Bằng những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, những người sống bằng nghề “cho thuê lại nhà thuê” có thể kiếm tiền tỷ.
Hầu hết người đi thuê nhà vốn là những người thiệt thòi, họ không có nhà ở nên mới phải đi thuê. Tuy nhiên, thay vì được xã hội thông cảm, giúp đỡ; thì không ít người lợi dụng điều đó để trục lợi cho bản thân. Thế nên, đúng là khổ chồng khổ. Để không bị lừa, không bị mất tiền oan ức, thậm chí còn bị đá ra đường; mỗi khi đi thuê nhà hoặc phòng chúng ta phải thực sự cẩn thận. Nếu có thể, hãy thuê chính chủ. Không ai dám chắc chắn, thuê nhà hoặc phòng chính chủ sẽ không gặp sự cố, nhưng ít ra xác suất cũng thấp hơn.
Mất oan tiền vì thuê không chính chủ
Sau vài năm tích cóp và cũng muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh, chị Sương (28 tuổi) đã rủ chị gái cùng mở một cửa hàng bán trái cây tươi. Chỉ sau 2 ngày lướt mạng, chị Sương đã cảm thấy mình may mắn khi tìm được một mặt bằng tốt ngay trước chợ Phạm Văn Hai, với giá thuê 7 triệu/tháng.
Khi lên làm hợp đồng, vì thấy chị chủ cũng hiền lành lại có hợp đồng đàng hoàng, chị Sương đã đồng ý đặt cọc tiền nhà 2 tháng. Mọi chuyện sau đó diễn ra hết sức suôn sẻ, cho đến khi người chủ thật sự xuất hiện 1 tháng sau đó.
Một hôm, trong lúc đang cân trái cây cho khách, chị Sương thấy một người đàn ông đi sồng sộc vào cửa hàng rồi ngó nghiêng mọi nơi. Khá bực mình, chị mới hỏi khách là có việc gì không, đến mua trái cây hay tìm ai. Sau vài phút kìm nén sự bực bội, người khách mới lên tiếng, ông ta nói là ông ta phải hỏi chị Sương là ai mới đúng. Ông ta là chủ căn nhà này, ông ta cho cô Hương thuê nhà để kinh doanh tiệm uốn tóc; cô Hương đâu và tại sao ở đây toàn trái cây.
Nghe xong, chị Sương mới cảm thấy có gì đó không ổn. Trước giờ, chị cứ đinh ninh cô Hương đó mới là chủ nhà, giờ tự nhiên lại lòi ra một chủ nhà khác. Sau vài phút cân nhắc, chị Sương mới trình bày mọi chuyện. Phải đến lúc đó, ông khách mới bớt giận và nói sẽ làm việc với cô Hương. Nhưng ông cũng báo trước là chị nên tìm chỗ khác mà thuê, ông chỉ cho thuê để mở tiệm làm đẹp thôi, chứ không phải để bán trái cây.
Chị Sương lập tức đi gặp chị Hương, yêu cầu chị Hương giải thích. Vài ngày sau, cô Hương đó mới gọi điện cho chị Sương nói là ông chủ thật sự vẫn không chịu để người thuê biến căn nhà của ông thành cửa hàng trái cây, ông vẫn chỉ muốn nó là chỗ để làm đẹp. Đến nước này, chị Sương buộc phải dọn đi nơi khác để kinh doanh. Tuy nhiên, khi chị đòi cô Hương ta trả lại tiền đặt cọc thì cô ta không chịu trả hết, mà chỉ chịu một nửa. Ngoài tiền cọc nhà, chị Sương phải mang đống trái cây chưa kịp bán hết về...ăn. Thế là, vì một chút bất cẩn, không điều tra kỹ người cho thuê nhà, chị Sương đã mất tầm 20 triệu.
Công nghệ buôn nhà cho thuê
Trên thị trường buôn nhà cho thuê, cô Hương đó chỉ là một con tép. Có rất nhiều người thuê lại hẳn chục nhà để cho thuê lại. Tuy nhiên, việc những ngáo ộp đó kiếm tiền trên xương thịt những người nghèo, bằng cách cho thuê lại giá cao rồi hưởng tiền chênh lệch vẫn chưa đáng nói bằng việc nhiều người trong số đó lợi dụng sự “khát nhà” của nhiều người dân văn phòng, lao động; đào tạo cò để lừa họ lấy tiền.
