• "Bộ trưởng ơi, đơn giản là hạ giá bán!"

    Giải cứu bất động sản vẫn đang là vấn đề quan tâm của Chính phủ và các cơ quan chức năng, thu hút sự chú ý của dư luận. Vland tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc về vấn đề này.
    "Đơn giản là hạ giá bán"

    Thị trường bất động sản năm 2012 được đánh giá là một năm đầy “sóng gió” cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bởi thanh khoản khó khăn, hàng tồn kho lớn, nợ xấu gia tăng, giao dịch kém...

    Các doanh nghiệp bất động sản không ngừng kêu than rằng họ đã quá lỗ, không thể hạ giá thêm được nữa... và mong muốn được Nhà nước giải cứu.

    Trong khi đó, nhiều bạn đọc chỉ ra rằng, giá bất động sản trước đây bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Do vậy không có chuyện doanh nghiệp lỗ, có chăng chỉ lãi ít hơn thôi.

    Nói về vấn đề này, bạn Lê Phiêu bày tỏ: Các bạn có biết chủ đầu tư sau khi trừ bỏ hết các chi phí thì họ có được lợi nhuận bao nhiêu không dù chỉ là tạm tính : Theo tôi họ vẫn còn lãi khoảng 20 căn hộ. Vậy 1 năm họ mất chưa đến mức quá lo lắng mà phải đại hạ giá tháo chạy, với tình trạng không minh bạch và vẫn còn được các nhóm lợi ích lớn nhỏ ràng buộc thì ít nhất nhiều năm nếu còn giữ được giá bán này thì họ mới bắt đầu hòa vốn. Vậy lẽ đương nhiên họ luôn vận dụng các loại truyền thông để kêu gào đồng thời làm gì có chuyện bán đúng giá thích hợp tới tay người có nhu cầu thực. Và đó là lý do BĐS hoàn toàn chưa bao giờ trở về đúng giá...Không có chuyện chủ đầu tư BĐS chết với sụp đổ phá sản đâu và chúng ta còn phải chờ đợi nữa.

    Đưa ra giải pháp nhằm cứu thị trường trong năm mới, nhiều bạn đọc vẫn đề xuất ý kiến là các doanh nghiệp bất động sản phải giảm giá, đó là các duy nhất để cứu chính mình.
    Bạn đọc billnguyen thẳng thắn nêu quan điểm: Có gì đâu mà phải giải với cứu. Hồi trước sốt là sốt ảo, là do đầu cơ, chứ giá BĐS như thế thì những người có nhu cầu thật sự sao mà mua nổi, muốn giải cứu như hồi trước thì cái giải cứu làm tâm lý người dân phải thay đổi, còn muốn giải cứu thật sự, giải cứu khỏi tình trạng sốt ảo, Bộ trưởng ơi, chỉ đơn giản là hạ giá bán


    Cùng chung suy nghĩ, bạn PVT cũng đề xuất ý kiến: Chỉ 1 cách và tôi nghĩ cũng là cách duy nhất để cứu đống nợ BĐS: Giảm 30% nữa và Nhà nước công bố duy trì một chính sách lãi suất ổn định trong ít nhất 5 năm. Nếu không sẽ không sẽ không kịp nữa. Điều kiện sau mà được thì sẽ chẳng có gì hết ngoài một kết cục không ai muốn nghĩ đến.

    Cần có quy định khung giá cho từng vùng

    Năm 2013 được nhiều người kỳ vọng sẽ là một năm khởi sắc của thị trường bởi thời gian gần đây, liên tục những đề xuất, kiến nghị được đưa ra từ phía các cơ quan chức năng nhằm tìm hướng hỗ trợ thị trường bất động sản.

