Nhu cầu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp luôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Nhưng, việc triển khai mới chỉ đáp ứng được hơn 1% con số thực tế.
Sau gần 3 năm thực hiện tiến độ dự án được đánh giá là khá ì ạch, mà một trong những nguyên nhân chính lại nằm ở ngay các cơ chế chính sách. Đôi khi, dự án lại rơi vào tình trạng "treo” hoặc đối tượng mua lại là người "nghèo” đi... "xế hộp”!
Kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 2-2012 về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở đã ghi rõ, hiện cả nước có 42 dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, tổng diện tích là 907.000 m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 73.200 người. Song trên thực tế, con số nhà ở được hoàn thành và có khả năng đưa vào sử dụng mới chỉ là 1.714 căn hộ, với diện tích sàn 95.000 m2. Như vậy, sau một thời gian dài triển khai, kế hoạch mới chỉ đạt thành công ở mức... 1%.
Tại TP.Hà Nội, một trong hai nơi có nhu cầu nhà ở cao nhất cả nước, báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 của Sở Xây dựng Hà Nội cũng ghi rõ, toàn thành phố đã hoàn thành 300 căn hộ nhà ở xã hội theo hình thức thuê mua tại CT21 khu đô thị mới Việt Hưng có diện tích từ 36m2 - 63m2. Tổ chức ký Hợp đồng thuê nhà và bàn giao nhà cho 234 hộ gia đình đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội theo quy định tại CT19A Khu đô thị Việt Hưng. Trong 11 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, 6 dự án đã hoàn thành và tổ chức bốc thăm ký hợp đồng bán và đưa vào sử dụng 3.750 căn hộ. 5 dự án còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng ì ạch, chậm trễ như trên? Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, phần lỗi lớn nằm ở ngay chính các cơ chế chính sách. Như về phía các doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi với doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chưa thật sự tốt như thu hồi vốn lâu, lợi nhuận lại ít... nhất là trong thời điểm nền kinh tế khó khăn như hiện nay đã khiến nhiều doanh nghiệp "nản” lòng. Thêm nữa, dù quy định hiện hành ghi rõ chủ đầu tư được áp dụng thuế giá trị gia tăng VAT bằng 0, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư từ ngân hàng. Nhưng trên thực tế ở Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới cấp vốn vay cho một dự án nhà thu nhập thấp ở Đặng Xá (Gia Lâm) được vay của ngân hàng. Như vậy, tất yếu, các dự án khác cần nguồn vốn sẽ tìm đến các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với giá thành nhà thu nhập thấp với nhà thương mại chênh lệch không nhiều.
Ngoài ra, nhiều trường hợp đã lách luật vẫn mua được nhà dù đã có nhà, đối tượng mua lại có thu nhập cao tới mức...khó tin. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới những người dân có nhu cầu thật sự. Dù rằng, khi phát hiện ra sai phạm, các cơ quan chức năng đã rất kịp thời thu hồi căn hộ, song nó vẫn cho thấy những lỗ hổng chính sách cần được sớm khắc phục.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội. Trả lời trước báo chí, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng từng nhấn mạnh, chúng ta cần xác định rõ khu vực đất dành cho nhà ở xã hội ngay trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để quản lý và xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời, cần phải pháp lệnh hoá các chỉ tiêu về xây dựng nhà ở xã hội trong dài hạn, trung hạn và hàng năm đối với từng địa phương để thực hiện bắt buộc thay vì tự nguyện như hiện nay. Đồng thời, xây dựng các quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ về vốn cho người dân có nhu cầu phát triển nhà ở xã hội và tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Bởi vậy, câu chuyện đáp ứng 1% nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp sau 3 năm triển khai thực ra không phải là chuyện quá khôi hài và lạ lẫm. Lỗi cơ chế, chính sách đã rõ, nhưng điều dư luận quan tâm là tiêu cực phát sinh chính từ những dự án không được giám sát và thẩm định chặt chẽ. Mặt khác, dù qui định đã ghi rõ về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng, nhưng phần lớn các nhà đầu tư lại lao đao vì cơ chế hỗ trợ chỉ thực hiện trên...giấy. Giá nhà ở xã hội bị đẩy lên không chênh lệch nhiều so với nhà ở thương mại thì thử hỏi, người thu nhập thấp lấy gì để mua nhà?
