Hầu hết các “ông lớn, bà lớn” trong làng BĐS TPHCM đã trải qua mùa ĐHCĐ thường niên. Những thông tin về chiến lược kinh doanh trong năm tới phần nào đó cho thấy thị trường căn hộ trên địa bàn TPHCM có nhiều khả năng sẽ còn có một đợt giảm giá trên diện rộng trong thời gian tới.
Một “rừng” căn hộ ở Nam Sài Gòn.
Thị trường “ngập lụt” căn hộ
Một loạt thông tin hỗ trợ thị trường BĐS liên tục đổ về như là thông tin các ngân hàng sẵn sàng mở cửa với BĐS; Chính phủ đang nghiên cứu dãn, giảm thuế... Tuy nhiên, bất chấp những thông tin hỗ trợ tốt, thị trường căn hộ trên địa bàn TPHCM vẫn tiếp tục ảm đạm. Một số số liệu vừa được công bố gần đây của các Cty nghiên cứu thị trường BĐS tiếp tục "giội một gáo nước lạnh" vào hy vọng về một sự ấm lên trong tương lai gần. Đơn giản là quỹ căn hộ tồn đọng trên thị trường còn quá lớn, trong khi đó những dự án đang triển khai và sẽ ra hàng trong thời gian tới cũng nhiều không kém. Nói một cách gần gũi, thị trường hiện nay đang bị “ngập lụt” căn hộ.
Tính đến cuối năm 2011, thị trường căn hộ còn tồn đọng đến 18.000 căn (số liệu của của Cty CBRE). Còn theo số liệu của một Cty khác, chỉ tính riêng trong quý I/2012 có thêm gần 2.000 căn hộ mới đưa vào thị trường. Và trong vòng 3 năm tới, thị trường căn hộ đón nhận thêm hơn 20.000 căn từ hơn 50 dự án. Nguồn cung quá dồi dào, trong khi đó nhu cầu đang ở mức thấp. Trong năm 2011, hầu hết các dự án căn hộ ở mọi phân khúc đều có mức tiêu thụ dưới 20%. Điều này dẫn đến việc giá bán liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm qua, ngoại trừ phân khúc căn hộ giá bình dân, mặt bằng giá có xu hướng đi ngang. Trước dự báo không mấy sáng sủa của thị trường căn hộ trong năm 2012 và trong khoảng 3 năm tới, một loạt các Cty đã công bố sẽ điều chỉnh dự án từ các phân khúc trung và cao cấp sang phân khúc bình dân để tăng tính thanh khoản.
Trong vòng 1 tháng qua, khi những thông tin hỗ trợ tốt xuất hiện đã có hàng loạt DN tranh thủ thời điểm tốt bung các dự án căn hộ cả mới lẫn tồn đọng ra bán. Chỉ tính một vài dự án lớn, số căn hộ mới chào bán lần đầu đã lên đến con số vài ngàn căn. Nếu như năm 2011 là năm khách hàng nắm quyền quyết định thị trường căn hộ thì năm 2012 sẽ hứa hẹn là một năm “thượng đế” có nhiều quyền hơn.
Liệu có làn sóng giảm giá?
Giám đốc một DN BĐS khá lớn khác cho biết: “Sau tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, sẽ giảm giá bán dự án Thanh Bình 50%, không khí trong làng BĐS khá là ngột ngạt. Hiện nay, chưa biết thực hư chuyện nay như thế nào, nhưng báo chí loan tin một cách rầm rộ càng khiến cho khách hàng chần chừ trong quyết định có nên mua nhà trong thời điểm hiện nay hay không? Hiện nay DN bán với giá chỉ bằng 60 - 70% vẫn không có người mua. Tâm lý đám đông chờ giá xuống nữa đang đẩy DN BĐS vào chỗ khó”. GĐ một sàn giao dịch BĐS khá lớn khác, 2 tháng trước khoe: “Anh mới nhận được hợp đồng phân phối độc quyền một dự án căn hộ cao cấp trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), dự án có vị trí rất đắc địa, giá bán trên 25 triệu đồng/m2”. 2 tháng sau, gọi điện hỏi lại tình hình tiêu thụ hàng của dự án này thì vị GĐ cho biết “chưa thể ra hàng trong thời điểm hiện nay. Bởi một dự án khác gần đó cũng đang có kế hoạch ra hàng, lúc đầu họ định bán giá 17 triệu đồng/m2. Nay thấy thị trường xấu quá họ đang làm kế hoạch điều chỉnh xuống chỉ còn 15 triệu đồng/m2”. Vị GĐ này than: “Hai dự án gần nhau, chất lượng một chín, một mười mà giá bán chênh nhau đến 10 triệu đồng/m2 thì làm sao bán được(?!!!)”.
Sau ĐHCĐ của Cty Hoàng Anh Gia Lai không lâu, đến lượt Cty Quốc Cương Gia Lai công bố trong năm 2012 sẽ đẩy mạnh việc giảm giá, bán sỉ số lượng lớn cho các nhà đầu tư... Những thông tin dồn dập về kế hoạch giảm giá bán căn hộ trong năm 2012 của một số Cty BĐS lớn dễ dẫn đến một làn sóng chạy đua giảm giá trong thời gian tới. Kịch bản, giảm giá “khủng” 20 - 35% để đẩy quỹ căn hộ tồn đọng trong năm 2011 của các dự án Petro Vietnam Landmark, quận 2; An Tiến (huyện Nhà Bè) đang có khả năng lặp lại trong năm 2011. Theo nhận định của một chuyên gia giàu kinh nghiệm thì các DN BĐS đang phải chịu sức ép quá lớn vừa phải giảm giá, vừa phải chọn thời điểm như thế nào đó để bung hàng cho có hiệu quả. Với cục diện của thị trường hiện nay, nếu chỉ áp dụng biện pháp giảm giá chưa chắc đã có đủ sức cạnh tranh giành khách hàng.
