Từ năm 2006 đến nay, bất động sản ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh bình quân tăng đến 300%, cá biệt có địa điểm tăng tới 500%. Hậu quả là “bong bóng bất động sản đang xì hơi”, hàng loạt dự án chung cư cao tầng xây dựng dang dở, hàng ngàn hecta bờ xôi, ruộng mật thu hồi để làm khu đô thị nay bị bỏ hoang...
Vạn người bán, một người mua
Năm 2006 người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra từ 520 - 800 triệu đồng là mua được 100m2 nhà chung ở các khu đô thị như Mỹ Đình, Trung Hòa, Nhân Chính, Xa La (Hà Nội)... Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Thủ Đức, Khu đô thị mới Thăng Long (Tp. Hồ Chí Minh). Nhưng chỉ 4 năm sau (2010) giá nhà đất ở các khu đô thị này đã tăng lên đến 300%, cá biệt có địa điểm tăng đến 500%. Đơn cử như một căn hộ 100m2 ở Khu đô thị Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) từ 800 triệu năm 2006, tăng lên gần 4 tỷ đồng năm 2010, hay một căn hộ 70m2 ở Xa La từ 500 triệu tăng lên 1,5 tỷ đồng. Vì giá tăng quá cao, bất thường và không hợp lý dẫn đến “bong bóng bất động sản xì hơi”. Năm 2011, số căn hộ chung cư tồn đọng khoảng 16.500 căn, trong khi số căn dự kiến chào bán mới trong năm 2012 lên tới 22.000 căn. Như vậy, tổng số căn hộ được chào bán trong năm nay là 38.500 căn, trong khi đó các chủ đầu tư thi nhau giảm giá, nhưng giá vẫn còn rất cao (bình quân từ 16 - 40 triệu đồng/m2). Kết quả là, tỷ lệ bán căn hộ thành công tại Hà Nội trong 2011 giảm (giảm 80-100%) so với các năm trước.
Một chủ đầu tư ăn nên làm ra từ bất động sản.
Tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh cũng không sáng sủa gì hơn. Tra cứu từ “bán căn hộ chung cư, đất nền tại Tp. Hồ Chí Minh” tại Google chỉ 0,17 giây đã cho ra gần 8 triệu kết quả. Một nhà đầu tư có máu mặt nói: “Con số đó đã nói lên tất cả, vạn người bán chưa có một người mua”.
Nhà nước dùng công cụ thuế
Trả lời câu hỏi, làm thế nào để thị trường bất động sản Việt Nam trở về giá trị thật? Ông Trần Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam bày tỏ quan điểm: Thứ nhất, phải khẳng định rằng nhu cầu nhà ở tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn rất lớn. Tính cho tới thời điểm này (2012-PV) mới chỉ có 2,7% người có nhu cầu ở mua, làm được nhà. Vấn đề là nhu cầu ở của người dân còn rất lớn, nhưng tại sao thị trường trầm lắng? Câu trả lời là giá quá cao, vượt xa so với tiềm lực kinh tế của người dân. Những yếu tố để cấu thành giá bất động sản là, thu nhập bình quân của người dân/năm; tỷ lệ đất đai so với dân số; cơ cấu phát triển kinh tế vùng, miền, phong tục tập quán. Nếu tính như thế thì giá một căn hộ chung cư diện tích 100m2 ở hai đô thị lớn nhất Việt Nam cũng chỉ 500-800 triệu đồng, hay một nhà liền kề 80m2 cũng chỉ khoảng 1,5 - 1,8 tỷ đồng. Nếu giá cứ cao như hiện nay thì 15 năm sau với điều kiện nền kinh tế phát triển 7-10%/năm, lạm phát dưới 2 con số, thị trường bất động sản mới “nóng” trở lại.
Ông Thắng cho biết thêm, cách đây hai năm ông đã có nhiều ý kiến đề xuất để đưa bất động sản về giá trị thật của nó. Thực tế doanh nghiệp ông đã bán hết hàng trong một năm với giá rất hợp lý, ông dùng vốn này chuyển sang làm cảng biển... Thời điểm đó ông bị nhiều người trì chích là “phá” thị trường. Ông cho biết, bán đúng giá sẽ có nhiều cái lợi cho cả doanh nghiệp, Nhà nước, người tiêu dùng. Đơn giản là hàng hóa (bất động sản) đến đâu bán hết đến đó (500-800 triệu đồng/căn hộ chung cư ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) sẽ có rất nhiều người dân có tiền để mua. Bán được hàng hóa, doanh nghiệp nộp thuế, thúc đẩy các ngành khác như xi măng, sắt thép... phát triển, giải quyết được công ăn việc làm...
Trả lời câu hỏi: Biện pháp nào để bất động sản Việt Nam trở về giá trị thật? Ông Thắng cho rằng: Nhà nước có nhiều cách, theo tôi dùng công cụ thuế là hữu hiệu nhất. Ở Mỹ những căn nhà bị bỏ hoang, những căn hộ không có người thuê, người mua bị đánh thuế rất nặng, đến nỗi chủ sở hữu chỉ vài năm không bán được hoặc không cho thuê được là phải “bỏ của chạy lấy người”. Ở nước ta làm được như thế sẽ không còn những “khu đô thị ma”, sẽ không còn những bờ xôi, ruộng mật bị đã giải phóng mặt bằng mấy năm nay nhưng vẫn bỏ hoang.
