Biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang phải chấp nhận chết vì người bán rất đông, người mua không có, nhà nước không thể đứng ra tịch thu hay mua lại.
Tại phiên họp sáng 10/3 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, đã 2 khóa làm trong quốc hội, vẫn thấy các dự án biệt thự, nhà phân lô chung cư nằm dọc đường đi đến sân bay Nội Bài "không có người sống ở".
Trước thông tin này, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, khó khẳng định bất động sản chết từ khi nào vì có dự án sống, có dự án chết, không phải tất cả các dự án đều chết hết, nhất là những dự án nằm ở phân khúc nhà giá thấp, diện tích nhỏ không bao giờ chết và lúc nào cũng bán được hàng, doanh số bán cũng trên 60-70% thậm chí 90%.
Ông Đực cho biết, các dự án chết là dự án chung cư giá quá cao, vượt sức mua hoặc có vị trí quá xa khu trung tâm và diện tích lớn nên thị trường không chấp nhận.
Và các dự án biệt thự, nhà phân lô, nhà liền kề do tính đầu cơ cao nên hàng vài ngàn căn hộ phân lô, bán nền nhưng số khách hàng có nhu cầu mua thực để ở không quá 5%.
Ông Nguyễn Văn Đực lấy ví dụ, ở TP HCM có một số khu tại Quận 2, hoặc Nhơn Trạch, cả thành phố xây dựng đến hàng ngàn ha nhưng chưa đủ thu hút dân đến ở và trở thành một thành phố ma.
"Nhơn Trạch đón đầu dự án cầu vượt TP HCM qua Đồng Nai, đón đầu sân bay Long Thành... nhưng dân cư không có cơ sở để phát triển nên những khu đô thị và khu không có người ở", ông Đực nói.
Ông Nguyễn Văn Đực khẳng định rằng, những dự án mang tính chất đầu cơ, mua đi bán lại, đi tắt đón đầu chờ thời từ năm 2008-2009 đã xuất hiện tình trạng đóng băng và tình trạng “không có ở người sống ở” những dự án đó sẽ kéo dài rất lâu.
Giải pháp cho tình trạng này, theo ông Nguyễn Văn Đực, các dự án biệt thự, nhà liền kề, phân lô phải chấp nhận chết vì người bán rất đông, người mua không có, thậm chí có những khu biệt thự giờ đã để chăn thả trâu bò, cho người vô gia cư ở vì chính người chủ cũng không ngó ngàng, quản lý.
"Tức là dân bất động sản chết, những dự án này chấp nhận chết vì không không thể vực dậy trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước còn rất khó khăn như hiện nay", ông nói.
Trong khi Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, xét cho cùng đất nào cũng là của dân, mồ hôi của dân vậy mà đất ở đó không ở được, không bán được, không làm gì được, quá lãng phí và ông mong muốn "Luật phải làm sao khắc phục được bất cập này" thì ông Nguyễn Văn Đực lại quả quyết, các dự án bất động sản là nhà biệt thự, nhà phân lô, chung cư đã được gọi tên là một xác chết thì không thể làm gì để cứu vãn được, chỉ có thể cứu khi nó đang bị bệnh.
"Đây là sự thiệt hại lớn cho xã hội, cho nền kinh tế. Hàng trăm ngàn tỷ thậm chí hàng triệu tỷ đã nằm ở đây, cả sức sống của nền kinh tế quốc gia chôn vùi ở đây. Đây là lỗi lầm rất lớn của chính sách quốc gia và của những người đầu cơ gồm doanh nghiệp, tư nhân chúng ta không cảnh báo được trước tình hình này nên nhà nhà, người người đua làm chung cư không tưởng để bỏ hoang", ông Đực nói.
Ông Nguyễn Văn Đực phân tích, việc cứu phân khúc thị trường bất động sản này không thể thực hiện được vì nhà nước không thể đứng ra tịch thu vì tịch thu xong cũng không để làm gì còn nếu bỏ tiền ra mua sẽ không có tiền để mua, mua rồi cũng không biết để làm gì. Nhiều người đã đưa tài sản này vào ngân hàng khiến nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực này gia tăng.
