Đánh đúng phân khúc thị trường đang thiếu hụt, nhiều chủ đầu tư đã chuyển đổi sang xây dựng nhà chung cư giá trung bình 14-18 triệu đồng/m2. Trong khi đó, nhiều dự án nhà thu nhập thấp đang được chào bán với mức giá thấp hơn 1-2 triệu đồng/m2.
Nhiều ý kiến cho rằng, sắp tới thị trường chứng khiến sự cạnh tranh khốc liệt phân khúc này khi nguồn cung tiếp tục pha loãng.
Chung cư cao ốc đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệtBội thực nguồn cung
Chung cư cao cấp ế ấm, sản phẩm làm ra không có người mua. Cực chẳng đã nhiều chủ đầu tư đổi hướng xây dựng các chung cư có mức giá bình dân từ 14-18 triệu đồng/m2, với diện tích nhỏ để phù hợp với nguồn cầu thị trường vốn đang bị bỏ ngỏ.
Sự chuyển hướng dường như tạo nên làn sóng khi chỉ trong vòng 2 tháng nay, hơn 10 dự án giá rẻ liên tiếp chào hàng.
Đơn cử như Dự án Dream Town (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) được chào bán với mức giá là 17,8 triệu đồng/m2, chưa gồm VAT. Dự án An Bình Tower do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tung ra thị trường với mức giá “sốc”, 1,3 tỷ đồng/căn hộ.
Một dự án trên đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai - Hà Nội) vừa gây sốc trên thị trường khi hạ giá xuống chỉ còn hơn 12 triệu đồng/m2. Dự án chung cư Sails Tower được chào bán với mức giá dưới 18 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ từ 77,2 - 107,8m2…
Theo tìm hiểu riêng phóng viên, mặc dù nhiều dự án chung cư giá rẻ được mở bán nhưng lượng hấp thụ sản phẩm vẫn còn rất khiêm tốn bởi nguyên nhân nhiều dự án chung cư có vị trí cách xa trung tâm. Thêm vào đó, hầu hết các dự án mới đang trong giai đoạn triển khai móng vì vậy khó thu hút khách hàng trong bối cảnh này bởi sự chậm chễ trong việc thực hiện dự án của nhiều chủ đầu tư đã khiến cho khách hàng mất niềm tin và khá thận trọng khi lựa chọn nhưng dự án đang triển khai.
Thêm vào đó, phân khúc chung cư giá mềm đang đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều dự án nhà thu nhập thấp đang rầm rộ triển khai và không ít người đang lo ngại căn hộ thu nhập thấp rồi đây cũng phải “bán tháo” giống như một số dự án chung cư thương mại vừa qua.
Thực tế cho thấy, các dự án nhà thu nhập thấp đang bị rơi vào tình cảnh thất bại khi lượng hàng ế, tồn kho lên đến cả nghìn căn hộ. Mà nguyên nhân chính của sự ế ẩm này vẫn là giá nhà được chào bán mức cao 11-13 triệu đồng/m2.
Đơn cử, dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng của Công ty Xây dựng số 3 mở bán đợt 2 nhưng chỉ có 30 người đăng ký tham gia bốc thăm, trên tổng số hơn 100 căn hộ doanh nghiệp này mở bán nhưng vẫn chưa có người đăng ký.
Tại dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá của Viglacera, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn, khi chỉ có 15 người đến ký hợp đồng mua căn hộ trong số hàng trăm căn hộ được doanh nghiệp này chào bán đợt 2.
Đó là chưa kể đến hàng loạt các dự án chung cư mini đã mọc lên như nấm sau khi có sự công nhận về mặt pháp lý. Đa phần các căn hộ chung cư mini tại các quận, huyện Hà Nội được chào bán mức 600-1,2 tỷ đồng/căn.
Áp lực cạnh tranh
Trước sự bùng nổ nguồn cung, nhiều ý kiến lo ngại điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa những dự án trong phân khúc này.
Đại diện một chủ đầu tư dự án bất động sản cho rằng, các chủ đầu tư đang có sự thay đổi và cân nhắc điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, do sự thay đổi diễn ra cùng vào thời điểm vì vậy để dành thắng lợi các chủ đầu tư sẽ buộc phải cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần.
“Mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp nên sức tiêu thụ sản phẩm bất động sản khá yếu. Khi mua nhà đất, khách hàng luôn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, nhưng việc vay được vốn ngân hàng hiện đang rất khó. Vì vậy, phân khúc này vẫn phải đối mặt với nhiều chướng ngại vật” vị này cho biết.
Ông Peter Ryder - CEO Indochina Capital cho rằng, thời gian vừa qua không chỉ riêng về phân khúc bất động sản cao cấp mà tất cả các phân khúc bất động sản khác cũng đang trong tình trạng cũng đã vượt cầu.
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như lạm phát, ngân hàng tăng lãi suất hay khả năng tín dụng của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này đã tác động làm thị trường khó khăn như vậy, nhưng điểm mấu chốt hiện nay là tính cạnh tranh của chính sản phẩm của dự án. Nếu sản phẩm có vị trí tốt, thiết kế tốt, giá phù hợp thì vẫn có chỗ đứng trên thị trường.
Mặc dù vậy, nhưng nhiều chủ đầu tư dự án vẫn tỏ ra khá lạc quan ông Nguyễn Trọng Ký - Phó tổng giám đốc Techcovina cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng việc làm dự án và bán cho người tiêu dùng giá thấp hơn để người tiêu dùng có thể chấp nhận. Người tiêu dùng có nhu cầu thực còn rất nhiều, và người ta kỳ vọng được vay để mua sản phẩm nhà ở thực.
