Chủ nhà dành phần lớn đất để làm sân vườn, nghiên cứu đúng công năng cần sử dụng để tránh lãng phí.
Sở hữu ngôi biệt thự sang trọng là mơ ước của không ít người, nhưng đôi khi hai chữ "biệt thự" làm nhiều người chùn bước khi nghĩ đến chi phí đầu tư.
Điều then chốt để giảm giá thành xây dựng là cần có một thiết kế đúng nhu cầu, không bày vẽ quá nhiều. Chủ nhà cũng nên tiên lượng số thành viên trong gia đình sử dụng ngôi nhà trong 5 hay 10 năm sau đó. Nếu diện tích đất rộng nên dành nhiều cho sân vườn thay vì tập trung làm nhà to, không sử dụng hết công năng, gây dư thừa.
Với tổng chi phí 1,2 tỷ đồng, biệt thự sân vườn tại quận 7, TP HCM, được kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền thiết kế gồm 4 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng ăn, bếp, khu thờ. Biệt thự có tổng diện tích 2 tầng là 200 m2, cộng thêm phần mái bê tông (với hệ số 50%) là 50 m2. Phần xây thô là 700 triệu đồng và phần hoàn thiện cơ bản là 500 triệu đồng.
Tầng một gồm tiền sảnh, phòng khách, phòng ăn - bếp, phòng ngủ người cao tuổi, phòng cho người giúp việc, phòng vệ sinh chung:
Phần lớn diện tích của khu biệt thự được đầu tư cho sân vườn.
Lối vào nhà được thiết kế tạo cảnh quan, thay vì làm sảnh đón thông thường.
Điều này giúp công trình đẹp hơn và góp phần giảm được chi phí.
Lối vào với hai hồ nước kết hợp cùng hoa cỏ tạo cảm giác thư thái.
Phòng ăn và bếp liên hoàn nhau cho cảm giác rộng rãi.
Đây là khoảng không gian nên được đầu tư nhiều nhất trong công trình,
bởi lẽ đó là nơi được sử dụng hàng ngày nhiều nhất của gia đình.
Phòng ăn - bếp chiếm diện tích 26 m2.
Phòng khách vừa đủ đúng nghĩa chỉ để tiếp khách chiếm diện tích 20 m2.
Với nhịp sống bận rộn hiện nay, việc tiếp khách tại gia không còn được đặt lên hàng đầu
như quan niệm trước đây, do vậy nên đầu tư vừa phải.
Việc mở nhiều cửa sổ giúp cho không gian thông thoáng hơn
nhưng cũng khiến chi phí tăng lên.
Phòng khách có ánh sáng vừa đủ, nội thất sáng đảm bảo được sự sang trọng, ấm cúng.
Hành lang lưu thông giữa các phòng thoáng rộng có tủ sát tường để đồ lưu niệm.
Phòng ngủ dành cho người lớn tuổi tại tầng một để tiện đi lại.
Phòng vệ sinh phải được tiếp cận với thiên nhiên, đưa ánh sáng
và thông gió tự nhiên làm thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Tầng 2 gồm phòng ngủ chính, phòng ngủ cho hai con, phòng thờ, phòng sinh hoạt chung, khu giặt phơi:
Không gian cầu thang cũng nên vừa đủ dùng, hạn chế sự chiếm chỗ để tiết kiệm chi phí.
Phòng ngủ con trẻ nếu được thì nên kết hợp chung một phòng hơn là tách ra làm hai.
Nhà vệ sinh nằm trong khu phòng ngủ.
Phòng làm việc kết hợp với khu sinh hoạt chung.
Điều then chốt để giảm giá thành xây dựng là cần có một thiết kế đúng nhu cầu, không bày vẽ quá nhiều. Chủ nhà cũng nên tiên lượng số thành viên trong gia đình sử dụng ngôi nhà trong 5 hay 10 năm sau đó. Nếu diện tích đất rộng nên dành nhiều cho sân vườn thay vì tập trung làm nhà to, không sử dụng hết công năng, gây dư thừa.
Với tổng chi phí 1,2 tỷ đồng, biệt thự sân vườn tại quận 7, TP HCM, được kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền thiết kế gồm 4 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng ăn, bếp, khu thờ. Biệt thự có tổng diện tích 2 tầng là 200 m2, cộng thêm phần mái bê tông (với hệ số 50%) là 50 m2. Phần xây thô là 700 triệu đồng và phần hoàn thiện cơ bản là 500 triệu đồng.
Tầng một gồm tiền sảnh, phòng khách, phòng ăn - bếp, phòng ngủ người cao tuổi, phòng cho người giúp việc, phòng vệ sinh chung:
Phần lớn diện tích của khu biệt thự được đầu tư cho sân vườn.
Lối vào nhà được thiết kế tạo cảnh quan, thay vì làm sảnh đón thông thường.
Điều này giúp công trình đẹp hơn và góp phần giảm được chi phí.
Lối vào với hai hồ nước kết hợp cùng hoa cỏ tạo cảm giác thư thái.
Phòng ăn và bếp liên hoàn nhau cho cảm giác rộng rãi.
Đây là khoảng không gian nên được đầu tư nhiều nhất trong công trình,
bởi lẽ đó là nơi được sử dụng hàng ngày nhiều nhất của gia đình.
Phòng ăn - bếp chiếm diện tích 26 m2.
Phòng khách vừa đủ đúng nghĩa chỉ để tiếp khách chiếm diện tích 20 m2.
Với nhịp sống bận rộn hiện nay, việc tiếp khách tại gia không còn được đặt lên hàng đầu
như quan niệm trước đây, do vậy nên đầu tư vừa phải.
Việc mở nhiều cửa sổ giúp cho không gian thông thoáng hơn
nhưng cũng khiến chi phí tăng lên.
Phòng khách có ánh sáng vừa đủ, nội thất sáng đảm bảo được sự sang trọng, ấm cúng.
Hành lang lưu thông giữa các phòng thoáng rộng có tủ sát tường để đồ lưu niệm.
Phòng ngủ dành cho người lớn tuổi tại tầng một để tiện đi lại.
Phòng vệ sinh phải được tiếp cận với thiên nhiên, đưa ánh sáng
và thông gió tự nhiên làm thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Tầng 2 gồm phòng ngủ chính, phòng ngủ cho hai con, phòng thờ, phòng sinh hoạt chung, khu giặt phơi:
Không gian cầu thang cũng nên vừa đủ dùng, hạn chế sự chiếm chỗ để tiết kiệm chi phí.
Phòng ngủ con trẻ nếu được thì nên kết hợp chung một phòng hơn là tách ra làm hai.
Nhà vệ sinh nằm trong khu phòng ngủ.
Phòng làm việc kết hợp với khu sinh hoạt chung.
Theo vnExpress