Theo ông Phan Thành Mai, khi diện tích căn hộ nhỏ đi thì tổng giá tiền mua một căn hộ cũng sẽ ít đi và phù hợp hơn với thu nhập của đa số người dân Việt Nam.
Ông Phan Thành Mai -Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng.
Sau nhiều lần DN có ý kiến, mới đây Bộ Xây dựng đã trình phương án đưa diện tích tối thiểu nhà ở xã hội về mức 25m2. Theo ông, lý do vì sao có đề xuất như vậy trong bối cảnh hiện nay?
Bởi vì, đó là một lời giải rất quan trọng trong bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm hiện nay. Khi diện tích căn hộ nhỏ đi thì tổng giá tiền mua một căn hộ cũng sẽ ít đi và phù hợp hơn với thu nhập của đa số người Việt Nam, hiện bình quân mới khoảng trên 1.000 USD/người/năm.
Ở các đô thị, mức thu nhập của nhiều người có thể trả góp qua các chính sách của ngân hàng. Họ có thể tích lũy cùng gia đình để mua một căn hộ 25m2 với giá khoảng 13 triệu đồng/m2, tổng chi phí quanh mức 300 triệu đồng/căn. Với mức giá đó, tính thêm các khoản lãi ngân hàng, cũng không vượt quá khả năng của nhiều người. Như vậy, cầu có khả năng chi trả về nhà ở sẽ tăng lên rất lớn nếu áp dụng chính sách này. Qua đó, thị trường BĐS có cơ hội để tan băng.
Vậy theo ông, căn cứ nào để Bộ Xây dựng đưa ra mức diện tích này, thay vì 30m2 trước đây?
Theo quy định hiện nay, nhà ở thương mại phải có diện tích tối thiểu là 70m2 còn chung cư mini là 45m2, nhà ở xã hội từ 30-40m2. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng vừa có đề xuất đối với Chính phủ đưa diện tích tối thiểu xuống 25m2, và đề nghị này nên áp dụng đối với cả nhà ở thương mại. Lý do thứ nhất là từ kinh nghiệm của các nước phát triển, chỉ cần 25m2 là đủ công năng của một căn hộ khép kín, gồm phòng ngủ, bếp, phòng ăn… Thứ hai, diện tích 25m2 cũng hoàn toàn đủ và phù hợp với gia đình gồm hai vợ chồng mới xây dựng gia đình.
Ông cũng cho rằng nên áp dụng mức diện tích tối thiểu 25m2 cho nhà ở thương mại cũng như chung cư mini?
Theo tôi, đề xuất này nên sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình nhà ở khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một loại hình cần có quy định khác nhau đi kèm, phù hợp với tính chất của nó. Ví dụ như sẽ có các điều kiện ràng buộc về chất lượng quản lý, sinh hoạt phù hợp và văn minh; kèm theo đó còn có một số chế tài cụ thể chứ không phải chỉ quy định về diện tích căn hộ…
Vậy ông nghĩ sao khi nhiều dự án nhà ở giá rẻ hơn, dành cho người thu nhập thấp nhưng vẫn khó bán?
Giá chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất là tổng số tiền chi trả cho một căn hộ. Bởi vì, đơn giá bán của căn hộ giá rẻ có thể thấp, nhưng diện tích khoảng 100m2 thì tổng giá trị chi trả của người mua vẫn trên 1 tỷ đồng, rất khó để một hộ gia đình với thu nhập bình thường có thể mua. Tuy nhiên, nếu căn hộ chỉ còn 25m2 với giá 13 triệu đồng/m2 thì thực chi khoảng 300 triệu đồng. Với số tiền này, những người có mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng mới có thể mua trả góp trong vòng 10 năm một cách an toàn. Tôi tin rằng các ngân hàng sẽ rất sẵn sàng cho vay trả góp với các trường hợp này và số lượng người mua nhà vì thế sẽ tăng lên rất nhiều. Đó là bản chất của câu chuyện giải cứu thị trường BĐS hiện nay.
Ông cũng nói cần các quy định đi kèm. Có khả năng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện văn bản và có thể chính sách sẽ lỗi thời khi thị trường đã phục hồi sức mua?
Chắn chắn là sẽ mất một thời gian. Để đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua đòi hỏi một quá trình thụ lý, nghiên cứu, phản biện… Vì vậy, thị trường BĐS vẫn có những khó khăn trước mắt. Khi chính sách được thông qua, có thể thị trường BĐS cũng sang một chu kỳ khác. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở sẽ vẫn còn rất lớn và giải pháp này có thể khiến cho vô cùng nhiều người có nhà ở. Đó là điều quan trọng nhất. Bởi lẽ, theo tư duy của người Việt Nam, có an cư mới lạc nghiệp. Hiệu quả chính sách sẽ khiến nhiều người an tâm làm việc, cống hiến cho xã hội...
