Từ 30/11, nếu tự ý cơi nới, xây “chuồng cọp”, chiếm dụng diện tích... làm thay đổi kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư thì chủ hộ sẽ bị phạt tiền đến 60 triệu đồng.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong phần quy định về quản lý chung cư của Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà ở và công sở.
Tại Hà Nội hiện nay, tình trạng tự ý xây “chuồng cọp” xuất hiện ở hầu khắp các khu chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn thành phố như: Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa - Nhân Chính; Văn Chương; Kim Liên (quận Đống Đa); Thành Công (quận Ba Đình); các khu Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc; (quận Thanh Xuân)… Không chỉ vậy, tại các tòa nhà cao tầng mới đưa vào sử dụng cũng xảy ra tình trạng này.
Tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân), nơi tập trung nhiều toà chung cư cao tầng như N2E, N2D, N3, N6 được xem là hiện đại của Hà Nội. Thế nhưng, chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân đã cơi nới, xây “chuồng cọp” ở hầu hết các tòa nhà chung cư ở đây.
Hầu hết các “chuồng cọp” đều được làm khá kiên cố. Phần khung được làm bằng sắt và hàn, gắn cố định vào tường, với đủ loại kích cỡ, chủng loại, màu sắc. Trao đổi với PV, một số hộ dân cho biết, việc làm “chuồng cọp” là biện pháp bất đắc dĩ mà thôi, điều kiện kinh tế hạn chế, khó khăn, trong khi đó nhu cầu về chỗ ở cao nên họ mới cơi nới để có thêm diện tích ở.
Tình trạng cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” trên ban công ở các toà nhà chung cư cao tầng không chỉ làm phá vỡ kiến trúc của tòa nhà, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng chịu lực, độ an toàn của nhà chung cư, làm xấu cảnh quan đô thị mà còn gây nguy hiểm cho các hộ dân bên dưới.
Điều đáng nói, tình trạng cơi nới chung cư diễn ra ngày càng phổ biến tại các tòa nhà chung cư ở các khu đô thị nhưng đến nay các cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vi phạm. Nhiều tổ quản lý nhà cho rằng, do các hộ dân lén lút cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” nên chỉ đến khi xuất hiện vi phạm mới biết? Tuy nhiên, việc cơi nới này không phải là chuyện làm trong một sớm một chiều, làm bí mật, bất ngờ đến nỗi những người có trách nhiệm không kịp trở tay. Bởi quá trình thi công cũng phải mất vài ngày, thậm chí hàng tuần và diễn ra công khai.
Việc thiếu sự quản lý chặt chẽ ngay từ đầu, đã làm xảy ra tình trạng bùng nổ các dạng “chuồng cọp” như hiện nay. Rất nhiều người dân đặt câu hỏi, phải chăng, ban quản lý các khu chung cư, chính quyền sở tại đã làm ngơ cho vi phạm xảy ra? Bên cạnh đó, những bất cập trong khâu quản lý các khu chung cư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơi nới tràn lan này.
Trong khi đơn vị quản lý và vận hành các khu chung cư chỉ có trách nhiệm phát hiện, nhắc nhở, lập biên bản vi phạm và yêu cầu dỡ bỏ. Còn việc xử lý, cưỡng chế dỡ bỏ khi có vi phạm lại là trách nhiệm của chính quyền phường, chính quyền quận.
Thiết nghĩ, nếu không có sự phối hợp tốt để xử lý dứt điểm những vi phạm cơi nới, buông lỏng quản lý, làm ngơ cho vi phạm thì việc giải quyết dứt điểm tình trạng tự ý xây “chuồng cọp” là rất khó, cho dù nghị định quy định mức phạt có tăng cao.
Tại Hà Nội hiện nay, tình trạng tự ý xây “chuồng cọp” xuất hiện ở hầu khắp các khu chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn thành phố như: Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa - Nhân Chính; Văn Chương; Kim Liên (quận Đống Đa); Thành Công (quận Ba Đình); các khu Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc; (quận Thanh Xuân)… Không chỉ vậy, tại các tòa nhà cao tầng mới đưa vào sử dụng cũng xảy ra tình trạng này.
Tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân), nơi tập trung nhiều toà chung cư cao tầng như N2E, N2D, N3, N6 được xem là hiện đại của Hà Nội. Thế nhưng, chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân đã cơi nới, xây “chuồng cọp” ở hầu hết các tòa nhà chung cư ở đây.
Hầu hết các “chuồng cọp” đều được làm khá kiên cố. Phần khung được làm bằng sắt và hàn, gắn cố định vào tường, với đủ loại kích cỡ, chủng loại, màu sắc. Trao đổi với PV, một số hộ dân cho biết, việc làm “chuồng cọp” là biện pháp bất đắc dĩ mà thôi, điều kiện kinh tế hạn chế, khó khăn, trong khi đó nhu cầu về chỗ ở cao nên họ mới cơi nới để có thêm diện tích ở.
Việc tự ý cơi nới, làm “chuồng cọp” gây mất an toàn của nhà chung cư và làm xấu cảnh quan đô thị (Nhà N6A khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính).
Tình trạng cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” trên ban công ở các toà nhà chung cư cao tầng không chỉ làm phá vỡ kiến trúc của tòa nhà, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng chịu lực, độ an toàn của nhà chung cư, làm xấu cảnh quan đô thị mà còn gây nguy hiểm cho các hộ dân bên dưới.
Điều đáng nói, tình trạng cơi nới chung cư diễn ra ngày càng phổ biến tại các tòa nhà chung cư ở các khu đô thị nhưng đến nay các cơ quan quản lý vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vi phạm. Nhiều tổ quản lý nhà cho rằng, do các hộ dân lén lút cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” nên chỉ đến khi xuất hiện vi phạm mới biết? Tuy nhiên, việc cơi nới này không phải là chuyện làm trong một sớm một chiều, làm bí mật, bất ngờ đến nỗi những người có trách nhiệm không kịp trở tay. Bởi quá trình thi công cũng phải mất vài ngày, thậm chí hàng tuần và diễn ra công khai.
Việc thiếu sự quản lý chặt chẽ ngay từ đầu, đã làm xảy ra tình trạng bùng nổ các dạng “chuồng cọp” như hiện nay. Rất nhiều người dân đặt câu hỏi, phải chăng, ban quản lý các khu chung cư, chính quyền sở tại đã làm ngơ cho vi phạm xảy ra? Bên cạnh đó, những bất cập trong khâu quản lý các khu chung cư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơi nới tràn lan này.
Trong khi đơn vị quản lý và vận hành các khu chung cư chỉ có trách nhiệm phát hiện, nhắc nhở, lập biên bản vi phạm và yêu cầu dỡ bỏ. Còn việc xử lý, cưỡng chế dỡ bỏ khi có vi phạm lại là trách nhiệm của chính quyền phường, chính quyền quận.
Thiết nghĩ, nếu không có sự phối hợp tốt để xử lý dứt điểm những vi phạm cơi nới, buông lỏng quản lý, làm ngơ cho vi phạm thì việc giải quyết dứt điểm tình trạng tự ý xây “chuồng cọp” là rất khó, cho dù nghị định quy định mức phạt có tăng cao.
Theo PetroTimes