đất, ông Vũ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), cho biết, doanh nghiệp ông đã trả nốt 50 tỷ đồng cuối cùng tiền nợ thuế trong tổng số hơn 200 tỷ trước khi Nghị quyết 13 ra đời một tuần. Từng bị sức ép về nợ thuế, ông Hậu nhìn nhận, giải pháp giãn tiến độ giống như một chiếc phao cứu nạn khi doanh nghiệp sắp chết đuối. “Nếu ai đã từng nợ thuế sẽ hiểu áp lực dư luận, bạn hàng lớn thế nào. Đó là chưa kể mối lo bị cưỡng chế nộp thuế. Doanh nghiệp đang kiệt sức, gia hạn thêm 12 tháng sẽ giúp địa ốc bớt khó khăn”, ông Hậu nói.
Cho rằng giãn tiến độ nộp thuế có thể giúp địa ốc giảm bớt áp lực trong ngắn hạn, Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng, giải pháp này cần thiết khi thị trường đang khủng hoảng. Bởi trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức phạt chậm nộp thuế là 0,05% một tháng.
Giãn thời gian nộp loại thuế sử dụng đất thêm 12 tháng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong ngắn hạn.
Dù đánh giá cao giải pháp cứu doanh nghiệp, song nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế vì bốc thuốc chưa đúng bệnh cho thị trường bất động sản.
Lãnh đạo Geleximco chia sẻ, giải pháp gia hạn thuế dù phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp nhưng chưa đủ sức vực thị trường lên. Ông Hậu tính toán, riêng thuế sử dụng đất và đầu tư cơ sở hạ tầng của một dự án tương đối đã rơi vào khoảng 500-600 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp gần như không còn vốn để tiếp tục triển khai dự án. Do đó, mấu chốt vấn đề, theo ông Hậu, là phải tìm đầu ra cho doanh nghiệp, giúp thị trường bất động sản ấm lên bằng cách giúp họ tiếp cận được vốn vay ngân hàng. "Động thái hạ lãi suất của ngân hàng đáng mừng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được. Chỉ khi nào nhà băng mở hầu bao, địa ốc mới có thể sống sót", ông Hậu nói.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho hay, thị trường địa ốc vẫn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía ngân hàng. Cần phải đưa ra các gói kích cầu, ưu tiên lãi suất cho người tiêu dùng, có như vậy, người dân mới có tiền mua nhà. “Đầu ra thông, thị trường mới ấm được", ông Hà nói.
Ngoài ra, Nghị quyết 13 chỉ đạo việc giãn tiền sử dụng đất phải do HĐND các tỉnh thành quyết định, khiến giải pháp này bị chậm lại. Giám đốc Công ty Lê Thành lo ngại, nỗi năm HĐND chỉ họp 2 lần, quyết định rất nhiều việc, không đủ thời gian xét khẩn cấp cho từng doanh nghiệp thuộc diện khó khăn được giãn tiền sử dụng đất. "Nếu doanh nghiệp cần đi cấp cứu mà phải chờ đợi thêm thì giải pháp này chưa phát huy được hiệu quả. Cần giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất cho tất cả doanh nghiệp may ra mới là liều thuốc tinh thần", ông nói.
Theo các chuyên gia bất động sản, cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường bất động sản.
Ông Đặng Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Navigat cho rằng, không nên quá khắt khe chuyện giải cứu doanh nghiệp bất động sản. Địa ốc đang giống như một “chàng công tử bị hắt hơi xổ mũi”. Trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, bất động sản chỉ là một lĩnh vực cần được Chính phủ giải cứu.
Phó giám đốc Công ty Đất Lành, Nguyễn Văn Đực than rằng, nếu không sửa Nghị định 69 thì câu chuyện tiền sử dụng đất sẽ trở thành bài ca giãn nợ triền miên. Giãn nộp tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 13 là chưa nhìn thấy được gốc rễ của vấn đề". Theo ông Đực, bản chất của câu chuyện tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường là tận thu khi bất động sản đang nóng sốt. Nay địa ốc èo uột, giao dịch cầm chừng, lợi nhuận âm, giá trị thặng dư từ dự án không có, thậm chí là bị lỗ thì không nên thu loại thuế này mới là giải pháp hợp lý.
