Theo nhận định của CBRE, căn hộ nhỏ chính là lối thoát hiểm cho thị trường BĐS thời điểm này.
Phối cảnh dự án Khu đô thị Đại Thanh.
Ai tham gia thị trường?
Ngày 16.7, tiếp tục mở bán tòa chung cư CT8C Dự án khu đô thị Đại Thanh, chủ đầu tư dự án - Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu - lại làm khuấy động thị trường với hàng trăm khách hàng “xuống tiền” ngay tại sàn BĐS Mường Thanh đặt cọc mua căn hộ. Đây là đợt mở bán thứ ba của dự án này và tiếp tục được coi là hiện tượng ngược dòng của thị trường BĐS khi mỗi suất căn hộ vẫn được bán chênh từ 5-30 triệu đồng/căn.
Khác với 2 đợt mở bán trước, đợt mở bán lần này của chủ đầu tư thu hút khá đông sự tham gia của nhiều sàn BĐS. Anh Nguyễn Văn Thành, đại diện của một sàn BĐS cho biết, nhận thấy nhu cầu mua từ 2 đợt mở bán tòa CT8A và CT8B của khách hàng khá lớn, mỗi tòa 600 căn hộ, như vậy 2 tòa lượng hàng tung ra thị trường là 1.200 căn hộ nhưng cơ bản đã được đăng ký hết, nên đợt này giới đầu tư không ngại rót tiền “ôm” vài sàn bán lẻ kiếm lời.
“Tuy nhiên, vì là chung cư bình dân, người mua chủ yếu là các gia đình trẻ, thu nhập thấp, với diện tích nhỏ từ 42-66m2, giá từ 14 – 14,7 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ khoảng hơn 600 triệu đồng nên không thể bán chênh cao được, những căn hướng đông nam, ô góc mới mong bán chênh thêm được 30-40 triệu đồng, còn lại phần lớn đều từ 5-10 triệu đồng/căn, chủ yếu phục vụ khách muốn mua cụ thể từng tầng, từng căn theo nhu cầu nhưng chủ đầu tư không đáp ứng được, vì thế lợi nhuận thu được từ 1 sàn cũng mỏng, không “dày” như các năm trước” - anh Thanh cho biết thêm.
Cũng theo anh Thanh, ở thời điểm BĐS đóng băng như hiện nay, có việc để các sàn tham gia là quý rồi, không phải chủ đầu tư nào cũng làm được như vậy. Đây cũng là thời điểm hàng nhiều, tha hồ chọn nên nếu dự án nào không sát với nhu cầu thực, hay uy tín, năng lực của chủ đầu tư có vấn đề thì không thể bán được hàng.
Theo quan sát của PV, không khí mua bán tại sàn BĐS Mường Thanh khá nhộn nhịp, trong đó cũng có khách hàng mua để ở, có khách mua để đầu tư, và cũng có cả các sàn giao dịch BĐS tham gia mua bán kiếm lời. Điều này cho thấy sức mua của căn hộ nhỏ rất lớn.
Lối thoát hiểm cho DN BĐS
Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, chính việc cung và cầu không gặp nhau đã khiến thị trường BĐS lâm vào tình trạng đóng băng hiện nay. Tại TPHCM, hơn 100.000 căn hộ chung cư đang trong tình trạng tồn đọng, trong số này phần lớn là các căn hộ có diện tích lớn, từ 70 - 100m2/căn. Tương tự, trên địa bàn Hà Nội, dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng với hàng trăm dự án nhà ở, khu đô thị mới quy mô lớn đã và đang triển khai như đô thị Việt Hưng, Đặng Xá, Văn Khê, Nam Cường, Gelixemco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh... số lượng căn hộ chung cư tồn cũng lên đến hàng trăm nghìn căn. Ở góc độ kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, lãnh đạo nhiều sàn giao dịch BĐS cho rằng, số lượng chung cư tồn ở mức cao mà không thể bán được là do không phù hợp với nhu cầu thị trường. Các đối tượng mua chung cư hiện nay chỉ tập trung vào phân khúc căn hộ nhỏ có giá dưới 1 tỉ đồng/căn. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, căn hộ nhỏ, giá trị thấp càng đắt khách.
“Căn hộ diện tích nhỏ, giá dưới 20 triệu đồng/m2 chính là lối thoát hiểm cho các DN BĐS thời điểm hiện nay” - trong cuộc họp báo mới đây về thị trường BĐS 6 tháng đầu năm, lãnh đạo của CBRE cũng khẳng định như vậy. Theo nghiên cứu của CBRE, trong quý II/2012, thị trường chung cư đón nhận khoảng 1.700 căn hộ chào bán mới, trong đó có tới 50% số căn hộ bán ra dưới 20 triệu đồng. Trong thời gian gần đây, người mua cũng chỉ chủ yếu quan tâm tới căn hộ giá dưới 20 triệu đồng/m2, mức giá xuất hiện ngày càng nhiều, do chủ đầu tư cạnh tranh quyết liệt.
Được biết, đầu tháng 7 vừa qua, nằm trong nhóm nhiều giải pháp vực dậy thị trường BĐS, Bộ Xây dựng khẳng định đã đề xuất kiến nghị sửa đổi Luật Nhà ở 2005 cho phù hợp với thực tế về yêu cầu phát triển và diện tích nhà ở của người dân, trong đó căn hộ diện tích nhỏ sẽ được tính đến và sẽ đưa vào dự thảo nghị định để trình Chính phủ cho ý kiến. Trong bối cảnh thị trường BĐS khá yên ắng hiện nay, đây thực sự là một cửa sáng!
