Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản (công văn 674) yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thắt chặt tín dụng bất động sản (BĐS), một số chuyên gia vẫn cho rằng, cần có giải pháp mạnh để tạo thanh khoản, không chỉ cho riêng thị trường BĐS mà còn cho cả NH và nền kinh tế.
Ảnh minh họa
Theo NHNN tính đến hết năm 2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất toàn hệ thống ở mức 11,3%. Cá biệt một số trường hợp vượt quá 16% và NHNN đã có biện pháp kiểm soát kịp thời. Trong đó, tỷ trọng cho vay BĐS trước đây khoảng 10%, thì hiện là 9%. Theo NHNN, tốc độ tăng trưởng dư nợ vay BĐS năm 2011 giảm còn 15% và sẽ tiếp tục được duy trì trong năm nay.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, thị trường BĐS “đóng băng” đã dẫn đến hệ quả là nợ xấu trong tín dụng BĐS tăng cao, gây khó khăn cho thanh khoản của hệ thống NHTM. Dư nợ tín dụng BĐS tăng liên tục từ năm 2007 đến nay, mỗi năm tăng 20% (chi phí lãi suất), tính ra 5 năm dư nợ tăng trên 100%, nếu càng để kéo dài thì chi phí xã hội để giải quyết bài toán này càng lớn.
Nhưng để “ném chuột không vỡ bình” thì cần có một giải pháp hết sức khôn khéo và linh hoạt, vừa không để thị trường BĐS "chết", vừa kéo giảm mặt bằng giá BĐS về đúng giá trị thực của nó.
Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, vần đề hiện nay là làm sao để nguồn dư nợ tín dụng BĐS đang bị “đóng băng” này có thanh khoản. Như vậy, phải có người mua lại dư nợ đó, người đó không còn ai khác ngoài NHNN.
Theo đó, NHNN cần quản lý tín dụng BĐS theo kiểu “trùm mền”, trực tiếp bơm vốn để tạo thanh khoản cho tín dụng BĐS với mức bơm có thể 50% trên tổng dư nợ BĐS với thời hạn 3 năm. Nguồn vốn trung gian từ NHNN sẽ giúp phục hồi thị trường BĐS nhưng yêu cầu các NHTM nhận dòng vốn ấy không được tăng dư nợ mà chỉ xử lý nợ, giải quyết thanh khoản và chi trả cho người dân, ránh trường hợp lợi dụng số tiền bơm từ NHNN để tiếp tục đầu tư vào BĐS.
Việc NHNN không cho các NHTM trong nhóm 4 tăng dư nợ là việc làm cần thiết đầu tiên cho việc xử lý tín dụng BĐS của NHNN. Khi thanh khoản được giải quyết thì dòng vốn của dân nếu có đổ vào BĐS cũng sẽ chảy về hệ thống NHTM, khi đó NHNN có thể tăng dự trữ bắt buộc lên để hút vốn về. Có một thực tế, vốn huy động của hệ thống NHTM là vốn ngắn hạn trong khi tín dụng BĐS là vốn trung dài hạn.
Vì vậy, theo ông Phạm Thiện Long, Phó Tổng giám đốc HDBank, cần chuyển dòng vốn tín dụng dài hạn ấy tạm thời từ sự hỗ trợ tín dụng trung dài hạn của NHNN chứ không thể trông chờ vào vốn ngắn hạn của tiền gửi dân cư. Kinh nghiệm này đã được các nước trên thế giới áp dụng rất hiệu quả. Thời hạn bơm vốn cho vay 3 năm đủ dài để giúp cho giá BĐS không xuống quá thấp khi DN bán tháo, đồng thời NHNN cũng dễ thu hồi vốn lại khi thị trường hồi phục.
Nhiều dự báo cho thấy thị trường BĐS của Việt Nam có phục hồi hay không thì phải từ 2014. Do vậy, việc NHNN cho vay để xử lý vấn đề BĐS cũng là một phần trong gói giải pháp để xử lý đề án tái cấu trúc nền kinh tế. Đây là chi phí cần thiết phải chấp nhận để tái cấu trúc kinh tế, tái cấu trúc NHTM và tái cấu trúc trong đầu tư.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, thị trường BĐS “đóng băng” đã dẫn đến hệ quả là nợ xấu trong tín dụng BĐS tăng cao, gây khó khăn cho thanh khoản của hệ thống NHTM. Dư nợ tín dụng BĐS tăng liên tục từ năm 2007 đến nay, mỗi năm tăng 20% (chi phí lãi suất), tính ra 5 năm dư nợ tăng trên 100%, nếu càng để kéo dài thì chi phí xã hội để giải quyết bài toán này càng lớn.
Nhưng để “ném chuột không vỡ bình” thì cần có một giải pháp hết sức khôn khéo và linh hoạt, vừa không để thị trường BĐS "chết", vừa kéo giảm mặt bằng giá BĐS về đúng giá trị thực của nó.
Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, vần đề hiện nay là làm sao để nguồn dư nợ tín dụng BĐS đang bị “đóng băng” này có thanh khoản. Như vậy, phải có người mua lại dư nợ đó, người đó không còn ai khác ngoài NHNN.
Theo đó, NHNN cần quản lý tín dụng BĐS theo kiểu “trùm mền”, trực tiếp bơm vốn để tạo thanh khoản cho tín dụng BĐS với mức bơm có thể 50% trên tổng dư nợ BĐS với thời hạn 3 năm. Nguồn vốn trung gian từ NHNN sẽ giúp phục hồi thị trường BĐS nhưng yêu cầu các NHTM nhận dòng vốn ấy không được tăng dư nợ mà chỉ xử lý nợ, giải quyết thanh khoản và chi trả cho người dân, ránh trường hợp lợi dụng số tiền bơm từ NHNN để tiếp tục đầu tư vào BĐS.
Việc NHNN không cho các NHTM trong nhóm 4 tăng dư nợ là việc làm cần thiết đầu tiên cho việc xử lý tín dụng BĐS của NHNN. Khi thanh khoản được giải quyết thì dòng vốn của dân nếu có đổ vào BĐS cũng sẽ chảy về hệ thống NHTM, khi đó NHNN có thể tăng dự trữ bắt buộc lên để hút vốn về. Có một thực tế, vốn huy động của hệ thống NHTM là vốn ngắn hạn trong khi tín dụng BĐS là vốn trung dài hạn.
Vì vậy, theo ông Phạm Thiện Long, Phó Tổng giám đốc HDBank, cần chuyển dòng vốn tín dụng dài hạn ấy tạm thời từ sự hỗ trợ tín dụng trung dài hạn của NHNN chứ không thể trông chờ vào vốn ngắn hạn của tiền gửi dân cư. Kinh nghiệm này đã được các nước trên thế giới áp dụng rất hiệu quả. Thời hạn bơm vốn cho vay 3 năm đủ dài để giúp cho giá BĐS không xuống quá thấp khi DN bán tháo, đồng thời NHNN cũng dễ thu hồi vốn lại khi thị trường hồi phục.
Nhiều dự báo cho thấy thị trường BĐS của Việt Nam có phục hồi hay không thì phải từ 2014. Do vậy, việc NHNN cho vay để xử lý vấn đề BĐS cũng là một phần trong gói giải pháp để xử lý đề án tái cấu trúc nền kinh tế. Đây là chi phí cần thiết phải chấp nhận để tái cấu trúc kinh tế, tái cấu trúc NHTM và tái cấu trúc trong đầu tư.
Theo Phapluatvn