“Hiện nay, ngân hàng phát mại nhà đất rất nhiều, nhưng để bán được là không dễ, vì nhiều nguyên nhân”. Đó là nhận xét của lãnh đạo nhiều sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội.
Giấy tờ pháp lý BĐS không rõ ràng là nguyên nhân cơ bản khiến ngân hàng khó phát mại
“Rẻ mua chơi”
Trao đổi với PV đầu tuần này, nhiều tổ chức và cá nhân chuyên môi giới bất động sản tại khu vực Hà Nội cho rằng, hiện tượng các ngân hàng đang phải trực tiếp phát mại nhà đất để thu hồi công nợ thời gian qua là một thực tế. Tuy nhiên, việc có bán được hàng hay không lại đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thứ nhất, nếu ngân hàng định giá tốt, ví dụ như nhà đất trị giá 20 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chỉ cho vay 7 - 8 tỷ đồng, thì mới có khả năng phát mại được giá. Trong trường hợp ngân hàng thẩm định không tốt hoặc vì có quan hệ mà cho vay đến 15 tỷ đồng chẳng hạn, thì người thế chấp sẵn sàng chấp nhận mất nhà luôn. Khi đó, nếu bán được thì ngân hàng cũng phải chịu lỗ nhiều. Điều này cho thấy, rủi ro của ngân hàng là rất cao, vì có nhiều khu vực, bất động sản đã giảm giá 50%, thậm chí giảm đến 60% cũng rất khó bán.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại khu vực Mỹ Đình cho biết, có một số ngân hàng đã đề nghị sàn hợp tác để bán hàng phát mại, nhưng sau khi tìm hiểu mới thấy giá cả bất động sản phát mại không rẻ nên cũng khó bán, vì vậy sàn này không dám nhận.
“Trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ những sản phẩm thật rẻ thì mới phát mại được”, vị giám đốc này nói và cho biết thêm, sản phẩm được phát mại nhiều nhất là nhà đất thổ cư ở các quận huyện nội ngoại thành, còn đất dự án rất ít.
Vì sao ngân hàng gặp khó?
Theo lý giải của các nhà môi giới về khó khăn của ngân hàng khi tiến hành phát mại nhà đất, có những trường hợp chủ đầu tư mang thế chấp đất dự án như một tài sản đảm bảo mà không phải là tài sản thế chấp. Cụ thể, chủ đầu tư có một tài sản trị giá 10 tỷ đồng nhưng muốn vay 7 - 8 tỷ đồng, cao hơn quy định của ngân hàng, thì phải có thêm những tài sản đảm bảo khác mới được vay.
Vào thời điểm thị trường sôi động, khách vay ngân hàng chủ yếu để đầu tư vào sản phẩm phân khúc cao cấp, còn những sản phẩm bình dân hoặc giá thấp thì chỉ cần huy động vốn chứ không cần vay ngân hàng. Khi thị trường bất động sản lâm vào tình cảnh khó khăn thì ngân hàng có muốn phát mại nhà đất cũng khó, bởi sản phẩm cao cấp hiện rất bí đầu ra.
Tuy nhiên, cái khó nhất cho ngân hàng là khi nhận thế chấp vay vốn bằng nhà đất dự án cho các chủ đầu tư thứ cấp, bây giờ muốn bán cũng không nổi vì ngân hàng không thể đứng ra “ôm” đống sản phẩm này (chuyển thành chủ đầu tư) và lại càng không thể đứng ra bán lẻ sản phẩm. Bởi ngân hàng phải làm khá nhiều thủ tục để trở thành chủ đầu tư hợp pháp của dự án rồi mới bán lẻ được. Trong khi đó, ngân hàng lại không phải là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ bất động sản, nên không có đội ngũ chuyên môn để thực hiện.