Việc tiến độ dự án nhà tái định cư chậm đã dẫn đến thiếu quỹ nhà phục vụ giải phóng mặt bằng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 2-2012 về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở đã ghi rõ, hiện cả nước có 42 dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, tổng diện tích là 907.000 m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 73.200 người. Song trên thực tế, con số nhà ở được hoàn thành và có khả năng đưa vào sử dụng mới chỉ là 1.714 căn hộ, với diện tích sàn 95.000 m2. Như vậy, sau một thời gian dài triển khai, kế hoạch mới chỉ đạt thành công ở mức... 1%.
Tại TP.Hà Nội, một trong hai nơi có nhu cầu nhà ở cao nhất cả nước, báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 của Sở Xây dựng Hà Nội cũng ghi rõ, toàn thành phố đã hoàn thành 300 căn hộ nhà ở xã hội theo hình thức thuê mua tại CT21 khu đô thị mới Việt Hưng có diện tích từ 36m2 - 63m2. Tổ chức ký Hợp đồng thuê nhà và bàn giao nhà cho 234 hộ gia đình đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội theo quy định tại CT19A Khu đô thị Việt Hưng. Trong 11 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, 6 dự án đã hoàn thành và tổ chức bốc thăm ký hợp đồng bán và đưa vào sử dụng 3.750 căn hộ. 5 dự án còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng ì ạch, chậm trễ như trên? Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, phần lỗi lớn nằm ở ngay chính các cơ chế chính sách. Như về phía các doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi với doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chưa thật sự tốt như thu hồi vốn lâu, lợi nhuận lại ít... nhất là trong thời điểm nền kinh tế khó khăn như hiện nay đã khiến nhiều doanh nghiệp "nản” lòng. Thêm nữa, dù quy định hiện hành ghi rõ chủ đầu tư được áp dụng thuế giá trị gia tăng VAT bằng 0, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư từ ngân hàng. Nhưng trên thực tế ở Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới cấp vốn vay cho một dự án nhà thu nhập thấp ở Đặng Xá (Gia Lâm) được vay của ngân hàng. Như vậy, tất yếu, các dự án khác cần nguồn vốn sẽ tìm đến các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với giá thành nhà thu nhập thấp với nhà thương mại chênh lệch không nhiều.
Ngoài ra, nhiều trường hợp đã lách luật vẫn mua được nhà dù đã có nhà, đối tượng mua lại có thu nhập cao tới mức...khó tin. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới những người dân có nhu cầu thật sự. Dù rằng, khi phát hiện ra sai phạm, các cơ quan chức năng đã rất kịp thời thu hồi căn hộ, song nó vẫn cho thấy những lỗ hổng chính sách cần được sớm khắc phục.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội. Trả lời trước báo chí, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng từng nhấn mạnh, chúng ta cần xác định rõ khu vực đất dành cho nhà ở xã hội ngay trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết để quản lý và xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời, cần phải pháp lệnh hoá các chỉ tiêu về xây dựng nhà ở xã hội trong dài hạn, trung hạn và hàng năm đối với từng địa phương để thực hiện bắt buộc thay vì tự nguyện như hiện nay. Đồng thời, xây dựng các quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ về vốn cho người dân có nhu cầu phát triển nhà ở xã hội và tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Bởi vậy, câu chuyện đáp ứng 1% nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp sau 3 năm triển khai thực ra không phải là chuyện quá khôi hài và lạ lẫm. Lỗi cơ chế, chính sách đã rõ, nhưng điều dư luận quan tâm là tiêu cực phát sinh chính từ những dự án không được giám sát và thẩm định chặt chẽ. Mặt khác, dù qui định đã ghi rõ về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng, nhưng phần lớn các nhà đầu tư lại lao đao vì cơ chế hỗ trợ chỉ thực hiện trên...giấy. Giá nhà ở xã hội bị đẩy lên không chênh lệch nhiều so với nhà ở thương mại thì thử hỏi, người thu nhập thấp lấy gì để mua nhà?
Theo Đại Đoàn Kết