    Bạn đọc cũng đưa ra nhiều phương hướng giải quyết nhằm tìm hướng đi cho thị trường địa ốc trong năm mới

    Độc giả Hunlap chỉ ra rằng: Giải cứu bên mua hay bên bán hay cả thị trường? Giải pháp A: Giải cứu bên bán còn gọi là nhà đầu tư thì có các biện pháp sau 1./ Hạ lãi suất cho vay đầu tư bất động sản có thể bằng 0% 2./ Kéo dài thời gian cho vay, thông thường từ 5 năm, nay tăng lên 10 năm 3./ Miễn thuế sử dụng đất hoặc giảm thuế 4./ Miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản ..... Giải pháp B: Giải cứu người mua, cái này hơi khó một chút nhưng có thể như thế này 1./ Hạ lãi suất cho người mua nhà để ở nếu phải vay, ngân hàng vẫn là chủ sở hữu đến khi trả hết nợ 2./ Kéo dài thời gian trả nợ, trước đây là 10 năm giờ là 20 năm 3./ Miễn phí sử dụng điện, nước, khí đốt trong vòng 10 năm cho người ở các khu chung cư khu đô thị mới 4./ Trường học và bệnh viện miễn phí cho dân khu đô thị mới ..... Giải pháp C: Giải cứu cả thị trường = Giải pháp A Giải pháp B


    Bạn đọc Nguyễn Trần Anh Bảo nêu thực trạng của thị trường bất động sản thời gian qua và đưa ra giải pháp nhằm cứu thị trường: Trước tiên là nói về nhu cầu mua nhà theo từng thời kỳ vẫn không giảm, chính sách bán nhà không cân bằng với túi tiền của người mua, mặc dù dự án ngày càng nhiều nhưng chủ yếu dựa vào lợi nhuận và không đề cập hay quan tâm đến nhu cầu của sự mua dẫn đến lũng đoạn BĐS là đúng. Theo tôi cần điều chỉnh lại chế độ cho người mua thật phù hợp và cân nhắc ở đây là căn nhà lúc nào cũng là mơ ước của nhiều người nên khi có tiền trong tay người mua lại muốn sở hữu căn nhà hơn cả số tiền mình có, cho nên đánh vào thực tế này thì sẽ có hướng giải quyết gấp rút thôi. Ví dụ: khi có trong tay 1 tỷ nhưng người mua lại dòm ngó mua nhà 3 tầng mà trị giá của căn nhà này lại trên 2 tỷ, do đó sự mua không thành công, vẫn còn đại đa số 1 thành phần vẫn đang mua nhà, với hi vọng sẽ được ngân hàng hỗ trợ 70%. Giải pháp tôi đưa ra rất đơn giản và không khó với nhà nước, nhà nước phải quản lý chặt chẽ giá bán nhà và có quy định khung giá hẳn hoi cho vùng, khu, khúc đoạn để người dân mua nhà an tâm và tránh sự cơ hội, tiêu cực.

    Các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra hàng loạt những kế hoạch cứu nguy cho thị trường BĐS, trong đó các ngân hàng cũng sẵn sàng giúp sức.

    Nói về vay trò của ngân hàng trong việc giải cứu thị trường bất động sản, bạn đọc Donghai.tvgtqt đưa ra ý kiến: Tôi nghĩ ngân hàng nên khuyến khích giảm lãi suất cho cá nhân vay để mua nhà thì sẽ giải cứu được hàng tồn kho như bây giờ. Vay trong vòng 10-15 năm lấy tài sản là căn hộ đó mà thế chấp là ok. Làm sao giá trị nhà 1 tỷ thì phải huy động tiền trong dân 200-300 triệu là được.

    Bàn về giải pháp cho thị trường BĐS hiện nay, độc giả Tuan Dung nêu trăn trở và nguyện vọng: Tất các các giải pháp đưa ra cho đến lúc này chỉ là phần ngọn thôi. Tuy nhiên để giải quyết tận gốc thì không thể một sớm, một chiều được. cần phải có thời gian, có tâm, có tầm và có đức của những nhà lãnh đạo và điều hành đất nước. Lợi ích nhóm còn đọng lại quá nhiều ở thị trường BĐS, nên vẫn cần phải có cách này hay cách khác để giải cứu.
    Theo VLand
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê