Theo Quyết định 1883/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên phạm vi tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860 ha.
Cụ thể, phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo.
Thành phố Vĩnh Yên nhìn từ trên caoĐây là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước với các ngành chủ đạo là: Công nghiệp, dịch vụ, đào tạo – khoa học và du lịch – nghỉ dưỡng; là trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.
Dự báo quy mô dân số đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 đạt khoảng 660.000 người, diện tích đất xây dựng đô thị là 19.330 ha. Đến năm 2030, dân số đạt khoảng 1 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị là 31.860 ha.
Hướng phát triển đô thị gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội
Hướng phát triển đô thị Vĩnh Phúc là gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận.
Theo quy hoạch, trọng điểm giáo dục, giao lưu của đô thị Vĩnh Phúc là ở phía Bắc thành phố Vĩnh Yên và ở thị xã Phúc Yên. Trọng điểm lưu thông hàng hóa phía Đông Tây thành phố Vĩnh Yên. Trọng điểm du lịch nghỉ ngơi hồ Đầm Vạc và Đại Lải. Trọng điểm nước và cây xanh phía Nam thành phố Vĩnh Yên.
Quy hoạch cũng chỉ rõ các trục và ba vùng chức năng đô thị Vĩnh Phúc. Cụ thể, trục liên kết vùng gồm: Đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Lào Cai; đường vành đai 5 Hà Nội nối Thái Nguyên, Sơn Tây và đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
Trục liên kết đô thị gồm: Quốc lộ 2B, quốc lộ 2C nối Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; tỉnh lộ 305 nối với Lập Thạch, Yên Lạc; các trục đường phố nối thành phố Vĩnh Yên – thị xã Phúc Yên…
Ba vùng chức năng của đô thị Vĩnh Phúc là: Vùng các khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, vùng các khu dân cư và vùng các khu công nghiệp tập trung phía Tây Bắc và phía Đông Bắc, Đông Nam của đô thị Vĩnh Phúc.
Thành phố Vĩnh Yên nhìn từ trên cao
Dự báo quy mô dân số đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 đạt khoảng 660.000 người, diện tích đất xây dựng đô thị là 19.330 ha. Đến năm 2030, dân số đạt khoảng 1 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị là 31.860 ha.
Hướng phát triển đô thị gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội
Hướng phát triển đô thị Vĩnh Phúc là gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận.
Theo quy hoạch, trọng điểm giáo dục, giao lưu của đô thị Vĩnh Phúc là ở phía Bắc thành phố Vĩnh Yên và ở thị xã Phúc Yên. Trọng điểm lưu thông hàng hóa phía Đông Tây thành phố Vĩnh Yên. Trọng điểm du lịch nghỉ ngơi hồ Đầm Vạc và Đại Lải. Trọng điểm nước và cây xanh phía Nam thành phố Vĩnh Yên.
Quy hoạch cũng chỉ rõ các trục và ba vùng chức năng đô thị Vĩnh Phúc. Cụ thể, trục liên kết vùng gồm: Đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Lào Cai; đường vành đai 5 Hà Nội nối Thái Nguyên, Sơn Tây và đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
Trục liên kết đô thị gồm: Quốc lộ 2B, quốc lộ 2C nối Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; tỉnh lộ 305 nối với Lập Thạch, Yên Lạc; các trục đường phố nối thành phố Vĩnh Yên – thị xã Phúc Yên…
Ba vùng chức năng của đô thị Vĩnh Phúc là: Vùng các khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, vùng các khu dân cư và vùng các khu công nghiệp tập trung phía Tây Bắc và phía Đông Bắc, Đông Nam của đô thị Vĩnh Phúc.
Sưu tầm Nhadat.vn