Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở và dự kiến thực hiện thí điểm từ năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Còn nhiều bất cập để người thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở giá rẻ.
Bộ này đề xuất 2 mô hình tiết kiệm nhà ở. Thứ nhất, sẽ thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở cho người thu nhập thấp, hộ nghèo ở đô thị vay mua, thuê mua, cải tạo, sửa chữa nhà ở và cho doanh nghiệp trong nước vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thứ hai, cho cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, chủ yếu tập trung cho các đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay.
Mô hình thứ nhất được các chuyên gia quan tâm nhất, bởi mô hình này quy định cá nhân, hộ gia đình phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay mua, thuê mua nhà ở xã hội trong thời gian 5 năm và mức tiền được vay thêm tối đa bằng hai lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ.
Việc cho vay được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho ai có thời gian đóng dài hơn. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay từ 6,5 đến 8,5%. Tuy nhiên, với những điều kiện này, các chuyên gia cho rằng, người có thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận.
Ông Nguyễn Văn Đực- Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành - cho biết, đề án lần này đã có tính khả thi hơn. Tuy nhiên, trong mô hình thứ nhất, để mua được căn hộ trị giá 1 tỷ đồng, người dân phải đóng 300 triệu đồng vào quỹ, tức là 5 triệu đồng/tháng trong 5 năm.
Nhưng đây là một điều rất khó với người thu nhập, họ đã phải dành 90% thu nhập cho sinh hoạt. Theo ông Đực, nên xem xét lại một số điều kiện và cơ chế chính sách hỗ trợ người dân một cách thực tế hơn.
“Để người dân có thể tiếp cận được quỹ và mua nhà, căn hộ phải có giá từ 500 triệu đồng trở xuống, theo đó bình quân họ chỉ phải đóng quỹ 2,5 triệu đồng/tháng, hoặc diện tích căn hộ phải nhỏ hơn”, ông Đực nói.
Các doanh nghiệp BĐS Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng tỏ ra lo ngại, vì đối với người thu nhập thấp phải có số dư 5 triệu đồng/tháng để đóng quỹ là rất khó, chưa kể đến các khoản chi tiêu khác. Ngoài ra, theo tiêu chí của mô hình này, người thu nhập thấp phải mất 5 năm mới mua được nhà, như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân.
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho rằng, nên xem xét cho người dân được vay thêm chứ không nhất thiết là chỉ hạn chế hai lần số tiền đóng vào quỹ và mặt khác, cũng nên xem xét tính bức bách của từng trường hợp để có cơ chế giải quyết phù hợp.
GS. Đặng Hùng Võ nhận định, đề xuất trên là một phương án hay, tạo điều kiện tốt cho người có mức thu nhập thấp ở thành thị có nhà để ở nhưng hơi muộn. “Vấn đề cần quan tâm là cơ chế vận hành làm sao tránh tham nhũng và xin - cho”, ông Võ nói.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay, đề án được xây dựng theo hướng người dân đóng góp tự nguyện và nhà nước gánh bớt áp lực tài chính bằng việc hỗ trợ lãi suất ưu đãi.
Mô hình thứ nhất được các chuyên gia quan tâm nhất, bởi mô hình này quy định cá nhân, hộ gia đình phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay mua, thuê mua nhà ở xã hội trong thời gian 5 năm và mức tiền được vay thêm tối đa bằng hai lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ.
Việc cho vay được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho ai có thời gian đóng dài hơn. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay từ 6,5 đến 8,5%. Tuy nhiên, với những điều kiện này, các chuyên gia cho rằng, người có thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận.
Ông Nguyễn Văn Đực- Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành - cho biết, đề án lần này đã có tính khả thi hơn. Tuy nhiên, trong mô hình thứ nhất, để mua được căn hộ trị giá 1 tỷ đồng, người dân phải đóng 300 triệu đồng vào quỹ, tức là 5 triệu đồng/tháng trong 5 năm.
Nhưng đây là một điều rất khó với người thu nhập, họ đã phải dành 90% thu nhập cho sinh hoạt. Theo ông Đực, nên xem xét lại một số điều kiện và cơ chế chính sách hỗ trợ người dân một cách thực tế hơn.
“Để người dân có thể tiếp cận được quỹ và mua nhà, căn hộ phải có giá từ 500 triệu đồng trở xuống, theo đó bình quân họ chỉ phải đóng quỹ 2,5 triệu đồng/tháng, hoặc diện tích căn hộ phải nhỏ hơn”, ông Đực nói.
Các doanh nghiệp BĐS Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng tỏ ra lo ngại, vì đối với người thu nhập thấp phải có số dư 5 triệu đồng/tháng để đóng quỹ là rất khó, chưa kể đến các khoản chi tiêu khác. Ngoài ra, theo tiêu chí của mô hình này, người thu nhập thấp phải mất 5 năm mới mua được nhà, như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân.
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho rằng, nên xem xét cho người dân được vay thêm chứ không nhất thiết là chỉ hạn chế hai lần số tiền đóng vào quỹ và mặt khác, cũng nên xem xét tính bức bách của từng trường hợp để có cơ chế giải quyết phù hợp.
GS. Đặng Hùng Võ nhận định, đề xuất trên là một phương án hay, tạo điều kiện tốt cho người có mức thu nhập thấp ở thành thị có nhà để ở nhưng hơi muộn. “Vấn đề cần quan tâm là cơ chế vận hành làm sao tránh tham nhũng và xin - cho”, ông Võ nói.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay, đề án được xây dựng theo hướng người dân đóng góp tự nguyện và nhà nước gánh bớt áp lực tài chính bằng việc hỗ trợ lãi suất ưu đãi.
“…Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở nên xem xét một số điều kiện và cơ chế chính sách để hỗ trợ người dân một cách thực tế hơn…” |
Theo Công thương