Ngày 16.7, tiếp tục mở bán tòa chung cư CT8C Dự án khu đô thị Đại Thanh, chủ đầu tư dự án - Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu - lại làm khuấy động thị trường với hàng trăm khách hàng “xuống tiền” ngay tại sàn BĐS Mường Thanh đặt cọc mua căn hộ. Đây là đợt mở bán thứ ba của dự án này và tiếp tục được coi là hiện tượng ngược dòng của thị trường BĐS khi mỗi suất căn hộ vẫn được bán chênh từ 5-30 triệu đồng/căn.
Khác với 2 đợt mở bán trước, đợt mở bán lần này của chủ đầu tư thu hút khá đông sự tham gia của nhiều sàn BĐS. Anh Nguyễn Văn Thành, đại diện của một sàn BĐS cho biết, nhận thấy nhu cầu mua từ 2 đợt mở bán tòa CT8A và CT8B của khách hàng khá lớn, mỗi tòa 600 căn hộ, như vậy 2 tòa lượng hàng tung ra thị trường là 1.200 căn hộ nhưng cơ bản đã được đăng ký hết, nên đợt này giới đầu tư không ngại rót tiền “ôm” vài sàn bán lẻ kiếm lời.
“Tuy nhiên, vì là chung cư bình dân, người mua chủ yếu là các gia đình trẻ, thu nhập thấp, với diện tích nhỏ từ 42-66m2, giá từ 14 – 14,7 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ khoảng hơn 600 triệu đồng nên không thể bán chênh cao được, những căn hướng đông nam, ô góc mới mong bán chênh thêm được 30-40 triệu đồng, còn lại phần lớn đều từ 5-10 triệu đồng/căn, chủ yếu phục vụ khách muốn mua cụ thể từng tầng, từng căn theo nhu cầu nhưng chủ đầu tư không đáp ứng được, vì thế lợi nhuận thu được từ 1 sàn cũng mỏng, không “dày” như các năm trước” - anh Thanh cho biết thêm.
Cũng theo anh Thanh, ở thời điểm BĐS đóng băng như hiện nay, có việc để các sàn tham gia là quý rồi, không phải chủ đầu tư nào cũng làm được như vậy. Đây cũng là thời điểm hàng nhiều, tha hồ chọn nên nếu dự án nào không sát với nhu cầu thực, hay uy tín, năng lực của chủ đầu tư có vấn đề thì không thể bán được hàng.
Theo quan sát của PV, không khí mua bán tại sàn BĐS Mường Thanh khá nhộn nhịp, trong đó cũng có khách hàng mua để ở, có khách mua để đầu tư, và cũng có cả các sàn giao dịch BĐS tham gia mua bán kiếm lời. Điều này cho thấy sức mua của căn hộ nhỏ rất lớn.
Lối thoát hiểm cho DN BĐS
Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, chính việc cung và cầu không gặp nhau đã khiến thị trường BĐS lâm vào tình trạng đóng băng hiện nay. Tại TPHCM, hơn 100.000 căn hộ chung cư đang trong tình trạng tồn đọng, trong số này phần lớn là các căn hộ có diện tích lớn, từ 70 - 100m2/căn. Tương tự, trên địa bàn Hà Nội, dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng với hàng trăm dự án nhà ở, khu đô thị mới quy mô lớn đã và đang triển khai như đô thị Việt Hưng, Đặng Xá, Văn Khê, Nam Cường, Gelixemco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh... số lượng căn hộ chung cư tồn cũng lên đến hàng trăm nghìn căn. Ở góc độ kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, lãnh đạo nhiều sàn giao dịch BĐS cho rằng, số lượng chung cư tồn ở mức cao mà không thể bán được là do không phù hợp với nhu cầu thị trường. Các đối tượng mua chung cư hiện nay chỉ tập trung vào phân khúc căn hộ nhỏ có giá dưới 1 tỉ đồng/căn. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, căn hộ nhỏ, giá trị thấp càng đắt khách.
“Căn hộ diện tích nhỏ, giá dưới 20 triệu đồng/m2 chính là lối thoát hiểm cho các DN BĐS thời điểm hiện nay” - trong cuộc họp báo mới đây về thị trường BĐS 6 tháng đầu năm, lãnh đạo của CBRE cũng khẳng định như vậy. Theo nghiên cứu của CBRE, trong quý II/2012, thị trường chung cư đón nhận khoảng 1.700 căn hộ chào bán mới, trong đó có tới 50% số căn hộ bán ra dưới 20 triệu đồng. Trong thời gian gần đây, người mua cũng chỉ chủ yếu quan tâm tới căn hộ giá dưới 20 triệu đồng/m2, mức giá xuất hiện ngày càng nhiều, do chủ đầu tư cạnh tranh quyết liệt.
Được biết, đầu tháng 7 vừa qua, nằm trong nhóm nhiều giải pháp vực dậy thị trường BĐS, Bộ Xây dựng khẳng định đã đề xuất kiến nghị sửa đổi Luật Nhà ở 2005 cho phù hợp với thực tế về yêu cầu phát triển và diện tích nhà ở của người dân, trong đó căn hộ diện tích nhỏ sẽ được tính đến và sẽ đưa vào dự thảo nghị định để trình Chính phủ cho ý kiến. Trong bối cảnh thị trường BĐS khá yên ắng hiện nay, đây thực sự là một cửa sáng!
Theo Lao động