Giá bất động sản tiếp tục giảm, nhiều DN than vãn giá bán đã tiếp cận giá thành, nếu giảm nữa sẽ vỡ nợ. Thế nhưng có "đại gia" trong lĩnh vực này chào bán giá căn hộ chỉ bằng 50% so với sản phẩm của các dự án ở cùng vị trí.
Liệu đây có phải là việc một nhà đầu tư muốn tháo chạy khỏi thị trường để cắt lỗ hay là sự khởi đầu cho một cuộc đua hạ giá mới? Những cuộc chạy đua như vậy tác động thế nào đến thị trường bất động sản vốn có rất nhiều vấn đề?
Làm ăn "nóng" nên thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư buộc phải "bỏ của chạy lấy người". Họ dựa quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng (tại TP Hồ Chí Minh có tới 70,5% DN bất động sản có vốn dưới 10 tỷ đồng), chưa kể tới việc đầu tư theo phong trào, thậm chí không tuân thủ đúng quy định của pháp luật nên không đủ sức đề kháng trước những biến động.
Nền kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, kinh tế trong nước tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt thì những tác động tiêu cực đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường. Những động thái tích cực từ Chính phủ và các ngân hàng có độ trễ nhất định để đi vào cuộc sống nên thời gian trước mắt, xu hướng giảm giá bất động sản sẽ còn tiếp diễn. Do vậy, không chỉ các nhà đầu tư "lướt sóng" phải bán tháo bất động sản với giá rẻ, mà ngay cả các DN, chủ đầu tư cũng phải hạ giá, thậm chí phải bán lại dự án để thu hồi vốn nếu không muốn trở thành "con nợ" của ngân hàng.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản đã chạm đáy hay chưa, vẫn là câu chuyện dài dài khi các chủ đầu tư không minh bạch về giá đất, chi phí đền bù, xây dựng…
Nhiều người lo ngại những cuộc bán tháo sẽ kéo theo sự đổ vỡ nhưng có một thực tế là giá bất động sản của nước ta vẫn ở mức cao so với khả năng thực tế và nhiều nước trong khu vực. Một căn hộ tầm tầm có giá 1,5 tỷ đồng, với một người có mức thu nhập 50 triệu đồng/năm, không ăn tiêu gì phải mất hàng chục năm mới có thể mua được. Giá bất động sản cao như vậy không chỉ mang đến nhiều hệ lụy cho một đất nước có dân số trẻ mà còn làm giảm sự hấp dẫn của thị trường trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, giảm giá xét trên nhiều khía cạnh cũng là biểu hiện tích cực.
Một chuyên gia bất động sản cho rằng: Nếu xét về khả năng chi trả và nhu cầu thực của người mua nhà thì giảm 50% mới là mức hợp lý. Nhận xét này có căn cứ và trong bối cảnh hiện nay, việc giảm giá bất động sản sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Thêm nữa, một khi cung tăng, cầu giảm thì giảm giá cũng là giải pháp để cân bằng. Việc làm thế nào cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng có lợi cũng là mong muốn lớn nhất của cơ quan quản lý với thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản trong một thời gian dài đã bị lũng loạn, bị làm giá và cũng đã qua nhiều cơn "ấm lạnh". Một cuộc chạy đua giảm giá bất động sản không phải là điều "đáng lo ngại". Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không bao giờ sụp đổ vì nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn. Tâm lý sở hữu nhà, "an cư" mới "lạc nghiệp" vẫn đè nặng tư duy của người Việt Nam. Vấn đề lúc này là tái cấu trúc thị trường và khôi phục tâm lý của nhà đầu tư cũng như niềm tin người dân để tránh những hậu quả tiêu cực không đáng có.
Giảm giá bất động sản: Tại sao không? Muốn có một thị trường bền vững phải bắt đầu từ quan điểm người bán và người mua cùng có lợi.
Làm ăn "nóng" nên thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư buộc phải "bỏ của chạy lấy người". Họ dựa quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng (tại TP Hồ Chí Minh có tới 70,5% DN bất động sản có vốn dưới 10 tỷ đồng), chưa kể tới việc đầu tư theo phong trào, thậm chí không tuân thủ đúng quy định của pháp luật nên không đủ sức đề kháng trước những biến động.
Nền kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, kinh tế trong nước tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt thì những tác động tiêu cực đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường. Những động thái tích cực từ Chính phủ và các ngân hàng có độ trễ nhất định để đi vào cuộc sống nên thời gian trước mắt, xu hướng giảm giá bất động sản sẽ còn tiếp diễn. Do vậy, không chỉ các nhà đầu tư "lướt sóng" phải bán tháo bất động sản với giá rẻ, mà ngay cả các DN, chủ đầu tư cũng phải hạ giá, thậm chí phải bán lại dự án để thu hồi vốn nếu không muốn trở thành "con nợ" của ngân hàng.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản đã chạm đáy hay chưa, vẫn là câu chuyện dài dài khi các chủ đầu tư không minh bạch về giá đất, chi phí đền bù, xây dựng…
Nhiều người lo ngại những cuộc bán tháo sẽ kéo theo sự đổ vỡ nhưng có một thực tế là giá bất động sản của nước ta vẫn ở mức cao so với khả năng thực tế và nhiều nước trong khu vực. Một căn hộ tầm tầm có giá 1,5 tỷ đồng, với một người có mức thu nhập 50 triệu đồng/năm, không ăn tiêu gì phải mất hàng chục năm mới có thể mua được. Giá bất động sản cao như vậy không chỉ mang đến nhiều hệ lụy cho một đất nước có dân số trẻ mà còn làm giảm sự hấp dẫn của thị trường trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, giảm giá xét trên nhiều khía cạnh cũng là biểu hiện tích cực.
Một chuyên gia bất động sản cho rằng: Nếu xét về khả năng chi trả và nhu cầu thực của người mua nhà thì giảm 50% mới là mức hợp lý. Nhận xét này có căn cứ và trong bối cảnh hiện nay, việc giảm giá bất động sản sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Thêm nữa, một khi cung tăng, cầu giảm thì giảm giá cũng là giải pháp để cân bằng. Việc làm thế nào cả người sản xuất và người tiêu dùng cùng có lợi cũng là mong muốn lớn nhất của cơ quan quản lý với thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản trong một thời gian dài đã bị lũng loạn, bị làm giá và cũng đã qua nhiều cơn "ấm lạnh". Một cuộc chạy đua giảm giá bất động sản không phải là điều "đáng lo ngại". Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không bao giờ sụp đổ vì nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn. Tâm lý sở hữu nhà, "an cư" mới "lạc nghiệp" vẫn đè nặng tư duy của người Việt Nam. Vấn đề lúc này là tái cấu trúc thị trường và khôi phục tâm lý của nhà đầu tư cũng như niềm tin người dân để tránh những hậu quả tiêu cực không đáng có.
Giảm giá bất động sản: Tại sao không? Muốn có một thị trường bền vững phải bắt đầu từ quan điểm người bán và người mua cùng có lợi.
Theo Hà Nội Mới