Sau nhiều lần DN có ý kiến, mới đây Bộ Xây dựng đã trình phương án đưa diện tích tối thiểu nhà ở xã hội về mức 25m2. Theo ông, lý do vì sao có đề xuất như vậy trong bối cảnh hiện nay?
Ông Phan Thành Mai
Bởi vì, đó là một lời giải rất quan trọng trong bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm hiện nay. Khi diện tích căn hộ nhỏ đi thì tổng giá tiền mua một căn hộ cũng sẽ ít đi và phù hợp hơn với thu nhập của đa số người Việt Nam, hiện bình quân mới khoảng trên 1.000 USD/người/năm.
Ở các đô thị, mức thu nhập của nhiều người có thể trả góp qua các chính sách của ngân hàng. Họ có thể tích lũy cùng gia đình để mua một căn hộ 25m2 với giá khoảng 13 triệu đồng/m2, tổng chi phí quanh mức 300 triệu đồng/căn. Với mức giá đó, tính thêm các khoản lãi ngân hàng, cũng không vượt quá khả năng của nhiều người. Như vậy, cầu có khả năng chi trả về nhà ở sẽ tăng lên rất lớn nếu áp dụng chính sách này. Qua đó, thị trường BĐS có cơ hội để tan băng.
Vậy theo ông, căn cứ nào để Bộ Xây dựng đưa ra mức diện tích này, thay vì 30m2 trước đây?
Theo quy định hiện nay, nhà ở thương mại phải có diện tích tối thiểu là 70m2 còn chung cư mini là 45m2, nhà ở xã hội từ 30-40m2. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng vừa có đề xuất đối với Chính phủ đưa diện tích tối thiểu xuống 25m2, và đề nghị này nên áp dụng đối với cả nhà ở thương mại. Lý do thứ nhất là từ kinh nghiệm của các nước phát triển, chỉ cần 25m2 là đủ công năng của một căn hộ khép kín, gồm phòng ngủ, bếp, phòng ăn… Thứ hai, diện tích 25m2 cũng hoàn toàn đủ và phù hợp với gia đình gồm hai vợ chồng mới xây dựng gia đình.
Ông cũng cho rằng nên áp dụng mức diện tích tối thiểu 25m2 cho nhà ở thương mại cũng như chung cư mini?
Theo tôi, đề xuất này nên sẽ áp dụng cho tất cả các loại hình nhà ở khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một loại hình cần có quy định khác nhau đi kèm, phù hợp với tính chất của nó. Ví dụ như sẽ có các điều kiện ràng buộc về chất lượng quản lý, sinh hoạt phù hợp và văn minh; kèm theo đó còn có một số chế tài cụ thể chứ không phải chỉ quy định về diện tích căn hộ…
Vậy ông nghĩ sao khi nhiều dự án nhà ở giá rẻ hơn, dành cho người thu nhập thấp nhưng vẫn khó bán?
Giá chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất là tổng số tiền chi trả cho một căn hộ. Bởi vì, đơn giá bán của căn hộ giá rẻ có thể thấp, nhưng diện tích khoảng 100m2 thì tổng giá trị chi trả của người mua vẫn trên 1 tỷ đồng, rất khó để một hộ gia đình với thu nhập bình thường có thể mua. Tuy nhiên, nếu căn hộ chỉ còn 25m2 với giá 13 triệu đồng/m2 thì thực chi khoảng 300 triệu đồng. Với số tiền này, những người có mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng mới có thể mua trả góp trong vòng 10 năm một cách an toàn. Tôi tin rằng các ngân hàng sẽ rất sẵn sàng cho vay trả góp với các trường hợp này và số lượng người mua nhà vì thế sẽ tăng lên rất nhiều. Đó là bản chất của câu chuyện giải cứu thị trường BĐS hiện nay.
Ông cũng nói cần các quy định đi kèm. Có khả năng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện văn bản và có thể chính sách sẽ lỗi thời khi thị trường đã phục hồi sức mua?
Chắn chắn là sẽ mất một thời gian. Để đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua đòi hỏi một quá trình thụ lý, nghiên cứu, phản biện… Vì vậy, thị trường BĐS vẫn có những khó khăn trước mắt. Khi chính sách được thông qua, có thể thị trường BĐS cũng sang một chu kỳ khác. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở sẽ vẫn còn rất lớn và giải pháp này có thể khiến cho vô cùng nhiều người có nhà ở. Đó là điều quan trọng nhất. Bởi lẽ, theo tư duy của người Việt Nam, có an cư mới lạc nghiệp. Hiệu quả chính sách sẽ khiến nhiều người an tâm làm việc, cống hiến cho xã hội...
Theo TBNH