Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trao đổi với báo chí ngày 14/6 về câu chuyện Văn Giang, một ngày sau phiên chất vấn ở QH.
Tới đây Bộ TN-MT có lập đoàn thanh tra mới để rà soát lại việc thu hồi đất ở Văn Giang?
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ TN-MT sẽ phối hợp xem xét lại kiến nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích dự án để giữ đất sản xuất, trước là 500ha, nay có thể rút xuống 400-300ha.
Có điều chỉnh hay không là thẩm quyền của Chính phủ, vì quyết định là do Thủ tướng ký, chúng tôi chỉ phản ánh lại những điều nghe được khi tiếp xúc người dân. Nhưng đó là ý kiến của dân, cần nghiên cứu, xem xét và trao đổi với nhà đầu tư.
Tôi cho rằng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm khu công nghiệp, khu đô thị là chủ trương đúng đắn. Khu đất ở Văn Giang này gắn với Hà Nội nên chuyển đổi để làm khu đô thị là tất yếu.
- Trước đề nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích khu đô thị Ecopark, các cơ quan chức năng có xem xét gì?
Thật ra vấn đề này chúng tôi mới đang thu thập ý kiến. Chỉ đạo của Chính phủ thì đã có văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký, yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, làm rõ những vấn đề về chính sách.
Ở đây, tôi cho rằng không phải người dân thắc mắc về chính sách, tỉnh và nhà đầu tư đã giải quyết khá thỏa đáng về chính sách. Nhưng nguyện vọng của người dân như thế, chúng ta cần xem xét, nhất là với một dự án lớn như vậy.
- Cá nhân ông có ủng hộ việc thu hẹp dự án?
Tôi nghĩ có lẽ cũng cần kiểm điểm thêm dự án này một chút. Tôi chưa trực tiếp tiếp cận dự án mà cử một thứ trưởng xuống xem xét. Qua phản ánh, nguyện vọng của tỉnh là muốn tiếp tục thực hiện dự án theo kế hoạch vì dự án này gắn với Hà Nội.
- Trong bối cảnh bất động sản hiện nay cung vượt cầu, việc thu hẹp dự án khu đô thị này cũng khá xác đáng?
Dự án này kéo dài đến 2020, giờ nói như vậy thì hơi sớm, tình hình có khả năng sẽ chuyển biến. Tôi cho rằng nhu cầu phát triển đô thị cũng rất xác đáng, cần thiết.
- Như ông nói tại phiên chất vấn ngày 13/6, việc phát triển đô thị thường tính khả năng giữ đất 5-10 năm, nhiều dự án gây lãng phí vì chiếm dụng đất đến cả 20 năm. Dự án ở Văn Giang có phải là một trường hợp như vậy?
Quyết định dự án đến 2020 thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Dự án này không thể làm ngay, làm nhanh hơn được vì quy mô lớn.
- Dự án kéo dài như vậy, việc lấy đất có thể tiến hành từ từ được không để người dân đỡ mất đất sản xuất?
Dự án này tới hơn 500ha, trong đó có 55ha làm đường, còn lại liên quan đến khu đô thị, nhưng thực tế hiện nay mới thu hồi 129ha. Đất chưa thu hồi người dân vẫn đang sản xuất.
Sẵn sàng đối thoại với người dân Văn Giang
- Bản thân Bộ trưởng có sẵn sàng đối thoại với người dân Văn Giang?
Sẵn sàng, không có vấn đề gì. Vừa rồi tôi đã cử một đoàn công tác do một thứ trưởng dẫn đầu xuống tìm hiểu, nắm tình hình.
Thực ra cưỡng chế là việc rất bình thường, tại sao chúng ta lại quá nặng nề. Nhưng cưỡng chế phải có lý do và tổ chức cưỡng chế như thế nào, còn người dân có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật về đất đai.
Theo tôi trong cưỡng chế cần nhất là sự đồng thuận của dân. Chúng ta cùng suy nghĩ về một hướng, một mục tiêu chung. Làm gì thì làm, cuối cùng vẫn là lợi ích của dân. Chính quyền là đại diện của dân, ta làm mà không hướng về người dân thì vô nghĩa.
- Qua vấn đề ở dự án này, ông thấy có yêu cầu nào đối với việc sửa luật Đất đai?
Việc này chúng tôi đang nghiên cứu và tuần sau sẽ thảo luận cụ thể. Những vấn đề đang vướng mắc, tồn tại nhất về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng sẽ được nghiên cứu rất rõ khi sửa luật.
Những vụ việc vừa rồi là bài học cho chúng ta. Tới đây việc giao đất cho các nhà đầu tư phải thực hiện rất chặt chẽ, theo hướng tăng hoạt động của quỹ phát triển quỹ đất của tỉnh, trên cơ sở đất sạch mời nhà đầu tư vào chứ không giao đất như thời gian vừa qua.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ TN-MT sẽ phối hợp xem xét lại kiến nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích dự án để giữ đất sản xuất, trước là 500ha, nay có thể rút xuống 400-300ha.