Tại đêm bất động sản lần thứ 39 do Hiệp Hội bất động sản TP HCM tổ chức tối 29/5, nguyên Phó viện trưởng Viện thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) Vũ Đình Ánh nhận xét, nội dung và tinh thần của Nghị quyết 13 thể hiện Chính phủ đã nhìn thấy khó khăn của doanh nghiệp nhưng chưa thấu hiểu đúng với thực trạng cần báo động. Cụ thể, bài toán tiền sử dụng đất khó giải không phải ở thời gian nộp mà chính là cách tính chưa hợp lý với tình hình thực tế.
Theo ông Ánh, doanh nghiệp kêu gào trong suốt thời gian qua là cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường khiến cho chủ đầu tư không đủ khả năng tài chính nộp thuế. Thậm chí, cách tính này còn đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Doanh nghiệp trông chờ chính là phải sửa Nghị định 69, thay đổi cách tính tiền sử dụng đất sao cho ba phía: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng có lợi. Ông Ánh cho rằng những chủ đầu tư nào đã trót nợ tiền sử dụng đất thì Nghị quyết 13 xem như giải tỏa được áp lực đóng thuế trong ngắn hạn.
"Những đơn vị nào chưa nộp tiền sử dụng đất thì cứ xin giãn nợ đến khi Luật Đất đai 2003 được sửa. Lúc đó Nghị định 69 mới được điều chỉnh, may ra mới tháo gỡ được vướng mắc về tiền sử dụng đất", ông Ánh nói.
Trong bối cảnh nhiều ông lớn địa ốc nợ thuế đất hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng thì gói phải pháp này được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.
Một nguồn tin từ Công ty TNHH Berjay-Handico12, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Thạch Bàn chia sẻ, doanh nghiệp đã lên kế hoạch trả nợ trong năm nay. Mặc dù chưa biết có nằm trong danh sách được gia hạn hay không, song bản thân công ty này đang rất háo hức chờ văn bản hướng dẫn giãn nộp thuế. “Trong bối cảnh khó khăn thì giải pháp tháo gỡ nào cũng đáng được trân trọng", bà chia sẻ.
Là một trong những đơn vị từng "đau đầu" với thuế đất, ông Vũ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), cho biết, doanh nghiệp ông đã trả nốt 50 tỷ đồng cuối cùng tiền nợ thuế trong tổng số hơn 200 tỷ trước khi Nghị quyết 13 ra đời một tuần. Từng bị sức ép về nợ thuế, ông Hậu nhìn nhận, giải pháp giãn tiến độ giống như một chiếc phao cứu nạn khi doanh nghiệp sắp chết đuối. “Nếu ai đã từng nợ thuế sẽ hiểu áp lực dư luận, bạn hàng lớn thế nào. Đó là chưa kể mối lo bị cưỡng chế nộp thuế. Doanh nghiệp đang kiệt sức, gia hạn thêm 12 tháng sẽ giúp địa ốc bớt khó khăn”, ông Hậu nói.
Cho rằng giãn tiến độ nộp thuế có thể giúp địa ốc giảm bớt áp lực trong ngắn hạn, Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng, giải pháp này cần thiết khi thị trường đang khủng hoảng. Bởi trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức phạt chậm nộp thuế là 0,05% một tháng.
Giãn thời gian nộp loại thuế sử dụng đất thêm 12 tháng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong ngắn hạn.
Dù đánh giá cao giải pháp cứu doanh nghiệp, song nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế vì bốc thuốc chưa đúng bệnh cho thị trường bất động sản.
Lãnh đạo Geleximco chia sẻ, giải pháp gia hạn thuế dù phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp nhưng chưa đủ sức vực thị trường lên. Ông Hậu tính toán, riêng thuế sử dụng đất và đầu tư cơ sở hạ tầng của một dự án tương đối đã rơi vào khoảng 500-600 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp gần như không còn vốn để tiếp tục triển khai dự án. Do đó, mấu chốt vấn đề, theo ông Hậu, là phải tìm đầu ra cho doanh nghiệp, giúp thị trường bất động sản ấm lên bằng cách giúp họ tiếp cận được vốn vay ngân hàng. "Động thái hạ lãi suất của ngân hàng đáng mừng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được. Chỉ khi nào nhà băng mở hầu bao, địa ốc mới có thể sống sót", ông Hậu nói.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho hay, thị trường địa ốc vẫn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía ngân hàng. Cần phải đưa ra các gói kích cầu, ưu tiên lãi suất cho người tiêu dùng, có như vậy, người dân mới có tiền mua nhà. “Đầu ra thông, thị trường mới ấm được", ông Hà nói.