Đang mệt mỏi vì tìm nhà hơn một tháng vẫn chưa được, Loan (sinh năm 1990) như vớ được vàng khi thấy một tờ quảng cáo dán trên cột điện có những tiêu chí phù hợp với nhu cầu của chị: ở quận Phú Nhuận, phòng rộng thoáng, có wifi, giờ giấc tự do, được nấu ăn,…mà giá cả lại hết sức hợp lý. Ngay khi vừa về nhà người bà con, Loan đã gọi vào số thấy trên tờ quảng cáo để hỏi chuyện. Nhấc máy là giọng hết sức mềm mỏng của một thanh niên, anh ta giới thiệu là người đang trông coi khu nhà, nếu muốn cuối tuần chị hãy đến xem phòng.
Đúng như mong đợi của Loan, phòng rất tốt, thế nên Loan không ngừng ngại móc tiền ra đặt cọc 2 tháng khi nghe anh chủ nhà hhù là đang có rất nhiều người coi, nếu chị không đặt cọc liền thì có thể mất phòng. Y hẹn, 3 ngày sau, Loan tay xách nách mang đồ tới thì ôi thôi rồi, trong phòng đã có người ở. Khi định tìm người thanh niên để chất vấn thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một người đàn ông trung niên mặt mũi bặm trợn đang đứng khua môi múa mép với khách trọ ở đó.
Khi Loan hỏi đến chủ nhà, người ta chỉ tới người đàn ông trung niên đó. Khi chị đến trình bày hoàn cảnh, người đàn ông đó tỏ ra rất ngạc nhiên, nói rằng ông ta không hề biết ai như chị miêu tả, ông ta là người duy nhất quản lý cái nhà này. Chưa hết, ông ta còn lên tiếng rủa xả người thanh niên đó là không có tình người, đồ lừa đảo và còn khuyên: “Lần sau cô đừng tùy tiện đưa tiền cho người lạ" khiến Loan nghẹn cứng họng, chẳng biết nói gì. Lúc này, chị chợt nhớ đến một bài báo về các thể loại lừa đảo như thế này.
Thuê nhà không chính chủ, người thuê nhà có thể gặp nhiều rắc rối
Mất oan tiền vì thuê không chính chủ
Sau vài năm tích cóp và cũng muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh, chị Sương (28 tuổi) đã rủ chị gái cùng mở một cửa hàng bán trái cây tươi. Chỉ sau 2 ngày lướt mạng, chị Sương đã cảm thấy mình may mắn khi tìm được một mặt bằng tốt ngay trước chợ Phạm Văn Hai, với giá thuê 7 triệu/tháng.
Khi lên làm hợp đồng, vì thấy chị chủ cũng hiền lành lại có hợp đồng đàng hoàng, chị Sương đã đồng ý đặt cọc tiền nhà 2 tháng. Mọi chuyện sau đó diễn ra hết sức suôn sẻ, cho đến khi người chủ thật sự xuất hiện 1 tháng sau đó.
Một hôm, trong lúc đang cân trái cây cho khách, chị Sương thấy một người đàn ông đi sồng sộc vào cửa hàng rồi ngó nghiêng mọi nơi. Khá bực mình, chị mới hỏi khách là có việc gì không, đến mua trái cây hay tìm ai. Sau vài phút kìm nén sự bực bội, người khách mới lên tiếng, ông ta nói là ông ta phải hỏi chị Sương là ai mới đúng. Ông ta là chủ căn nhà này, ông ta cho cô Hương thuê nhà để kinh doanh tiệm uốn tóc; cô Hương đâu và tại sao ở đây toàn trái cây.
Nghe xong, chị Sương mới cảm thấy có gì đó không ổn. Trước giờ, chị cứ đinh ninh cô Hương đó mới là chủ nhà, giờ tự nhiên lại lòi ra một chủ nhà khác. Sau vài phút cân nhắc, chị Sương mới trình bày mọi chuyện. Phải đến lúc đó, ông khách mới bớt giận và nói sẽ làm việc với cô Hương. Nhưng ông cũng báo trước là chị nên tìm chỗ khác mà thuê, ông chỉ cho thuê để mở tiệm làm đẹp thôi, chứ không phải để bán trái cây.