Trước thông tin này, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, khó khẳng định bất động sản chết từ khi nào vì có dự án sống, có dự án chết, không phải tất cả các dự án đều chết hết, nhất là những dự án nằm ở phân khúc nhà giá thấp, diện tích nhỏ không bao giờ chết và lúc nào cũng bán được hàng, doanh số bán cũng trên 60-70% thậm chí 90%.
Ông Đực cho biết, các dự án chết là dự án chung cư giá quá cao, vượt sức mua hoặc có vị trí quá xa khu trung tâm và diện tích lớn nên thị trường không chấp nhận.
Và các dự án biệt thự, nhà phân lô, nhà liền kề do tính đầu cơ cao nên hàng vài ngàn căn hộ phân lô, bán nền nhưng số khách hàng có nhu cầu mua thực để ở không quá 5%.
Cận cảnh những dãy biệt thự bỏ hoang tại Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Đực lấy ví dụ, ở TP HCM có một số khu tại Quận 2, hoặc Nhơn Trạch, cả thành phố xây dựng đến hàng ngàn ha nhưng chưa đủ thu hút dân đến ở và trở thành một thành phố ma.
"Nhơn Trạch đón đầu dự án cầu vượt TP HCM qua Đồng Nai, đón đầu sân bay Long Thành... nhưng dân cư không có cơ sở để phát triển nên những khu đô thị và khu không có người ở", ông Đực nói.
Ông Nguyễn Văn Đực khẳng định rằng, những dự án mang tính chất đầu cơ, mua đi bán lại, đi tắt đón đầu chờ thời từ năm 2008-2009 đã xuất hiện tình trạng đóng băng và tình trạng “không có ở người sống ở” những dự án đó sẽ kéo dài rất lâu.
Giải pháp cho tình trạng này, theo ông Nguyễn Văn Đực, các dự án biệt thự, nhà liền kề, phân lô phải chấp nhận chết vì người bán rất đông, người mua không có, thậm chí có những khu biệt thự giờ đã để chăn thả trâu bò, cho người vô gia cư ở vì chính người chủ cũng không ngó ngàng, quản lý.
"Tức là dân bất động sản chết, những dự án này chấp nhận chết vì không không thể vực dậy trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước còn rất khó khăn như hiện nay", ông nói.
Trong khi Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, xét cho cùng đất nào cũng là của dân, mồ hôi của dân vậy mà đất ở đó không ở được, không bán được, không làm gì được, quá lãng phí và ông mong muốn "Luật phải làm sao khắc phục được bất cập này" thì ông Nguyễn Văn Đực lại quả quyết, các dự án bất động sản là nhà biệt thự, nhà phân lô, chung cư đã được gọi tên là một xác chết thì không thể làm gì để cứu vãn được, chỉ có thể cứu khi nó đang bị bệnh.
"Đây là sự thiệt hại lớn cho xã hội, cho nền kinh tế. Hàng trăm ngàn tỷ thậm chí hàng triệu tỷ đã nằm ở đây, cả sức sống của nền kinh tế quốc gia chôn vùi ở đây. Đây là lỗi lầm rất lớn của chính sách quốc gia và của những người đầu cơ gồm doanh nghiệp, tư nhân chúng ta không cảnh báo được trước tình hình này nên nhà nhà, người người đua làm chung cư không tưởng để bỏ hoang", ông Đực nói.
Ông Nguyễn Văn Đực phân tích, việc cứu phân khúc thị trường bất động sản này không thể thực hiện được vì nhà nước không thể đứng ra tịch thu vì tịch thu xong cũng không để làm gì còn nếu bỏ tiền ra mua sẽ không có tiền để mua, mua rồi cũng không biết để làm gì. Nhiều người đã đưa tài sản này vào ngân hàng khiến nguy cơ nợ xấu trong lĩnh vực này gia tăng.
Theo Đất Việt