Theo quan sát của chúng tôi, đây là thời điểm đi lên của thị trường vì giá bất động sản đã rẻ đến mức thấp nhất trong mấy năm qua.
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam.
Nhận định trên được ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam đưa ra khi nói về diễn biến của thị trường bất động sản hiện nay cũng như “sức khỏe” của các chủ đầu tư sau một thời gian dài lâm trọng bệnh.
Trao đổi với PV, ông Mai nói.
- Hiện tại, theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp bất động sản thì lợi nhuận của hầu hết các dự án đều âm, có nghĩa là cácđầu tư dự án hiện đã không có lợi nhuận, giá bán tại thời điểm này là thấp nhất.
Đây cũng là cơ hội tốt cho người tiêu dùng để có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm vừa ý, hợp túi tiền. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận niềm tin của thị trường sẽ sớm được cải thiện, thị trường sẽ có chiều hướng đi lên.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực để cải thiện tính thanh khoản cho thị trường bất động sản thể hiện bằng một số văn bản nới lỏng tín dụng đối với lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản có các khoản vay và đều phải trả nợ đã làm cho sự giằng co giữa doanh nghiệp và ngân hàng thêm khó khăn. Nay chính sách đã gợi mở hơn, tạo điều kiện mở đường cho tái cấu trúc các khoản vay mới.
Đặc biệt, đối với các dự án không nhất thiết phải hoàn thành trong năm 2012 cũng được vay vốn đã tạo ra hai cơ hội cho cả cung và cầu đều được kích thích.
Nhưng một số ý kiến cho rằng, việc tiếp sức cho các doanh nghiệp bằng cách bơm vốn cho chủ đầu tư cũng chưa hẳn đã là một giải pháp hữu hiệu vì niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trường vẫn chưa thực sự cải thiện nhiều?
Đúng vậy, nếu muốn thúc đẩy thị trường phát triển và ổn định thì cần chú trọng thúc đẩy nguồn cầu.
Do đó, ngoài vấn đề tiếp sức về vốn cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần sớm đưa vào thí điểm mô hình Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở. Cùng với đó phải giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng từ 2011 như nghiên cứu, sửa đổi quy định về nộp thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch bất động sản, ban hành quy định cho phép xây dựng nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, tiếp tục nghiên cứu để nới các quy định cho phép người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam...
Ngoài ra, nhà nước cũng cần sớm áp dụng mô hình đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc sở tài nguyên và môi trường tại Hà Nội và Tp.HCM, tăng cường thông tin đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, từ đó tạo sự minh bạch công khai trên thị trường, hệ thống thuế, xác định giá đất... thì niềm tin của khách hàng sẽ cải thiện đáng kể.
Theo quan sát của các chuyên gia, khá nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn vẫn đứng vững trong khó khăn hiện nay. Chỉ có các doanh nghiệp tầm trung là ngoắc ngoải. Theo ông, làm sao để cứu số doanh nghiệp này?
Đối với các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, trong thời gian qua là khó khăn nhưng cũng là bài học về chiến lược, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro... cũng như phân tích dự án đầu tư.
Chúng ta không nên đầu tư vào quá nhiều dự án không đúng với nhu cầu của thị trường. Thay vào đó phải cơ cấu lại, xác định thị phần của mình đúng đắn sẽ giải được bài toán đầu ra vì thực tế nhu cầu nhà ở có diện tích nhỏ, vừa túi tiền của người dân vẫn còn lớn lắm.
Vừa qua, cơ quan quản lý có tính đến giải pháp chia nhỏ căn hộ để cứu các doanh nghiệp đã trót đầu tư sai nhu cầu thị trường như ông nói. Ông có ủng hộ giải pháp này không?
Trên thế giới, căn hộ thường chỉ 40 -50 m2, trong khi chúng ta quy định căn hộ thương mại thường phải từ 70m2, điều đó đã khiến cho sức mua của lượng cầu giảm đáng kể, do khách hàng phải có lượng tiền rất lớn mới mua được.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chia nhỏ căn hộ thì áp lực về hạ tầng xã hội, giao thông trong các nội đô sẽ tăng cao. Do đó, hiện tại các địa phương chưa ủng hộ quan điểm này, dù theo một số cơ quan quản lý thì đây là giải pháp giúp cải thiện tính thanh khoản của thị trường trong thời gian tới.
Theo ông, ngoài những giải pháp về tín dụng ngân hàng, có cách nào để giúp doanh nghiệp bất động sản thoát khỏi khó khăn hiện nay?
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản thường sử dụng nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có thể huy động được từ thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp lớn, uy tín và lành mạnh có thể huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh ngân hàng và thậm chí phát hành trên thị trường quốc tế.
Cũng trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến thị trường mua bán sáp nhập (M&A) phát triển mạnh mẽ thông qua sàn chứng khoán và trực tiếp với các doanh nghiệp lành mạnh, có các dự án pháp lý chặt chẽ và hiệu quả đầu tư tốt. Đây chính là những giải pháp hữu hiệu giúp thị trường sôi động và phát triển ổn định hơn.
Bộ Xây dựng cũng đang trình Chính phủ về mô hình quỹ phát triển nhà ở và quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở. Đây là những mô hình huy động nguồn vốn nhàn rỗi tập trung thúc đẩy nguồn cầu của thị trường, những người thực sự có nhu cầu sử dụng nhà ở.