Bên cạnh đó, một số trường hợp chủ đầu tư đã bán sản phẩm cho khách hàng rồi, nhưng lại mang chính sản phẩm ấy đi thế chấp ngân hàng để vay vốn. Đó là một trong những điểm vướng mắc, gây khiếu kiện nhiều nhất hiện nay. Theo phản ánh của các nhà môi giới, hiện đã có một vài trường hợp tranh chấp giữa khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng, tuy chưa bùng phát thành các vụ kiện cáo trước tòa, nhưng nếu thị trường tiếp tục xấu thì nguy cơ bùng nổ các vụ kiện cáo có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điểm khó hơn nữa cho các ngân hàng nếu chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn nhưng lại không phải là chủ đầu tư trực tiếp, mà chỉ là nhà đầu tư thứ cấp, trong khi vừa thế chấp cho ngân hàng, vừa bán cho khách hàng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số ngân hàng đã không tiến hành thẩm định kỹ càng tài sản thế chấp, nên đã chấp nhận cho cả nhà đầu tư thứ phát thế chấp vay vốn. Còn trường hợp nữa là nhiều chủ đầu tư không có tiềm lực tài chính mạnh, nên khi dự án được phê duyệt thì đem cả dự án đi thế chấp ngân hàng, đồng thời vừa giải phóng mặt bằng xong thì đã bán góp vốn hết, nay sẽ vướng về thủ tục pháp lý cho việc phát mại sản phẩm.
Ngoài ra, các ngân hàng khó phát mại nhà đất còn do việc mua bán hàng phát mại ở Việt Nam vẫn chưa trở thành một hoạt động bình thường. Không chỉ người mua không yên tâm, mà ngay cả các nhà môi giới không chuyên nghiệp cũng chưa nắm rõ quy trình chuyển nhượng nhà đất phát mại, nên không thể tư vấn cho khách hàng. M-ột rào cản là tâm lý khách hàng không mấy mặn mà với sản phẩm đã bị phát mại. Đối với các sản phẩm bất động sản “gia dụng”, trong nhiều trường hợp, khúc mắc tâm lý này mới chính là nguyên nhân không bán được hàng, chứ không hẳn là do giá cả hay do thị trường chung ế ẩm.
Trao đổi với PV đầu tuần này, nhiều tổ chức và cá nhân chuyên môi giới bất động sản tại khu vực Hà Nội cho rằng, hiện tượng các ngân hàng đang phải trực tiếp phát mại nhà đất để thu hồi công nợ thời gian qua là một thực tế. Tuy nhiên, việc có bán được hàng hay không lại đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thứ nhất, nếu ngân hàng định giá tốt, ví dụ như nhà đất trị giá 20 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chỉ cho vay 7 - 8 tỷ đồng, thì mới có khả năng phát mại được giá. Trong trường hợp ngân hàng thẩm định không tốt hoặc vì có quan hệ mà cho vay đến 15 tỷ đồng chẳng hạn, thì người thế chấp sẵn sàng chấp nhận mất nhà luôn. Khi đó, nếu bán được thì ngân hàng cũng phải chịu lỗ nhiều. Điều này cho thấy, rủi ro của ngân hàng là rất cao, vì có nhiều khu vực, bất động sản đã giảm giá 50%, thậm chí giảm đến 60% cũng rất khó bán.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại khu vực Mỹ Đình cho biết, có một số ngân hàng đã đề nghị sàn hợp tác để bán hàng phát mại, nhưng sau khi tìm hiểu mới thấy giá cả bất động sản phát mại không rẻ nên cũng khó bán, vì vậy sàn này không dám nhận.
“Trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ những sản phẩm thật rẻ thì mới phát mại được”, vị giám đốc này nói và cho biết thêm, sản phẩm được phát mại nhiều nhất là nhà đất thổ cư ở các quận huyện nội ngoại thành, còn đất dự án rất ít.
Vì sao ngân hàng gặp khó?
