Xu hướng sử dụng trần và vách thạch cao hay các loại tấm phẳng khác như tấm sợi khoáng, Calcium Silicate giúp ngôi nhà của bạn vừa có nét hiện đại vừa uyển chuyển, mềm mại.
Ưu điểm của những loại tấm này là nhẹ, dễ tạo hình, giúp các sáng tạo của kiến trúc sư bay bổng, dễ thể hiện. Không gian nội thất của ngôi nhà cũng trở nên ấn tượng, phù hợp hơn với cá tính và sở thích của từng thành viên. Việc thi công các kiểu trần và vách trở nên khó khi xây bằng gạch. Do đó, bạn nên chọn vật liệu thạch cao hoặc những tấm trang trí khác. Theo anh Phạm Quang Hoàng, Giám đốc kỹ thuật Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường, đối với thiết kế có nhiều đường cong, uốn lượn, khi thi công, bạn nên tuân thủ những quy chuẩn về lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm do nhà sản xuất hướng dẫn và công bố.Bên cạnh đó, tùy theo thiết kế trần và vách cong, gia chủ nên lưu ý khẩu độ khung phải dày hơn để khi uốn tấm có thể tạo đường cong chính xác và mềm mại, không gãy ở những vị trí cần uốn cong (làm ẩm tấm để dễ uốn cong theo ý muốn). Vĩnh Tường có một số loại khung trần chìm như: Alpha, Basi, Serra với ưu điểm đáp ứng nhiều kiểu thiết kế trần từ tạo hình uốn cong phức tạp đến trần giật cấp, dễ thi công... Đối với các loại vách cong, bạn có thể sử dụng hệ khung vách Vĩnh Tường V-Wall kết hợp loại tấm trang trí như Calcium Silicate vân gỗ, in hoa văn nhiều màu sắc. Loại tấm này cũng có nhiều ưu điểm như chịu nước, chịu va đập, chống cháy, chắc chắn và dễ uốn cong.
Nhiều khiến trúc sư còn sáng tạo thêm những thiết kế mới lạ với tạo hình giật cấp đặc biệt cho trần nhà. Đối với loại trần này, việc thi công bằng phương pháp cũ như xi măng lưới thép tô hồ khó khăn, thời gian thi công lâu. Với khung trần chìm, tấm thạch cao và tấm Calcium Silicate, việc lắp đặt trở nên đơn giản, nhanh chóng. Các kiến trúc sư cũng tự do hơn trong sắp đặt đèn trên trần tạo nhiều điểm nhấn cho ngồi nhà (ngoài chức năng chính là phục vụ việc chiếu sáng).
Ngoài ra, với vật liệu trên, các kiến trúc sư còn có thể sáng tạo kiểu trần vách đẹp, lạ mắt như trần hình tròn, oval, những đường cong, khoảng trống… thích hợp với nhiều ngôi nhà. Đồng thời, bạn cũng không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chịu tải của móng bởi các loại tấm này nhẹ hơn vách gạch trung bình 6 - 8 lần.
Hiện nay, thị trường có những loại tấm chức năng được sử dụng song song với tấm thạch cao tùy theo yêu cầu của thiết kế như tấm Calcium Silicatecho khu vực ẩm ướt, ngoài trời, vách trang trí phía trong ngôi nhà, lót sàn (tấm vân gỗ…) hay ốp trang trí vách phía ngoài trời; tấm sợi khoáng với các thương hiệu như OWA, Armstrong…; tấm chống cháy, chống va đập, tiêu âm, kháng ẩm…
Nhiều khiến trúc sư còn sáng tạo thêm những thiết kế mới lạ với tạo hình giật cấp đặc biệt cho trần nhà. Đối với loại trần này, việc thi công bằng phương pháp cũ như xi măng lưới thép tô hồ khó khăn, thời gian thi công lâu. Với khung trần chìm, tấm thạch cao và tấm Calcium Silicate, việc lắp đặt trở nên đơn giản, nhanh chóng. Các kiến trúc sư cũng tự do hơn trong sắp đặt đèn trên trần tạo nhiều điểm nhấn cho ngồi nhà (ngoài chức năng chính là phục vụ việc chiếu sáng).
Ngoài ra, với vật liệu trên, các kiến trúc sư còn có thể sáng tạo kiểu trần vách đẹp, lạ mắt như trần hình tròn, oval, những đường cong, khoảng trống… thích hợp với nhiều ngôi nhà. Đồng thời, bạn cũng không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chịu tải của móng bởi các loại tấm này nhẹ hơn vách gạch trung bình 6 - 8 lần.
Hiện nay, thị trường có những loại tấm chức năng được sử dụng song song với tấm thạch cao tùy theo yêu cầu của thiết kế như tấm Calcium Silicatecho khu vực ẩm ướt, ngoài trời, vách trang trí phía trong ngôi nhà, lót sàn (tấm vân gỗ…) hay ốp trang trí vách phía ngoài trời; tấm sợi khoáng với các thương hiệu như OWA, Armstrong…; tấm chống cháy, chống va đập, tiêu âm, kháng ẩm…
Sưu tầm Nhadat.vn