UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định hỗ trợ và cấp tạm ứng gần 2 tỷ đồng cho UBND TP. Hội An để tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ tại phố cổ Hội An.
Gần 2 tỷ đồng tu bổ khẩn cấp các di tích ở phố cổ Hội An Cụ thể, cấp hơn 337 triệu đồng để hỗ trợ trùng tu 2 di tích thuộc sở hữu tư nhân, tập thể là nhà số 96 đường Bạch Đằng và nhà số 10 đường Nguyễn Thái Học.
Ngoài ra, cấp tạm ứng từ ngân sách tỉnh hơn 1,56 tỷ đồng để thực hiện cơ chế vay vốn nhằm đầu tư tu bổ, sửa chữa chống xuống cấp các di tích nhà cổ có nguy cơ bị sụp đổ tại khu phố cổ Hội An, gồm nhà số 96 đường Bạch Đằng, nhà số 10 đường Nguyễn Thái Học và nhà số 136 đường Trần Phú. Thời gian tạm ứng đến hết ngày 31/7/2016.
Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.
Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.
Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa - du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách.
Ngoài ra, cấp tạm ứng từ ngân sách tỉnh hơn 1,56 tỷ đồng để thực hiện cơ chế vay vốn nhằm đầu tư tu bổ, sửa chữa chống xuống cấp các di tích nhà cổ có nguy cơ bị sụp đổ tại khu phố cổ Hội An, gồm nhà số 96 đường Bạch Đằng, nhà số 10 đường Nguyễn Thái Học và nhà số 136 đường Trần Phú. Thời gian tạm ứng đến hết ngày 31/7/2016.
Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.
Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.
Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa - du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách.
Theo Chính phủ