Trước khi chính thức ra mắt ở Việt Nam, chúng tôi đã có 5 năm tìm hiểu thị trường du lịch và bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng.
Đây là thời điểm thị trường còn nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư. Tại sao? Giá BĐS, trong đó có cả các thành phố lớn đang giảm nên chi phí đầu tư cũng vì thế giảm theo. Chúng tôi đã và đang đầu tư, quản lý nhiều khách sạn ở Malaysia, Trung Quốc.
Còn tại Việt Nam, chúng tôi đang nhắm đến phân khúc khách sạn 4 sao. Chúng tôi đang tiến tới việc ký hết hợp đồng quản lý cho một khách sạn boutique ở quận 1 (TP.HCM), đồng thời cũng trong giai đoạn đàm phán với một khách sạn khác tại Đà Nẵng.
Ngoài giá BĐS, lương chi trả cho nhân sự trong ngành du lịch của Việt Nam vẫn rẻ hơn so với một số quốc gia trong khu vực, nên có thể xem đây là lợi thế để thu hút đầu tư. Ở Việt Nam, các khách sạn nhỏ chiếm số lượng lớn và đa phần do hộ gia đình, các nhà đầu tư cá nhân quản lý nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, khách sạn 4 - 5 sao không nhiều, chủ yếu do các tập đoàn nước ngoài quản lý, đạt tiêu chuẩn quốc tế, song, giá thành khá đắt. Vì thế, đây sẽ là "ngách", là vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư lẫn quản lý tham gia.
Vấn đề còn lại là nhân sự đáp ứng cho các khu lưu trú cao cấp. Tuy nhiên, điều này không quá khó vì người Việt Nam vốn thân thiện và chịu khó nên họ sẽ học hỏi rất nhanh nếu có môi trường và cách huấn luyện tốt.
Đã đến Việt Nam nhiều năm nay, tôi cho rằng, đây là vùng đất đẹp. Hà Nội sở hữu những yếu tố về mặt văn hóa, TP.HCM là khu vực thích hợp cho trung tâm kinh tế, tài chính. Riêng miền Trung thì có Đà Nẵng và Hội An với những di sản văn hóa và nhiều bãi biển đẹp, thích hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng và khám phá.
Nhưng cũng không nên "nóng vội" so sánh những điểm đến ở khu vực này với Bali (Indonesia) hay Phukhet (Thái Lan) vì họ có thời gian phát triển rất lâu. Ngay từ năm 1990 - 2000, chỉ trong vòng 10 năm, hàng loạt khách sạn cao cấp đã được xây dựng ở "thiên đường nghỉ dưỡng" Bali.
Đây chính là tiền đề để khách du lịch biết đến họ. Bạn nghĩ sao nếu một ngày nào đó, khu vực Hội An hay Đà Nẵng có gần 30 khách sạn hạng sang mọc lên? Với sự xuất hiện của nhiều BĐS cao cấp cộng với những tập đoàn quản lý "ngoại" có uy tín lẫn vị thế đẹp, những điểm dừng chân tại Việt Nam không thiếu lợi thế để thu hút khách du lịch.
Còn tại Việt Nam, chúng tôi đang nhắm đến phân khúc khách sạn 4 sao. Chúng tôi đang tiến tới việc ký hết hợp đồng quản lý cho một khách sạn boutique ở quận 1 (TP.HCM), đồng thời cũng trong giai đoạn đàm phán với một khách sạn khác tại Đà Nẵng.
Ngoài giá BĐS, lương chi trả cho nhân sự trong ngành du lịch của Việt Nam vẫn rẻ hơn so với một số quốc gia trong khu vực, nên có thể xem đây là lợi thế để thu hút đầu tư. Ở Việt Nam, các khách sạn nhỏ chiếm số lượng lớn và đa phần do hộ gia đình, các nhà đầu tư cá nhân quản lý nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, khách sạn 4 - 5 sao không nhiều, chủ yếu do các tập đoàn nước ngoài quản lý, đạt tiêu chuẩn quốc tế, song, giá thành khá đắt. Vì thế, đây sẽ là "ngách", là vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư lẫn quản lý tham gia.
Vấn đề còn lại là nhân sự đáp ứng cho các khu lưu trú cao cấp. Tuy nhiên, điều này không quá khó vì người Việt Nam vốn thân thiện và chịu khó nên họ sẽ học hỏi rất nhanh nếu có môi trường và cách huấn luyện tốt.
Đã đến Việt Nam nhiều năm nay, tôi cho rằng, đây là vùng đất đẹp. Hà Nội sở hữu những yếu tố về mặt văn hóa, TP.HCM là khu vực thích hợp cho trung tâm kinh tế, tài chính. Riêng miền Trung thì có Đà Nẵng và Hội An với những di sản văn hóa và nhiều bãi biển đẹp, thích hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng và khám phá.
Nhưng cũng không nên "nóng vội" so sánh những điểm đến ở khu vực này với Bali (Indonesia) hay Phukhet (Thái Lan) vì họ có thời gian phát triển rất lâu. Ngay từ năm 1990 - 2000, chỉ trong vòng 10 năm, hàng loạt khách sạn cao cấp đã được xây dựng ở "thiên đường nghỉ dưỡng" Bali.
Đây chính là tiền đề để khách du lịch biết đến họ. Bạn nghĩ sao nếu một ngày nào đó, khu vực Hội An hay Đà Nẵng có gần 30 khách sạn hạng sang mọc lên? Với sự xuất hiện của nhiều BĐS cao cấp cộng với những tập đoàn quản lý "ngoại" có uy tín lẫn vị thế đẹp, những điểm dừng chân tại Việt Nam không thiếu lợi thế để thu hút khách du lịch.
JOHN AUGUSTIN - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Quản lý The Everly Group
Theo DNSG