Đã có khung pháp lý xử lý vi phạm trong xây dựng, kinh doanh BĐS. Theo Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, Nghị định 121 của Chính phủ sẽ tạo hành lang pháp lý minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể, với những quy định rõ ràng, mức tiền phạt chi tiết, đúng người, đúng tội.
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, 9 tháng đầu năm 2013, thành phố đã xảy ra 3.034 trường hợp vi phạm xây dựng nhà không phép, sai phép. Các đoàn thanh tra của Sở khi kiểm tra thực tế dự án hay công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, thường gặp các vi phạm xây vượt tầng cho phép, cơi nới không gian chung cư trái quy định. Lấn chiếm không gian xung quanh nhà ở, xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng…
Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, vật liệu xây dựng cũng vướng nhiều sai phạm như hoạt động ngoài chuyên môn cho phép. Không có chức năng kinh doanh BĐS nhưng vẫn thực hiện…
Những sai phạm này trước đây gặp nhiều vướng mắc khi ra quyết định xử lý vì chưa có khung pháp lý cụ thể, đủ sức răn đe với đối tượng vi phạm. Vì vậy, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
Theo Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, Nghị định 121 của Chính phủ sẽ tạo hành lang pháp lý minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể, với những quy định rõ ràng, mức tiền phạt chi tiết, đúng người, đúng tội.
Những sai phạm thường gặp cũng được quy phạm pháp luật điều chỉnh chi tiết như: quảng cáo, viết vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định, xả rác thải, nước thải, khí thải, gây ô nhiễm môi trường, kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường, kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy… Hay việc tự cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian chung cư đều có chế tài bằng xử phạt hành chính và phạt tiền với mức đủ sức răn đe.
Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS sẽ hạn chế được những vướng mắc, khiếu kiện từ các vụ chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS không thông qua sàn giao dịch. Hay các sàn giao dịch BĐS không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, đầy đủ giấy tờ và thông tin liên quan đến BĐS bán.
Đặc biệt là các vi phạm về huy động vốn hoặc mua bán theo hình thức ứng tiền trước trong đầu tư xây dựng đối với dự án phát triển nhà ở, dự án kinh doanh BĐS… đều được Nghị định quy định mức phạt và hình thức khắc phục vi phạm rõ ràng, cụ thể.
Ngoài ra, Nghị định 121 còn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở… Đây là tiền đề tốt trong quá trình thị trường BĐS đang dần khôi phục bởi khi có vướng mắc xảy ra, cũng có căn cứ để cơ quan quản lý thực thi nhiệm vụ của mình dễ dàng hơn.
Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở… Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng. Mức phạt tối đa trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2013.
Ảnh minh họa
Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, vật liệu xây dựng cũng vướng nhiều sai phạm như hoạt động ngoài chuyên môn cho phép. Không có chức năng kinh doanh BĐS nhưng vẫn thực hiện…
Những sai phạm này trước đây gặp nhiều vướng mắc khi ra quyết định xử lý vì chưa có khung pháp lý cụ thể, đủ sức răn đe với đối tượng vi phạm. Vì vậy, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
Theo Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, Nghị định 121 của Chính phủ sẽ tạo hành lang pháp lý minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể, với những quy định rõ ràng, mức tiền phạt chi tiết, đúng người, đúng tội.
Những sai phạm thường gặp cũng được quy phạm pháp luật điều chỉnh chi tiết như: quảng cáo, viết vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định, xả rác thải, nước thải, khí thải, gây ô nhiễm môi trường, kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường, kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy… Hay việc tự cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian chung cư đều có chế tài bằng xử phạt hành chính và phạt tiền với mức đủ sức răn đe.
Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS sẽ hạn chế được những vướng mắc, khiếu kiện từ các vụ chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS không thông qua sàn giao dịch. Hay các sàn giao dịch BĐS không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, đầy đủ giấy tờ và thông tin liên quan đến BĐS bán.
Đặc biệt là các vi phạm về huy động vốn hoặc mua bán theo hình thức ứng tiền trước trong đầu tư xây dựng đối với dự án phát triển nhà ở, dự án kinh doanh BĐS… đều được Nghị định quy định mức phạt và hình thức khắc phục vi phạm rõ ràng, cụ thể.
Ngoài ra, Nghị định 121 còn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở… Đây là tiền đề tốt trong quá trình thị trường BĐS đang dần khôi phục bởi khi có vướng mắc xảy ra, cũng có căn cứ để cơ quan quản lý thực thi nhiệm vụ của mình dễ dàng hơn.
Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở… Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỷ đồng. Mức phạt tối đa trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2013.
Theo Thời báo ngân hàng