Có điều chỉnh hay không là thẩm quyền của Chính phủ, vì quyết định là do Thủ tướng ký, chúng tôi chỉ phản ánh lại những điều nghe được khi tiếp xúc người dân. Nhưng đó là ý kiến của dân, cần nghiên cứu, xem xét và trao đổi với nhà đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Làm gì thì làm, nếu không hướng về dân thì vô nghĩa.
Tôi cho rằng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm khu công nghiệp, khu đô thị là chủ trương đúng đắn. Khu đất ở Văn Giang này gắn với Hà Nội nên chuyển đổi để làm khu đô thị là tất yếu.
- Trước đề nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích khu đô thị Ecopark, các cơ quan chức năng có xem xét gì?
Thật ra vấn đề này chúng tôi mới đang thu thập ý kiến. Chỉ đạo của Chính phủ thì đã có văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký, yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, làm rõ những vấn đề về chính sách.
Ở đây, tôi cho rằng không phải người dân thắc mắc về chính sách, tỉnh và nhà đầu tư đã giải quyết khá thỏa đáng về chính sách. Nhưng nguyện vọng của người dân như thế, chúng ta cần xem xét, nhất là với một dự án lớn như vậy.
- Cá nhân ông có ủng hộ việc thu hẹp dự án?
Tôi nghĩ có lẽ cũng cần kiểm điểm thêm dự án này một chút. Tôi chưa trực tiếp tiếp cận dự án mà cử một thứ trưởng xuống xem xét. Qua phản ánh, nguyện vọng của tỉnh là muốn tiếp tục thực hiện dự án theo kế hoạch vì dự án này gắn với Hà Nội.
- Trong bối cảnh bất động sản hiện nay cung vượt cầu, việc thu hẹp dự án khu đô thị này cũng khá xác đáng?
Dự án này kéo dài đến 2020, giờ nói như vậy thì hơi sớm, tình hình có khả năng sẽ chuyển biến. Tôi cho rằng nhu cầu phát triển đô thị cũng rất xác đáng, cần thiết.
- Như ông nói tại phiên chất vấn ngày 13/6, việc phát triển đô thị thường tính khả năng giữ đất 5-10 năm, nhiều dự án gây lãng phí vì chiếm dụng đất đến cả 20 năm. Dự án ở Văn Giang có phải là một trường hợp như vậy?
Quyết định dự án đến 2020 thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Dự án này không thể làm ngay, làm nhanh hơn được vì quy mô lớn.
- Dự án kéo dài như vậy, việc lấy đất có thể tiến hành từ từ được không để người dân đỡ mất đất sản xuất?
Dự án này tới hơn 500ha, trong đó có 55ha làm đường, còn lại liên quan đến khu đô thị, nhưng thực tế hiện nay mới thu hồi 129ha. Đất chưa thu hồi người dân vẫn đang sản xuất.
Sẵn sàng đối thoại với người dân Văn Giang
- Bản thân Bộ trưởng có sẵn sàng đối thoại với người dân Văn Giang?
Sẵn sàng, không có vấn đề gì. Vừa rồi tôi đã cử một đoàn công tác do một thứ trưởng dẫn đầu xuống tìm hiểu, nắm tình hình.
Thực ra cưỡng chế là việc rất bình thường, tại sao chúng ta lại quá nặng nề. Nhưng cưỡng chế phải có lý do và tổ chức cưỡng chế như thế nào, còn người dân có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật về đất đai.
Theo tôi trong cưỡng chế cần nhất là sự đồng thuận của dân. Chúng ta cùng suy nghĩ về một hướng, một mục tiêu chung. Làm gì thì làm, cuối cùng vẫn là lợi ích của dân. Chính quyền là đại diện của dân, ta làm mà không hướng về người dân thì vô nghĩa.
- Qua vấn đề ở dự án này, ông thấy có yêu cầu nào đối với việc sửa luật Đất đai?
Việc này chúng tôi đang nghiên cứu và tuần sau sẽ thảo luận cụ thể. Những vấn đề đang vướng mắc, tồn tại nhất về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng sẽ được nghiên cứu rất rõ khi sửa luật.
Những vụ việc vừa rồi là bài học cho chúng ta. Tới đây việc giao đất cho các nhà đầu tư phải thực hiện rất chặt chẽ, theo hướng tăng hoạt động của quỹ phát triển quỹ đất của tỉnh, trên cơ sở đất sạch mời nhà đầu tư vào chứ không giao đất như thời gian vừa qua.
Theo Vietnamnet