Ngoài ra, các mô hình thành công cho tài chính trung và dài hạn bất động sản như quỹ tín thác bất động sản, quỹ tái thế chấp bất động sản… là những mô hình có thể nghiên cứu trong tương lai.
Trao đổi với PV, ông Mai nói.
- Hiện tại, theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp bất động sản thì lợi nhuận của hầu hết các dự án đều âm, có nghĩa là cácđầu tư dự án hiện đã không có lợi nhuận, giá bán tại thời điểm này là thấp nhất.
Đây cũng là cơ hội tốt cho người tiêu dùng để có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm vừa ý, hợp túi tiền. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận niềm tin của thị trường sẽ sớm được cải thiện, thị trường sẽ có chiều hướng đi lên.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực để cải thiện tính thanh khoản cho thị trường bất động sản thể hiện bằng một số văn bản nới lỏng tín dụng đối với lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản có các khoản vay và đều phải trả nợ đã làm cho sự giằng co giữa doanh nghiệp và ngân hàng thêm khó khăn. Nay chính sách đã gợi mở hơn, tạo điều kiện mở đường cho tái cấu trúc các khoản vay mới.
Đặc biệt, đối với các dự án không nhất thiết phải hoàn thành trong năm 2012 cũng được vay vốn đã tạo ra hai cơ hội cho cả cung và cầu đều được kích thích.
Nhưng một số ý kiến cho rằng, việc tiếp sức cho các doanh nghiệp bằng cách bơm vốn cho chủ đầu tư cũng chưa hẳn đã là một giải pháp hữu hiệu vì niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trường vẫn chưa thực sự cải thiện nhiều?
Đúng vậy, nếu muốn thúc đẩy thị trường phát triển và ổn định thì cần chú trọng thúc đẩy nguồn cầu.
Do đó, ngoài vấn đề tiếp sức về vốn cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần sớm đưa vào thí điểm mô hình Quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở. Cùng với đó phải giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng từ 2011 như nghiên cứu, sửa đổi quy định về nộp thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch bất động sản, ban hành quy định cho phép xây dựng nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, tiếp tục nghiên cứu để nới các quy định cho phép người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam...
Ngoài ra, nhà nước cũng cần sớm áp dụng mô hình đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trực thuộc sở tài nguyên và môi trường tại Hà Nội và Tp.HCM, tăng cường thông tin đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, từ đó tạo sự minh bạch công khai trên thị trường, hệ thống thuế, xác định giá đất... thì niềm tin của khách hàng sẽ cải thiện đáng kể.
Theo quan sát của các chuyên gia, khá nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn vẫn đứng vững trong khó khăn hiện nay. Chỉ có các doanh nghiệp tầm trung là ngoắc ngoải. Theo ông, làm sao để cứu số doanh nghiệp này?
Đối với các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, trong thời gian qua là khó khăn nhưng cũng là bài học về chiến lược, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro... cũng như phân tích dự án đầu tư.
Chúng ta không nên đầu tư vào quá nhiều dự án không đúng với nhu cầu của thị trường. Thay vào đó phải cơ cấu lại, xác định thị phần của mình đúng đắn sẽ giải được bài toán đầu ra vì thực tế nhu cầu nhà ở có diện tích nhỏ, vừa túi tiền của người dân vẫn còn lớn lắm.
Vừa qua, cơ quan quản lý có tính đến giải pháp chia nhỏ căn hộ để cứu các doanh nghiệp đã trót đầu tư sai nhu cầu thị trường như ông nói. Ông có ủng hộ giải pháp này không?
Trên thế giới, căn hộ thường chỉ 40 -50 m2, trong khi chúng ta quy định căn hộ thương mại thường phải từ 70m2, điều đó đã khiến cho sức mua của lượng cầu giảm đáng kể, do khách hàng phải có lượng tiền rất lớn mới mua được.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chia nhỏ căn hộ thì áp lực về hạ tầng xã hội, giao thông trong các nội đô sẽ tăng cao. Do đó, hiện tại các địa phương chưa ủng hộ quan điểm này, dù theo một số cơ quan quản lý thì đây là giải pháp giúp cải thiện tính thanh khoản của thị trường trong thời gian tới.
Theo ông, ngoài những giải pháp về tín dụng ngân hàng, có cách nào để giúp doanh nghiệp bất động sản thoát khỏi khó khăn hiện nay?
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản thường sử dụng nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có thể huy động được từ thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp lớn, uy tín và lành mạnh có thể huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh ngân hàng và thậm chí phát hành trên thị trường quốc tế.
Cũng trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến thị trường mua bán sáp nhập (M&A) phát triển mạnh mẽ thông qua sàn chứng khoán và trực tiếp với các doanh nghiệp lành mạnh, có các dự án pháp lý chặt chẽ và hiệu quả đầu tư tốt. Đây chính là những giải pháp hữu hiệu giúp thị trường sôi động và phát triển ổn định hơn.
Bộ Xây dựng cũng đang trình Chính phủ về mô hình quỹ phát triển nhà ở và quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở. Đây là những mô hình huy động nguồn vốn nhàn rỗi tập trung thúc đẩy nguồn cầu của thị trường, những người thực sự có nhu cầu sử dụng nhà ở.
Ngoài ra, các mô hình thành công cho tài chính trung và dài hạn bất động sản như quỹ tín thác bất động sản, quỹ tái thế chấp bất động sản… là những mô hình có thể nghiên cứu trong tương lai.
Theo VnEconomy