Một loạt thông tin hỗ trợ thị trường BĐS liên tục đổ về như là thông tin các ngân hàng sẵn sàng mở cửa với BĐS; Chính phủ đang nghiên cứu dãn, giảm thuế... Tuy nhiên, bất chấp những thông tin hỗ trợ tốt, thị trường căn hộ trên địa bàn TPHCM vẫn tiếp tục ảm đạm. Một số số liệu vừa được công bố gần đây của các Cty nghiên cứu thị trường BĐS tiếp tục "giội một gáo nước lạnh" vào hy vọng về một sự ấm lên trong tương lai gần. Đơn giản là quỹ căn hộ tồn đọng trên thị trường còn quá lớn, trong khi đó những dự án đang triển khai và sẽ ra hàng trong thời gian tới cũng nhiều không kém. Nói một cách gần gũi, thị trường hiện nay đang bị “ngập lụt” căn hộ.
Tính đến cuối năm 2011, thị trường căn hộ còn tồn đọng đến 18.000 căn (số liệu của của Cty CBRE). Còn theo số liệu của một Cty khác, chỉ tính riêng trong quý I/2012 có thêm gần 2.000 căn hộ mới đưa vào thị trường. Và trong vòng 3 năm tới, thị trường căn hộ đón nhận thêm hơn 20.000 căn từ hơn 50 dự án. Nguồn cung quá dồi dào, trong khi đó nhu cầu đang ở mức thấp. Trong năm 2011, hầu hết các dự án căn hộ ở mọi phân khúc đều có mức tiêu thụ dưới 20%. Điều này dẫn đến việc giá bán liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm qua, ngoại trừ phân khúc căn hộ giá bình dân, mặt bằng giá có xu hướng đi ngang. Trước dự báo không mấy sáng sủa của thị trường căn hộ trong năm 2012 và trong khoảng 3 năm tới, một loạt các Cty đã công bố sẽ điều chỉnh dự án từ các phân khúc trung và cao cấp sang phân khúc bình dân để tăng tính thanh khoản.
Trong vòng 1 tháng qua, khi những thông tin hỗ trợ tốt xuất hiện đã có hàng loạt DN tranh thủ thời điểm tốt bung các dự án căn hộ cả mới lẫn tồn đọng ra bán. Chỉ tính một vài dự án lớn, số căn hộ mới chào bán lần đầu đã lên đến con số vài ngàn căn. Nếu như năm 2011 là năm khách hàng nắm quyền quyết định thị trường căn hộ thì năm 2012 sẽ hứa hẹn là một năm “thượng đế” có nhiều quyền hơn.
Liệu có làn sóng giảm giá?
Giám đốc một DN BĐS khá lớn khác cho biết: “Sau tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, sẽ giảm giá bán dự án Thanh Bình 50%, không khí trong làng BĐS khá là ngột ngạt. Hiện nay, chưa biết thực hư chuyện nay như thế nào, nhưng báo chí loan tin một cách rầm rộ càng khiến cho khách hàng chần chừ trong quyết định có nên mua nhà trong thời điểm hiện nay hay không? Hiện nay DN bán với giá chỉ bằng 60 - 70% vẫn không có người mua. Tâm lý đám đông chờ giá xuống nữa đang đẩy DN BĐS vào chỗ khó”. GĐ một sàn giao dịch BĐS khá lớn khác, 2 tháng trước khoe: “Anh mới nhận được hợp đồng phân phối độc quyền một dự án căn hộ cao cấp trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), dự án có vị trí rất đắc địa, giá bán trên 25 triệu đồng/m2”. 2 tháng sau, gọi điện hỏi lại tình hình tiêu thụ hàng của dự án này thì vị GĐ cho biết “chưa thể ra hàng trong thời điểm hiện nay. Bởi một dự án khác gần đó cũng đang có kế hoạch ra hàng, lúc đầu họ định bán giá 17 triệu đồng/m2. Nay thấy thị trường xấu quá họ đang làm kế hoạch điều chỉnh xuống chỉ còn 15 triệu đồng/m2”. Vị GĐ này than: “Hai dự án gần nhau, chất lượng một chín, một mười mà giá bán chênh nhau đến 10 triệu đồng/m2 thì làm sao bán được(?!!!)”.
Sau ĐHCĐ của Cty Hoàng Anh Gia Lai không lâu, đến lượt Cty Quốc Cương Gia Lai công bố trong năm 2012 sẽ đẩy mạnh việc giảm giá, bán sỉ số lượng lớn cho các nhà đầu tư... Những thông tin dồn dập về kế hoạch giảm giá bán căn hộ trong năm 2012 của một số Cty BĐS lớn dễ dẫn đến một làn sóng chạy đua giảm giá trong thời gian tới. Kịch bản, giảm giá “khủng” 20 - 35% để đẩy quỹ căn hộ tồn đọng trong năm 2011 của các dự án Petro Vietnam Landmark, quận 2; An Tiến (huyện Nhà Bè) đang có khả năng lặp lại trong năm 2011. Theo nhận định của một chuyên gia giàu kinh nghiệm thì các DN BĐS đang phải chịu sức ép quá lớn vừa phải giảm giá, vừa phải chọn thời điểm như thế nào đó để bung hàng cho có hiệu quả. Với cục diện của thị trường hiện nay, nếu chỉ áp dụng biện pháp giảm giá chưa chắc đã có đủ sức cạnh tranh giành khách hàng.
Theo Lao động