Theo lý giải của các nhà môi giới về khó khăn của ngân hàng khi tiến hành phát mại nhà đất, có những trường hợp chủ đầu tư mang thế chấp đất dự án như một tài sản đảm bảo mà không phải là tài sản thế chấp. Cụ thể, chủ đầu tư có một tài sản trị giá 10 tỷ đồng nhưng muốn vay 7 - 8 tỷ đồng, cao hơn quy định của ngân hàng, thì phải có thêm những tài sản đảm bảo khác mới được vay.
Vào thời điểm thị trường sôi động, khách vay ngân hàng chủ yếu để đầu tư vào sản phẩm phân khúc cao cấp, còn những sản phẩm bình dân hoặc giá thấp thì chỉ cần huy động vốn chứ không cần vay ngân hàng. Khi thị trường bất động sản lâm vào tình cảnh khó khăn thì ngân hàng có muốn phát mại nhà đất cũng khó, bởi sản phẩm cao cấp hiện rất bí đầu ra.
Tuy nhiên, cái khó nhất cho ngân hàng là khi nhận thế chấp vay vốn bằng nhà đất dự án cho các chủ đầu tư thứ cấp, bây giờ muốn bán cũng không nổi vì ngân hàng không thể đứng ra “ôm” đống sản phẩm này (chuyển thành chủ đầu tư) và lại càng không thể đứng ra bán lẻ sản phẩm. Bởi ngân hàng phải làm khá nhiều thủ tục để trở thành chủ đầu tư hợp pháp của dự án rồi mới bán lẻ được. Trong khi đó, ngân hàng lại không phải là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ bất động sản, nên không có đội ngũ chuyên môn để thực hiện.
Bên cạnh đó, một số trường hợp chủ đầu tư đã bán sản phẩm cho khách hàng rồi, nhưng lại mang chính sản phẩm ấy đi thế chấp ngân hàng để vay vốn. Đó là một trong những điểm vướng mắc, gây khiếu kiện nhiều nhất hiện nay. Theo phản ánh của các nhà môi giới, hiện đã có một vài trường hợp tranh chấp giữa khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng, tuy chưa bùng phát thành các vụ kiện cáo trước tòa, nhưng nếu thị trường tiếp tục xấu thì nguy cơ bùng nổ các vụ kiện cáo có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điểm khó hơn nữa cho các ngân hàng nếu chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn nhưng lại không phải là chủ đầu tư trực tiếp, mà chỉ là nhà đầu tư thứ cấp, trong khi vừa thế chấp cho ngân hàng, vừa bán cho khách hàng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số ngân hàng đã không tiến hành thẩm định kỹ càng tài sản thế chấp, nên đã chấp nhận cho cả nhà đầu tư thứ phát thế chấp vay vốn. Còn trường hợp nữa là nhiều chủ đầu tư không có tiềm lực tài chính mạnh, nên khi dự án được phê duyệt thì đem cả dự án đi thế chấp ngân hàng, đồng thời vừa giải phóng mặt bằng xong thì đã bán góp vốn hết, nay sẽ vướng về thủ tục pháp lý cho việc phát mại sản phẩm.
Ngoài ra, các ngân hàng khó phát mại nhà đất còn do việc mua bán hàng phát mại ở Việt Nam vẫn chưa trở thành một hoạt động bình thường. Không chỉ người mua không yên tâm, mà ngay cả các nhà môi giới không chuyên nghiệp cũng chưa nắm rõ quy trình chuyển nhượng nhà đất phát mại, nên không thể tư vấn cho khách hàng. M-ột rào cản là tâm lý khách hàng không mấy mặn mà với sản phẩm đã bị phát mại. Đối với các sản phẩm bất động sản “gia dụng”, trong nhiều trường hợp, khúc mắc tâm lý này mới chính là nguyên nhân không bán được hàng, chứ không hẳn là do giá cả hay do thị trường chung ế ẩm.
Theo ĐTCK