Hiện nay bất động sản của cả nước rơi vào tình trạng “đóng băng” trầm trọng, tồn kho và nợ xấu ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia, bất động sản khó có thể thoát ra khỏi tình trạng này cho đến năm 2014. Do đó, để vớt vát chút tài sản còn lại nhiều doanh nghiệp phải thực hiện phương pháp thoái vốn bất động sản.
Nếu như những năm trước đây, bất động sản là thị trường “màu mỡ” cho tất cả các nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn. Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đua nhau đổ vốn vào kinh doanh bất động sản vì đây là thị trường siêu lợi nhuận. Song thời gian gần đây, tình hình đang có chiều hướng ngược lại khi mà hàng loạt các công ty đang thoái vốn bất động sản để tự giải cứu mình.
Tồn kho và nợ xấu là hai khó khăn lớn nhất của ngành bất động sản hiện nay, khiến các doanh nghiệp địa ốc không ngừng áp dụng phương thức bán giảm giá, khuyến mãi khi mua sản phẩm, ngăn nhỏ căn hộ ra cho dễ bán… nhằm thu lại nguồn vốn và giải phóng chính mình. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp giảm giá, khuyến mãi nhưng thị trường bất động sản vẫn “giậm chân tại chỗ”, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp “chùn chân mỏi gối” và loay hoay tìm hướng thoát thân càng sớm càng tốt.
Chính vì vậy, trong thời gian qua các nhà đầu tư từ Bắc và Nam ồ ạt thoái vốn ở các dự án bất động sản từ thứ cấp đến cao cấp. Một số vụ thoái vốn đình đám nổi lên trong thời gian gần đây đã minh chứng cho khó khăn của thị trường bất động sản: Cuối tháng 10, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã thoái vốn khởi dự án tỷ đô Park City (quận Hà Đông, Hà Nội) với số cổ phiếu chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu. Công ty địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal) cũng là một trong những đơn vị thoái vốn bất động sản lớn trong năm. Vừa qua, Công ty Toàn Thịnh Phát cũng bán hơn 839.000 cổ phiếu Sacomreal. Mới đây nhất, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu.
Trước làn sóng thoái vốn của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, các chuyên gia nhận định, đây là một sự sàng lọc tất yếu để khẳng định sức đề kháng của những doanh nghiệp bất động sản, tạo điều kiện để các dự án “trùm mền” tái khởi công lại và bán với giá “mềm” cho khách”.
Theo một số doanh nghiệp, đối tượng mua lại các dự án bất động sản (thậm chí cả công ty bất động sản) chủ yếu là các công ty sân sau của các ngân hàng chứ không phải các doanh nghiệp bất động sản bởi, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng đang phải bán thốc bán tháo sản phẩm. Và, trong một lần giao dịch thoái vốn như vậy doanh nghiệp bán có thể sẽ phải bị lỗ khoảng 50%, thậm chí 70% so với vốn đầu tư ban đầu, còn doanh nghiệp mua lại thì được hưởng lợi là không cần làm thủ tục cho dự án và mua lại giá rẻ…
Vì vậy, các doanh nghiệp mua lại các dự án bất động sản của các đơn vị thoái vốn có khả năng thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên việc buôn bán có lãi phải sau một thời gian tương đối dài nữa vì theo các chuyên gia, bất động sản sẽ còn trong tình trạng đóng băng kéo dài và khó là cơ hội cho đầu tư ngắn hạn cho đến năm 2014 vì giá có thể xuống thêm 20 - 30% trước khi cung và cầu có thể gặp nhau.
Tồn kho và nợ xấu là hai khó khăn lớn nhất của ngành bất động sản hiện nay, khiến các doanh nghiệp địa ốc không ngừng áp dụng phương thức bán giảm giá, khuyến mãi khi mua sản phẩm, ngăn nhỏ căn hộ ra cho dễ bán… nhằm thu lại nguồn vốn và giải phóng chính mình. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp giảm giá, khuyến mãi nhưng thị trường bất động sản vẫn “giậm chân tại chỗ”, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp “chùn chân mỏi gối” và loay hoay tìm hướng thoát thân càng sớm càng tốt.
Bất động sản đóng băng trầm trọng khiến không ít nhà đầu tư buộc phải thoái vốn khỏi thị trường
Chính vì vậy, trong thời gian qua các nhà đầu tư từ Bắc và Nam ồ ạt thoái vốn ở các dự án bất động sản từ thứ cấp đến cao cấp. Một số vụ thoái vốn đình đám nổi lên trong thời gian gần đây đã minh chứng cho khó khăn của thị trường bất động sản: Cuối tháng 10, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã thoái vốn khởi dự án tỷ đô Park City (quận Hà Đông, Hà Nội) với số cổ phiếu chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu. Công ty địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal) cũng là một trong những đơn vị thoái vốn bất động sản lớn trong năm. Vừa qua, Công ty Toàn Thịnh Phát cũng bán hơn 839.000 cổ phiếu Sacomreal. Mới đây nhất, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu.
Trước làn sóng thoái vốn của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, các chuyên gia nhận định, đây là một sự sàng lọc tất yếu để khẳng định sức đề kháng của những doanh nghiệp bất động sản, tạo điều kiện để các dự án “trùm mền” tái khởi công lại và bán với giá “mềm” cho khách”.
Theo một số doanh nghiệp, đối tượng mua lại các dự án bất động sản (thậm chí cả công ty bất động sản) chủ yếu là các công ty sân sau của các ngân hàng chứ không phải các doanh nghiệp bất động sản bởi, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng đang phải bán thốc bán tháo sản phẩm. Và, trong một lần giao dịch thoái vốn như vậy doanh nghiệp bán có thể sẽ phải bị lỗ khoảng 50%, thậm chí 70% so với vốn đầu tư ban đầu, còn doanh nghiệp mua lại thì được hưởng lợi là không cần làm thủ tục cho dự án và mua lại giá rẻ…
Vì vậy, các doanh nghiệp mua lại các dự án bất động sản của các đơn vị thoái vốn có khả năng thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên việc buôn bán có lãi phải sau một thời gian tương đối dài nữa vì theo các chuyên gia, bất động sản sẽ còn trong tình trạng đóng băng kéo dài và khó là cơ hội cho đầu tư ngắn hạn cho đến năm 2014 vì giá có thể xuống thêm 20 - 30% trước khi cung và cầu có thể gặp nhau.
Theo Petrotimes