Theo UBTV Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho dân.
Trước phiên chất vấn diễn ra vào ngày 13/6 tới, Ủy ban TVQH đã gửi tới các vị ĐB báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.
Theo Ủy ban TVQH, qua theo dõi kiến nghị và trả lời kiến nghị của cử tri tại nhiều kỳ họp QH, Ủy ban TVQH đã giao Ban Dân nguyện giúp tổ chức giám sát 2 vấn đề, trong đó có việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Kết quả giám sát cho thấy, mặc dù chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân là đúng đắn, ngày càng hoàn thiện, một số địa phương có cách làm đáng hoan nghênh về việc hỗ trợ dân khi thu hồi đất… song “tại nhiều khu tái định cư, đời sống và sản xuất của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn”.
“Qua khảo sát thực tế tại một số khu tái định cư cho thấy, cuộc sống của đa số người dân sau thời hạn hỗ trợ của dự án (khoảng 2 - 3 năm) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cá biệt có nơi rất khó khăn như khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, toàn xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo”, Ủy ban TVQH dẫn chứng.
Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp, không có việc làm cũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều vùng thu hồi đất, tái định cư. Theo số liệu thống kê của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, từ năm 2006 đến 2010, có hơn 298.000 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng chỉ có gần 178.000 lao động có việc làm.
Cũng theo cơ quan giám sát, một thực tế gây bức xúc cho người dân là chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất (từ đất nông nghiệp) và giá bán của nhà đầu tư trên thị trường (sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Ví dụ được cơ quan giám sát dẫn ra là theo Nghị định số 123 Chính phủ ban hành năm 2007 thì khung giá đất nông nghiệp trồng cây hằng năm từ 4.000 đồng/m2 đến 13.500 đồng/m2 được xác định làm giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Trong khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì giá trị được đẩy lên hàng chục lần, có nơi từ 30 - 50 triệu đồng/m2.
Từ kết quả giám sát này, Ủy ban TVQH đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dân, trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho dân, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, DN và người dân bị thu hồi đất. Đồng thời, quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất.
Theo Ủy ban TVQH, qua theo dõi kiến nghị và trả lời kiến nghị của cử tri tại nhiều kỳ họp QH, Ủy ban TVQH đã giao Ban Dân nguyện giúp tổ chức giám sát 2 vấn đề, trong đó có việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Người dân rất bức xúc vì chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường thu hồi đất nông nghiệp và giá bán trên thị trường, sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Kết quả giám sát cho thấy, mặc dù chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân là đúng đắn, ngày càng hoàn thiện, một số địa phương có cách làm đáng hoan nghênh về việc hỗ trợ dân khi thu hồi đất… song “tại nhiều khu tái định cư, đời sống và sản xuất của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn”.
“Qua khảo sát thực tế tại một số khu tái định cư cho thấy, cuộc sống của đa số người dân sau thời hạn hỗ trợ của dự án (khoảng 2 - 3 năm) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cá biệt có nơi rất khó khăn như khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, toàn xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo”, Ủy ban TVQH dẫn chứng.
Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp, không có việc làm cũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều vùng thu hồi đất, tái định cư. Theo số liệu thống kê của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, từ năm 2006 đến 2010, có hơn 298.000 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng chỉ có gần 178.000 lao động có việc làm.
Cũng theo cơ quan giám sát, một thực tế gây bức xúc cho người dân là chênh lệch quá cao giữa giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất (từ đất nông nghiệp) và giá bán của nhà đầu tư trên thị trường (sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Ví dụ được cơ quan giám sát dẫn ra là theo Nghị định số 123 Chính phủ ban hành năm 2007 thì khung giá đất nông nghiệp trồng cây hằng năm từ 4.000 đồng/m2 đến 13.500 đồng/m2 được xác định làm giá bồi thường cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Trong khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì giá trị được đẩy lên hàng chục lần, có nơi từ 30 - 50 triệu đồng/m2.
Từ kết quả giám sát này, Ủy ban TVQH đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dân, trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho dân, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, DN và người dân bị thu hồi đất. Đồng thời, quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất.
Theo Thanh niên