Chị Sương lập tức đi gặp chị Hương, yêu cầu chị Hương giải thích. Vài ngày sau, cô Hương đó mới gọi điện cho chị Sương nói là ông chủ thật sự vẫn không chịu để người thuê biến căn nhà của ông thành cửa hàng trái cây, ông vẫn chỉ muốn nó là chỗ để làm đẹp. Đến nước này, chị Sương buộc phải dọn đi nơi khác để kinh doanh. Tuy nhiên, khi chị đòi cô Hương ta trả lại tiền đặt cọc thì cô ta không chịu trả hết, mà chỉ chịu một nửa. Ngoài tiền cọc nhà, chị Sương phải mang đống trái cây chưa kịp bán hết về...ăn. Thế là, vì một chút bất cẩn, không điều tra kỹ người cho thuê nhà, chị Sương đã mất tầm 20 triệu.
Công nghệ buôn nhà cho thuê
Trên thị trường buôn nhà cho thuê, cô Hương đó chỉ là một con tép. Có rất nhiều người thuê lại hẳn chục nhà để cho thuê lại. Tuy nhiên, việc những ngáo ộp đó kiếm tiền trên xương thịt những người nghèo, bằng cách cho thuê lại giá cao rồi hưởng tiền chênh lệch vẫn chưa đáng nói bằng việc nhiều người trong số đó lợi dụng sự “khát nhà” của nhiều người dân văn phòng, lao động; đào tạo cò để lừa họ lấy tiền.
Đang mệt mỏi vì tìm nhà hơn một tháng vẫn chưa được, Loan (sinh năm 1990) như vớ được vàng khi thấy một tờ quảng cáo dán trên cột điện có những tiêu chí phù hợp với nhu cầu của chị: ở quận Phú Nhuận, phòng rộng thoáng, có wifi, giờ giấc tự do, được nấu ăn,…mà giá cả lại hết sức hợp lý. Ngay khi vừa về nhà người bà con, Loan đã gọi vào số thấy trên tờ quảng cáo để hỏi chuyện. Nhấc máy là giọng hết sức mềm mỏng của một thanh niên, anh ta giới thiệu là người đang trông coi khu nhà, nếu muốn cuối tuần chị hãy đến xem phòng.
Đúng như mong đợi của Loan, phòng rất tốt, thế nên Loan không ngừng ngại móc tiền ra đặt cọc 2 tháng khi nghe anh chủ nhà hhù là đang có rất nhiều người coi, nếu chị không đặt cọc liền thì có thể mất phòng. Y hẹn, 3 ngày sau, Loan tay xách nách mang đồ tới thì ôi thôi rồi, trong phòng đã có người ở. Khi định tìm người thanh niên để chất vấn thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một người đàn ông trung niên mặt mũi bặm trợn đang đứng khua môi múa mép với khách trọ ở đó.
Khi Loan hỏi đến chủ nhà, người ta chỉ tới người đàn ông trung niên đó. Khi chị đến trình bày hoàn cảnh, người đàn ông đó tỏ ra rất ngạc nhiên, nói rằng ông ta không hề biết ai như chị miêu tả, ông ta là người duy nhất quản lý cái nhà này. Chưa hết, ông ta còn lên tiếng rủa xả người thanh niên đó là không có tình người, đồ lừa đảo và còn khuyên: “Lần sau cô đừng tùy tiện đưa tiền cho người lạ" khiến Loan nghẹn cứng họng, chẳng biết nói gì. Lúc này, chị chợt nhớ đến một bài báo về các thể loại lừa đảo như thế này.
Mỗi năm Sài Gòn lại đón thêm nhiều lao động từ ngoại tỉnh đổ về, nhu cầu tìm nhà, phòng trọ chưa khi nào bớt nóng. Trước khi quyết định thuê nhà hay ở ghép,...Người đi thuê cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủ nhà thông qua hàng xóm xung quanh đó; thông tin người ở chung phòng thông qua chủ nhà để tránh tình trạng bị lừa. |
Theo Đất Việt