Ngoài ra, Nghị quyết 13 chỉ đạo việc giãn tiền sử dụng đất phải do HĐND các tỉnh thành quyết định, khiến giải pháp này bị chậm lại. Giám đốc Công ty Lê Thành lo ngại, nỗi năm HĐND chỉ họp 2 lần, quyết định rất nhiều việc, không đủ thời gian xét khẩn cấp cho từng doanh nghiệp thuộc diện khó khăn được giãn tiền sử dụng đất. "Nếu doanh nghiệp cần đi cấp cứu mà phải chờ đợi thêm thì giải pháp này chưa phát huy được hiệu quả. Cần giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất cho tất cả doanh nghiệp may ra mới là liều thuốc tinh thần", ông nói.
Theo các chuyên gia bất động sản, cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường bất động sản.
Ông Đặng Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Navigat cho rằng, không nên quá khắt khe chuyện giải cứu doanh nghiệp bất động sản. Địa ốc đang giống như một “chàng công tử bị hắt hơi xổ mũi”. Trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, bất động sản chỉ là một lĩnh vực cần được Chính phủ giải cứu.
Phó giám đốc Công ty Đất Lành, Nguyễn Văn Đực than rằng, nếu không sửa Nghị định 69 thì câu chuyện tiền sử dụng đất sẽ trở thành bài ca giãn nợ triền miên. Giãn nộp tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 13 là chưa nhìn thấy được gốc rễ của vấn đề". Theo ông Đực, bản chất của câu chuyện tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường là tận thu khi bất động sản đang nóng sốt. Nay địa ốc èo uột, giao dịch cầm chừng, lợi nhuận âm, giá trị thặng dư từ dự án không có, thậm chí là bị lỗ thì không nên thu loại thuế này mới là giải pháp hợp lý.
Tại đêm bất động sản lần thứ 39 do Hiệp Hội bất động sản TP HCM tổ chức tối 29/5, nguyên Phó viện trưởng Viện thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) Vũ Đình Ánh nhận xét, nội dung và tinh thần của Nghị quyết 13 thể hiện Chính phủ đã nhìn thấy khó khăn của doanh nghiệp nhưng chưa thấu hiểu đúng với thực trạng cần báo động. Cụ thể, bài toán tiền sử dụng đất khó giải không phải ở thời gian nộp mà chính là cách tính chưa hợp lý với tình hình thực tế.
Theo ông Ánh, doanh nghiệp kêu gào trong suốt thời gian qua là cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường khiến cho chủ đầu tư không đủ khả năng tài chính nộp thuế. Thậm chí, cách tính này còn đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Doanh nghiệp trông chờ chính là phải sửa Nghị định 69, thay đổi cách tính tiền sử dụng đất sao cho ba phía: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng có lợi. Ông Ánh cho rằng những chủ đầu tư nào đã trót nợ tiền sử dụng đất thì Nghị quyết 13 xem như giải tỏa được áp lực đóng thuế trong ngắn hạn.
"Những đơn vị nào chưa nộp tiền sử dụng đất thì cứ xin giãn nợ đến khi Luật Đất đai 2003 được sửa. Lúc đó Nghị định 69 mới được điều chỉnh, may ra mới tháo gỡ được vướng mắc về tiền sử dụng đất", ông Ánh nói.
Trao đổi với PV, quan chức Bộ Tài chính cho biết, nhiều người đặt vấn đề, liệu giải pháp cứu doanh nghiệp bất động sản của Chính phủ lúc này có quá muộn không. Theo ông, dù kêu khó khăn nhưng doanh nghiệp không có cứ liệu cụ thể, khiến cơ quan quản lý khó đưa ra quyết định ngay. Việc đưa ra các giải pháp chậm lại cũng nhằm sàng lọc, những doanh nghiệp nào không đáng tồn tại thì sẽ bị đào thải, còn lại sẽ được giải cứu để họ có đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế. "Các giải pháp về ngân sách không tốt bằng tín dụng. Doanh nghiệp bất động sản lệ thuộc vào vốn ngân hàng rất nhiều. Họ đang đói vốn, nên nếu có vốn từ ngân hàng cho họ lúc này, sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn. Còn giải pháp gia hạn nộp thuế, chỉ những doanh nghiệp khó khăn phải nợ thuế mới được gia hạn, và nguồn này cũng không nhiều như vốn vay ngân hàng", ông nói. |
Theo VnExpress