Năm 2006 người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra từ 520 - 800 triệu đồng là mua được 100m2 nhà chung ở các khu đô thị như Mỹ Đình, Trung Hòa, Nhân Chính, Xa La (Hà Nội)... Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Thủ Đức, Khu đô thị mới Thăng Long (Tp. Hồ Chí Minh). Nhưng chỉ 4 năm sau (2010) giá nhà đất ở các khu đô thị này đã tăng lên đến 300%, cá biệt có địa điểm tăng đến 500%. Đơn cử như một căn hộ 100m2 ở Khu đô thị Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) từ 800 triệu năm 2006, tăng lên gần 4 tỷ đồng năm 2010, hay một căn hộ 70m2 ở Xa La từ 500 triệu tăng lên 1,5 tỷ đồng. Vì giá tăng quá cao, bất thường và không hợp lý dẫn đến “bong bóng bất động sản xì hơi”. Năm 2011, số căn hộ chung cư tồn đọng khoảng 16.500 căn, trong khi số căn dự kiến chào bán mới trong năm 2012 lên tới 22.000 căn. Như vậy, tổng số căn hộ được chào bán trong năm nay là 38.500 căn, trong khi đó các chủ đầu tư thi nhau giảm giá, nhưng giá vẫn còn rất cao (bình quân từ 16 - 40 triệu đồng/m2). Kết quả là, tỷ lệ bán căn hộ thành công tại Hà Nội trong 2011 giảm (giảm 80-100%) so với các năm trước.
Một chủ đầu tư ăn nên làm ra từ bất động sản.
Tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh cũng không sáng sủa gì hơn. Tra cứu từ “bán căn hộ chung cư, đất nền tại Tp. Hồ Chí Minh” tại Google chỉ 0,17 giây đã cho ra gần 8 triệu kết quả. Một nhà đầu tư có máu mặt nói: “Con số đó đã nói lên tất cả, vạn người bán chưa có một người mua”.
Nhà nước dùng công cụ thuế
Trả lời câu hỏi, làm thế nào để thị trường bất động sản Việt Nam trở về giá trị thật? Ông Trần Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam bày tỏ quan điểm: Thứ nhất, phải khẳng định rằng nhu cầu nhà ở tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn rất lớn. Tính cho tới thời điểm này (2012-PV) mới chỉ có 2,7% người có nhu cầu ở mua, làm được nhà. Vấn đề là nhu cầu ở của người dân còn rất lớn, nhưng tại sao thị trường trầm lắng? Câu trả lời là giá quá cao, vượt xa so với tiềm lực kinh tế của người dân. Những yếu tố để cấu thành giá bất động sản là, thu nhập bình quân của người dân/năm; tỷ lệ đất đai so với dân số; cơ cấu phát triển kinh tế vùng, miền, phong tục tập quán. Nếu tính như thế thì giá một căn hộ chung cư diện tích 100m2 ở hai đô thị lớn nhất Việt Nam cũng chỉ 500-800 triệu đồng, hay một nhà liền kề 80m2 cũng chỉ khoảng 1,5 - 1,8 tỷ đồng. Nếu giá cứ cao như hiện nay thì 15 năm sau với điều kiện nền kinh tế phát triển 7-10%/năm, lạm phát dưới 2 con số, thị trường bất động sản mới “nóng” trở lại.
Ông Thắng cho biết thêm, cách đây hai năm ông đã có nhiều ý kiến đề xuất để đưa bất động sản về giá trị thật của nó. Thực tế doanh nghiệp ông đã bán hết hàng trong một năm với giá rất hợp lý, ông dùng vốn này chuyển sang làm cảng biển... Thời điểm đó ông bị nhiều người trì chích là “phá” thị trường. Ông cho biết, bán đúng giá sẽ có nhiều cái lợi cho cả doanh nghiệp, Nhà nước, người tiêu dùng. Đơn giản là hàng hóa (bất động sản) đến đâu bán hết đến đó (500-800 triệu đồng/căn hộ chung cư ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) sẽ có rất nhiều người dân có tiền để mua. Bán được hàng hóa, doanh nghiệp nộp thuế, thúc đẩy các ngành khác như xi măng, sắt thép... phát triển, giải quyết được công ăn việc làm...
Trả lời câu hỏi: Biện pháp nào để bất động sản Việt Nam trở về giá trị thật? Ông Thắng cho rằng: Nhà nước có nhiều cách, theo tôi dùng công cụ thuế là hữu hiệu nhất. Ở Mỹ những căn nhà bị bỏ hoang, những căn hộ không có người thuê, người mua bị đánh thuế rất nặng, đến nỗi chủ sở hữu chỉ vài năm không bán được hoặc không cho thuê được là phải “bỏ của chạy lấy người”. Ở nước ta làm được như thế sẽ không còn những “khu đô thị ma”, sẽ không còn những bờ xôi, ruộng mật bị đã giải phóng mặt bằng mấy năm nay nhưng vẫn bỏ hoang.
Theo Công Lý