Chung cư cao ốc đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt
Chung cư cao cấp ế ấm, sản phẩm làm ra không có người mua. Cực chẳng đã nhiều chủ đầu tư đổi hướng xây dựng các chung cư có mức giá bình dân từ 14-18 triệu đồng/m2, với diện tích nhỏ để phù hợp với nguồn cầu thị trường vốn đang bị bỏ ngỏ.
Sự chuyển hướng dường như tạo nên làn sóng khi chỉ trong vòng 2 tháng nay, hơn 10 dự án giá rẻ liên tiếp chào hàng.
Đơn cử như Dự án Dream Town (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) được chào bán với mức giá là 17,8 triệu đồng/m2, chưa gồm VAT. Dự án An Bình Tower do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tung ra thị trường với mức giá “sốc”, 1,3 tỷ đồng/căn hộ.
Một dự án trên đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai - Hà Nội) vừa gây sốc trên thị trường khi hạ giá xuống chỉ còn hơn 12 triệu đồng/m2. Dự án chung cư Sails Tower được chào bán với mức giá dưới 18 triệu đồng/m2, diện tích căn hộ từ 77,2 - 107,8m2…
Theo tìm hiểu riêng phóng viên, mặc dù nhiều dự án chung cư giá rẻ được mở bán nhưng lượng hấp thụ sản phẩm vẫn còn rất khiêm tốn bởi nguyên nhân nhiều dự án chung cư có vị trí cách xa trung tâm. Thêm vào đó, hầu hết các dự án mới đang trong giai đoạn triển khai móng vì vậy khó thu hút khách hàng trong bối cảnh này bởi sự chậm chễ trong việc thực hiện dự án của nhiều chủ đầu tư đã khiến cho khách hàng mất niềm tin và khá thận trọng khi lựa chọn nhưng dự án đang triển khai.
Thêm vào đó, phân khúc chung cư giá mềm đang đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều dự án nhà thu nhập thấp đang rầm rộ triển khai và không ít người đang lo ngại căn hộ thu nhập thấp rồi đây cũng phải “bán tháo” giống như một số dự án chung cư thương mại vừa qua.
Thực tế cho thấy, các dự án nhà thu nhập thấp đang bị rơi vào tình cảnh thất bại khi lượng hàng ế, tồn kho lên đến cả nghìn căn hộ. Mà nguyên nhân chính của sự ế ẩm này vẫn là giá nhà được chào bán mức cao 11-13 triệu đồng/m2.
Đơn cử, dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng của Công ty Xây dựng số 3 mở bán đợt 2 nhưng chỉ có 30 người đăng ký tham gia bốc thăm, trên tổng số hơn 100 căn hộ doanh nghiệp này mở bán nhưng vẫn chưa có người đăng ký.
Tại dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá của Viglacera, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn, khi chỉ có 15 người đến ký hợp đồng mua căn hộ trong số hàng trăm căn hộ được doanh nghiệp này chào bán đợt 2.
Đó là chưa kể đến hàng loạt các dự án chung cư mini đã mọc lên như nấm sau khi có sự công nhận về mặt pháp lý. Đa phần các căn hộ chung cư mini tại các quận, huyện Hà Nội được chào bán mức 600-1,2 tỷ đồng/căn.
Áp lực cạnh tranh
Trước sự bùng nổ nguồn cung, nhiều ý kiến lo ngại điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh quyết liệt giữa những dự án trong phân khúc này.
Đại diện một chủ đầu tư dự án bất động sản cho rằng, các chủ đầu tư đang có sự thay đổi và cân nhắc điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, do sự thay đổi diễn ra cùng vào thời điểm vì vậy để dành thắng lợi các chủ đầu tư sẽ buộc phải cạnh tranh quyết liệt để dành thị phần.
“Mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp nên sức tiêu thụ sản phẩm bất động sản khá yếu. Khi mua nhà đất, khách hàng luôn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng, nhưng việc vay được vốn ngân hàng hiện đang rất khó. Vì vậy, phân khúc này vẫn phải đối mặt với nhiều chướng ngại vật” vị này cho biết.
Ông Peter Ryder - CEO Indochina Capital cho rằng, thời gian vừa qua không chỉ riêng về phân khúc bất động sản cao cấp mà tất cả các phân khúc bất động sản khác cũng đang trong tình trạng cũng đã vượt cầu.
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như lạm phát, ngân hàng tăng lãi suất hay khả năng tín dụng của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này đã tác động làm thị trường khó khăn như vậy, nhưng điểm mấu chốt hiện nay là tính cạnh tranh của chính sản phẩm của dự án. Nếu sản phẩm có vị trí tốt, thiết kế tốt, giá phù hợp thì vẫn có chỗ đứng trên thị trường.
Mặc dù vậy, nhưng nhiều chủ đầu tư dự án vẫn tỏ ra khá lạc quan ông Nguyễn Trọng Ký - Phó tổng giám đốc Techcovina cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng việc làm dự án và bán cho người tiêu dùng giá thấp hơn để người tiêu dùng có thể chấp nhận. Người tiêu dùng có nhu cầu thực còn rất nhiều, và người ta kỳ vọng được vay để mua sản phẩm nhà ở thực.
Theo vnMedia